Giáo án Mĩ thuật 8 chân trời (bản 1) bài 12: Tranh tĩnh vật
Giáo án Bài 12: Tranh tĩnh vật sách Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo (bản 1). Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo (bản 1). Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 1
Xem video về mẫu Giáo án Mĩ thuật 8 chân trời (bản 1) bài 12: Tranh tĩnh vật
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm bản 1
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/ ...
BÀI 12: TRANH TĨNH VẬT
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được tỉ lệ, độ đậm nhạt, hình khối và không gian phức hợp trong bài vẽ. Nêu được cách vẽ nhóm mẫu vật có dạng khối trụ, khối cầu, khối lập phương bằng quan sát thực tế.
- Vẽ và diễn tả được hình khối của đồ vật có tỉ lệ phù hợp với mẫu vật bằng bút chì.
- Có khả năng vận dụng kĩ năng diễn tả các đồ vật, vật dụng trong các trường hợp khác ở trạng thái tĩnh.
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của đồ vật và giá trị thẩm mĩ của tranh tĩnh vật trong cuộc sống.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày chia sẻ nhận xét sản phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo SPMT.
Năng lực riêng:
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nhận biết được tỉ lệ, độ đậm nhạt, hình khối và không gian phức hợp trong bài vẽ. Nêu được cách vẽ nhóm mẫu vật có dạng khối trụ, khối cầu, khối lập phương bằng quan sát thực tế.
- Sáng tạo và ứng dụng mĩ thuật: Vẽ và diễn tả được hình khối của đồ vật có tỉ lệ phù hợp với mẫu vật bằng bút chì. Có khả năng vận dụng kĩ năng diễn tả các đồ vật, vật dụng trong các trường hợp khác ở trạng thái tĩnh.
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của đồ vật và giá trị thẩm mĩ của tranh tĩnh vật trong cuộc sống.
- Phẩm chất
- Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo.
- Yêu nước và trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Mĩ thuật 8 – bản 1.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Mĩ thuật 8 bản 1.
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, que đo, vải nền, mẫu vật dạng khối trụ, khối cầu và khối lập phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Quan sát – nhận thức về họa tiết trang trí bằng chấm
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS quan sát hình minh họa trong mục 1 - SGK.52 và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: tên đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu, khối lập phương; hướng chiếu sáng vào đồ vật; các độ đậm nhạt trên đồ vật.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu các bức hình sau và đặt câu hỏi cho HS:
Quan sát hình và cho biết:
+ Tên đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu, khối lập phương.
+ Hướng chiếu sáng vào đồ vật trong mỗi hình.
+ Các độ đậm nhạt có trên đồ vật.
- GV nêu câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận:
+ Đồ vật nào trong hình có dạng khối lập phương?
+ Đồ vật nào trong hình có dạng khối trụ?
+ Đồ vật nào trong hình có dạng khối tròn?
+ Đồ vật nào được kết hợp bởi các hình khối khác nhau? Đó là những hình khối nào?
+ Hướng chiếu sáng lên các đồ vật là hướng nào?
+ Dưới tác động của ánh sáng, đồ vật có độ đậm nhạt như thế nào? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
Gợi ý: Tên đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu, khối lập phương: bình giữ nhiệt, bình hoa, khối gỗ, bình trà, quả cam, quyển sách.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tranh tĩnh vật là những bức tranh vẽ về các vật “tĩnh” như hoa quả, bình hoa, đồ vật. Đây thường là các đồ dùng, vật dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Các đồ vật này có thể đến từ tự nhiên: hoa, quả, đồ chơi,… hoặc nhân tạo: đồng hồ, sách, ly, lọ hoa,… Chúng được sắp xếp theo một bố cục đã định sẵn của hoạ sĩ. Để tìm hiểu rõ hơn về cách vẽ tranh tĩnh vật, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 12: Tranh tĩnh vật.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh tĩnh vật có ba vật mẫu
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình minh họa và chỉ ra cách vẽ tranh tĩnh vật có ba vật mẫu có dạng khối trụ, khối cầu, khối lập phương.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS quan sát hình minh họa trong mục 2 - SGK.53 và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS biết cách vẽ tranh tĩnh vật có ba vật mẫu.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình minh họa – SGK tr.53 và trả lời câu hỏi: + Nêu các bước vẽ tranh tĩnh vật với mẫu vật dạng khối trụ, khối cầu mà em đã học ở lớp 7. + Điểm giống nhau và khác nhau giữa bài vẽ tranh tĩnh vật ở lớp 7 so với lớp 8 làm gì? + Xác định bố cục hình vẽ trên giấy được thực hiện ở bước thứ mấy? - GV gợi ý để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước vẽ tranh tĩnh vật có ba mẫu vật. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK mục 2 - SGK tr.53 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về: Cách vẽ tranh tĩnh vật có ba mẫu vật. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận và nhấn mạnh: Để diễn tả hình khối và chất cảm của vật mẫu dưới tác động của ánh sáng trong một không gian phức hợp cần thể hiện được các sắc độ đậm nhạt chính: + Đậm nhạt trên mẫu vật. + Đậm nhạt do bóng đổ của mẫu vật. + Đậm nhạt do sự phản chiếu của ánh sáng tới mẫu vật. - GV chuyển sang Hoạt động mới. | 2. Cách vẽ tranh tĩnh vật có ba vật mẫu - Có 4 bước để vẽ tranh tĩnh vật có ba vật mẫu: + Bước 1: Đo tỉ lệ chiều ngang so với chiều cao của toàn bộ vật mẫu để xác định bố cục khung hình các vật mẫu trên giấy. + Bước 2: Xác định tỉ lệ các bộ phận của mẫu và vẽ phác hình. + Bước 3: Vẽ hình và mảng đậm nhạt, xác định hướng chiếu sáng lên vật mẫu và bóng đổ trên nền. + Bước 4: Diễn tả khối và hình chi tiết, không gian của vật mẫu bằng đậm nhạt, hoàn thiện bài vẽ. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 3: Vẽ ba mẫu vật dạng khối trụ, khối cầu và khối lập phương
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành vẽ ba mẫu vật dạng khối trụ, khối cầu và khối lập phương để diễn tả hình khối, hướng chiếu sáng lên các mẫu vật trong không gian phức hợp có tỉ lệ phù hợp với nhau bằng bút chì.
- Nội dung: GV nêu nhiệm vụ và HS thực hành nhiệm vụ.
- Sản phẩm học tập: Sản phẩm mĩ thuật của HS.
- Tổ chức hoạt động:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm bản 1
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây