Kênh giáo viên » Công nghệ 11 » Giáo án powerpoint công nghệ 11

Giáo án powerpoint công nghệ 11

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint công nghệ 11. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn công nghệ 11 của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint công nghệ 11
Giáo án powerpoint công nghệ 11
Giáo án powerpoint công nghệ 11
Giáo án powerpoint công nghệ 11
Giáo án powerpoint công nghệ 11
Giáo án powerpoint công nghệ 11
Giáo án powerpoint công nghệ 11
Giáo án powerpoint công nghệ 11

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint công nghệ 11

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

1. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG CÔNG NGHỆ 10

Chương 1: Vẽ kĩ thuật cơ sở

  • Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
  • Bài 2: Hình chiếu vuông góc
  • Bài 3: Thực hành: Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
  • Bài 4: Mặt cắt và hình cắt
  • Bài 5: Hình chiếu trục đo
  • Bài 6: Thực hành: Biểu diễn vật thể
  • Bài 7: Hình chiếu phối cảnh

Chương 2: Vẽ kĩ thuật ứng dụng

  • Bài 8: Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật
  • Bài 9: Bản vẽ cơ khí
  • Bài 10: Thực hành: Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản
  • Bài 11: Bản vẽ xây dựng
  • Bài 12: Thực hành: Bản vẽ xây dựng
  • Bài 13: Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính
  • Bài 14: Ôn tập phần - Vẽ kĩ thuật

Chương 3: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi

  • Bài 15: Vật liệu cơ khí
  • Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi

Chương 4: Công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hóa trong chế tạo cơ khí

  • Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại
  • Bài 18: Thực hành: Lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết đơn giản trên máy tiện
  • Bài 19: Tự động hóa trong chế tạo cơ khí

Chương 5: Đại cương về động cơ đốt trong

  • Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong
  • Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong

Chương 6: Cấu tạo của động cơ đốt trong

  • Bài 22: Thân máy và nắp máy
  • Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
  • Bài 24: Cơ cấu phân phối khí
  • Bài 25: Hệ thống bôi trơn
  • Bài 26: Hệ thống làm mát
  • Bài 27: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng
  • Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
  • Bài 29: Hệ thống đánh lửa
  • Bài 30: Hệ thống khởi động
  • Bài 31: Thực hành: Tìm hiểu cấu tạo của động cơ đốt trong

Chương 7: Ứng dụng động cơ đốt trong

  • Bài 32: Khái quát về ứng dụng của động cơ đốt trong
  • Bài 33: Động cơ đốt trong dùng cho ô tô
  • Bài 34: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy
  • Bài 35: Động cơ đốt trong dùng cho tàu thủy
  • Bài 36: Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp
  • Bài 37: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện
  • Bài 38: Thực hành: Vận hành và bảo dưỡng động cơ đốt trong
  • Bài 39: Ôn tập phần - Chế tạo cơ khí và Động cơ đốt trong

2. GIÁO ÁN WORD BÀI

CHƯƠNG I

VẼ KỸ THUẬT CƠ SỞ

BÀI 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT

  1. Mục tiêu
  2. Kiến thức: Qua bài học HS cần:

- Hiểu được nội dung cơ bản của các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật.

- Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. 1. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 1 SGK.

- Đọc các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn Quốc tê (TCQT) về trình bày bản vẽ kỹ thuật.

- Xem lại bài 2 sách Công nghệ 8.

Đồ dùng dạy học:

- Tranh vẽ phóng to hình 1.3; 1.4; 1.5 SGK, bộ thước vẽ kĩ thuật .

  1. HS: đọc trước nội dung bài 1 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Thông qua hình ảnh hoặc video để tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của HS với những kiến thức mới.
  3. b) Nội dung: HS lắng nghe trả lời câu hỏi của GV
  4. c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm làm việc.

- Hướng dẫn các em đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh hoặc video trả lời các câu hỏi của giáo viên:

+ Em hãy cho biết hình ảnh trên cho biết gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của HS

Chỉnh sửa sai sót kịp thời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Hướng dẫn HS báo cáo, thảo luận

-GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp

-GV, xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.

Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức.

Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa về tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.

  1. a) Mục tiêu: Hs hiểu được ý nghĩa về tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV nhắc lại về vai trò, ý nghĩa của bản vẽ kĩ thuật (BVKT).

- Tại sao bản vẽ kĩ thuật phải được xây dựng theo quy tắc thống nhất?

GV giới thiệu vắn tắt về tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn Quốc Tế (TCQT) về BVKT.

- Tại sao nói bản vẽ kỹ thuật là “ngôn ngữ” kỹ thuật?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Trả lời các câu hỏi của GV

+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS báo cáo kết quả

- Vì bản vẻ kỹ thuật là “ngôn ngữ” chung dùng cho kỹ thuật.

Bước 4: Kết luận, nhận định: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS

GV chốt lại kiến thức

Ý nghĩa của tiêu chuẩn BVKT:

-BVKT là phương tiện trong lĩnh vực kĩ thuật và đã trỏ thành “ngôn ngữ” chung dùng cho kĩ thuật. Vì vậy, nó phải được xây dựng theo các quy tắc thống nhất được quy định trong các tiêu chuẩn về BVKT.

 

 

 

Hoạt động 2: Giới thiệu về khổ giấy.

  1. a) Mục tiêu: Hs tìm hiểu về khổ giây
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Vì sao bản vẽ phải vẽ theo các khổ giấy nhất đinh?

- Việc quy định các khổ giấy có liên quan gì đến các thiết bị sản xuất và in ấn?

- GV cho học sinh quan sát hình 1.1 SGK và đặt câu hỏi?.

- Cách chia các khổ giấy A1, A2, A3, A4 từ khổ A0 như thế nào? Kích thước ra sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát hình 1.2 và nêu cách vẽ khung bản vẽ và khung tên.

+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS báo cáo kết quả

- Quy định khổ giấy để thống nhất quản lý và tiết kiệm trong sản xuất.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chốt lại kiến thức

I. Khổ giấy:

- Có 05 loại khổ giấy, kích thước như sau:

+ A0: 1189 x 841(mm)

+ A1: 841 x 594 (mm)

+ A2: 594 x 420 (mm)

+ A3: 420 x 297 (mm)

+ A4: 297 x 210 (mm)

 

 

 

Hoạt động 3: Giới thiệu tỷ lệ.

  1. a) Mục tiêu: Hs tìm hiểu tỉ lệ
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Từ các ứng dụng thực tế là bản đồ địa lý, đồ thị trong toán học các em đã biết, GV đặt câu hỏi:

?. Thế nào là tỷ lệ bản vẽ?

?. Các loại tỷ lệ?

?. Cho ví dụ minh họa các loại tỷ lệ đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tìm hiểu kiến thức thực hiện nhiệm vụ GV giao

+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS báo cáo kết quả

- Tỷ lệ là tỷ số giữ kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó.

- Có 03 loại tỷ lệ:

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chốt lại kiến thức

II/ Tỷ lệ:

Tỷ lệ là tỷ số giữ kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó.

- Có 03 loại tỷ lệ:

+ Tỷ lệ 1:1 – tỷ lệ nguyên hình

+ Tỷ lệ 1:X – tỷ lệ thu nhỏ

+ Tỷ lệ X:1 – tỷ lệ phóng to

Hoạt động 4: Giới thiệu nét vẽ

  1. a) Mục tiêu: Hs tìm hiểu nét vẽ
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu học sinh xem bảng 1.2 và hình 1.3 SGK để trả lời các câu hỏi:

?. Các nét liền đậm, liền mảnh biểu diễn các đường gì của vật thể?

?. Hình dạng như thế nào?

?. Nét đứt, nét chấm gạch mảnh, nét lượn sóng biểu diễn các đường gì của vật thể?

?. Hình dạng như thế nào?

?. Việc quy định chiều rộng các nét vẽ như thế nào và có liên quan gì đến bút vẽ không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc mục 2 sgk trả lời.

+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Hướng dẫn HS báo cáo, thảo luận

-GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp

-GV, xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chốt lại kiến thức

GV kết luận: Các nét vẽ này được quy định theo TCVN.

- Nét liền đậm: đường bao thấy,

Cạnh thấy

- Nét liền mảnh: đường kích thước,

đường gióng, đướng gạch gạch trên mặt cắt.

- Nét lượn sóng: đường giới hạn một phần hình cắt.

- Nét đứt mảnh: đường bao khuất, cạnh khuất.

- Nét gạch chấm mảnh: đường tâm, đường trục đối xứng

III/ Nét vẽ:

1. Các loại nét vẽ:

- Nét liền đậm:

+ A1: đường bao thấy

+ A2: Cạnh thấy

- Nét liền mảnh:

+ B1: đường kích thước

+ B2: đường gióng

+ B3: đướng gạch gạch trên mặt cắt.

- Nét lượn sóng:

+ C1: đường giới hạn một phần hình cắt.

- Nét đứt mảnh:

+ F1: đường bao khuất, cạnh khuất.

- Nét gạch chấm mảnh:

+ G1: đường tâm

+ G2: đường trục đối xứng

2. Chiều rộng nét vẽ:

0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4 và 2mm. Thường lấy chiều rộng nét đậm bằng 0,5mm và nét mảnh bằng 0,25mm.

Hoạt động 5: Giới thiệu chữ viết

  1. a) Mục tiêu: Hs tìm hiểu chữ viết
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: trên bản vẽ kỹ thuật, ngoài các hình vẽ còn có phần chữ để ghi các kích thướng, ghi kỹ hiệu và các chí thích cần thiếtkhác. Chữ viết cần có yêu cầu gì?

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1.4 và nêu nhận xét kiểu dáng, cấu tạo, kích thước các phần của chữ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc mục IV sgk trả lời.

+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Hướng dẫn HS báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp

- GV, xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chốt lại kiến thức

HS lắng nghe và ghi chép.

IV/ Chữ viết:

1. Khổ chữ:

- Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 14; 20mm.

- Chiều rộng: (d) của nét chữ thường lấy bằng 1/10h.

2. Kiểu chữ:

Thường dùng kiểu chữ đứng (hình 1.4 SGK).

Hoạt động 6: Giới thiệu cách ghi kích thước

  1. a) Mục tiêu: Hs tìm hiểu cách ghi kích thước
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Học sinh quan sát hình 1.5; 1.6 nhận xét các đường ghi kích thước.

- GV nêu tầm quan trọng của việc ghi kích thước, bằng cách đặt câu hỏi:

?. Nếu ghi kích thước trên bản vẽ sai hoặc gây nhầm lẫn cho người đọc thì đưa đến hậu quả như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc sgk trả lời.

+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Hướng dẫn HS báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp

- GV, xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV trình bày các quy định về việc ghi kích thước.

-Dựa vào kích thước thể hiện trên bản vẽ mà nhà sản xuất hay chế tạo sẽ làm ra sản phẩm có kích thước đúng theo yêu cầu.

- Hàng hoá sản xuất ra sai à không sử dụng được, tốn nguyên vật liệu, tốn công dẫn đến thua lỗ

V/ Ghi kích thước:

1. Đường kích thước: Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước (hình 1.5).

2. Đường gióng kích thước: Vẽ bằng nét liền mảnh thường kẻ vuông góc với đường kích thước, vượt quá đường kích thước một đoạn ngắn.

3. Chữ số kích thước: Chỉ trị số kích thước thực (khoảng sáu lần chiều rộng nét).

4. Ký hiệu: Þ, R.

  1. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức trọng tâm của bài giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu kiến thức.
  3. b) Nội dung: - Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp lại kiến thức và ghi nội dung chính vào vở ở nhà.
  4. c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Qua nội dung bài học các em cần nắm các nội dung sau:

- Vì sao bản vẽ kỹ thuật phải được lập theo các tiêu chuẩn?.

- Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật bao gồm những tiêu chuẩn nào?.

  1. HOẠT DỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: giúp các em hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của bản vẽ kĩ thuật.
  3. b) Nội dung: Chia lớp thành 6 nhóm hoạt động về nhà tìm hiểu các nội dung sau:

Vì sao cần có yêu cầu trình bày bản vẽ kĩ thuật

  1. c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm
  2. d) Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS làm các bài tập được giao

HS Hoàn thành các bài tập

* Hướng dẫn về nhà

Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài 1.8, trả lời các câu hỏi trong SGK, đọc trước bài số 2 “Hình chiếu vuông góc”.

Giáo án powerpoint công nghệ 11
Giáo án powerpoint công nghệ 11

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án Công nghệ 11 kì 1 soạn theo công văn 5512

Từ khóa: Giáo án powerpoint công nghệ 11, GA trình công nghệ 11, GA điện tử công nghệ lớp 11

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THPT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay