Kênh giáo viên » Công nghệ 7 » Giáo án powerpoint công nghệ 7

Giáo án powerpoint công nghệ 7

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint công nghệ 7. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn công nghệ 7 của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint công nghệ 7
Giáo án powerpoint công nghệ 7
Giáo án powerpoint công nghệ 7
Giáo án powerpoint công nghệ 7
Giáo án powerpoint công nghệ 7
Giáo án powerpoint công nghệ 7
Giáo án powerpoint công nghệ 7
Giáo án powerpoint công nghệ 7

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint công nghệ 7

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

1. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG CÔNG NGHỆ 7

Phần 1: Trồng trọt

Chương 1: Đại cương về kĩ thuật trồng trọt

  • Bài 1: Vai trò, nhiện vụ của trồng trọt
  • Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần cần đất trồng
  • Bài 3: Một số tính chất của đất trồng
  • Bài 4: Thực Hành : Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản
  • Bài 5: Thực Hành : Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu
  • Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất
  • Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
  • Bài 8: Thực Hành : Nhận biết một số loại phân bón hoá học thông thường
  • Bài 9: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường
  • Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn giống cây trồng
  • Bài 11: Sản xuất vào bảo quản giống cây trồng
  • Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng
  • Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại
  • Bài 14: Thực Hành : Nhận biết một số loại thuốc và nhận biết hiệu quả của thuốc trừ sâu,bệnh hại

Chương 2: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt

  • Bài 15: Làm đất và bón phân lót
  • Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp
  • Bài 17: Thực Hành : Xử lí hạt giống bằng nước ấm
  • Bài 18: Thực Hành : Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống
  • Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng
  • Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản
  • Bài 21: Luân canh, xen canh, tăng vụ
  • Ôn tập phần 1: Trồng trọt

Phần 2: Lâm nghiệp

Chương 1: Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rừng

  • Bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng
  • Bài 23: Làm đất gieo ươm cây rừng
  • Bài 24: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng
  • Bài 25: Thực Hành : Gieo hạt và cấy cây vào bầu đất
  • Bài 26: Trồng cây rừng
  • Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng

Chương 2: Khai thác và bảo vệ rừng

  • Bài 28: Khai thác rừng
  • Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng
  • Ôn tập phần 2: Lâm nghiệp

Phần 3: Chăn nuôi

Chương 1: Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi

  • Bài 30: Vài trò và nhiệm vụ phát triên chăn nuôi
  • Bài 31: Giống vật nuôi
  • Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
  • Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi
  • Bài 34: Nhân giống vật nuôi
  • Bài 35: Thực Hành : Nhận biết và chọn một số giống gà quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều
  • Bài 36: Thực Hành : Nhận biết một số giống lợn ( heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều ?
  • Bài 37: Thức ăn vật nuôi
  • Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi
  • Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
  • Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi
  • Bài 41: Thực Hành : Chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt
  • Bài 42: Thực hành : Chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men
  • Bài 43: Thực Hành : Đánh giá chất lượng thức ăn vật nuôi chế biến bằng phương pháp vi sinh vật.

Chương 2: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

  • Bài 44: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi
  • Bài 45: Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi
  • Bài 46: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi
  • Bài 47: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi
  • Bài 48: Thực Hành : Nhận biết một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm và phương pháp sử dụng vắc xin Niu Cat Xơn phòng bệnh cho gà
  • Ôn tập phần 3: Chăn nuôi

Phần 4: Thủy sản

Chương 1: Đại cương về kĩ thuật nuôi thủy sản

  • Bài 49: Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản
  • Bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản
  • Bài 51: Thực Hành : Xác định nhiệt độ ,độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản
  • Bài 52: Thức ăn của động vật thuỷ sản ( tôm, cá )
  • Bài 53: Thực Hành : Quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thuỷ sản (tôm ,cá )

Chương 2: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản

  • Bài 54: Chăm sóc, quản lý và phòng, trị bệnh cho động vật thuỷ sản ( tôm, cá)
  • Bài 55: Thu hoạch ,bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản
  • Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
  • Ôn tập phần 4: Thủy sản

2. GIÁO ÁN WORD BÀI

PHẦN 1: TRỒNG TRỌT

CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT

Bài 1, 2: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT.

KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt đối với đời sống con người, với việc phát triển ngành Chăn nuôi, ngành Công nghiệp chế biến, ngành Thương mại. Lấy được VD minh họa.

- Trình bày được các nhiệm vụ cơ bản của ngành Trồng trọt trong giai đoạn hiện nay.

- Nêu và giải thích được những biện pháp để của trồng trọt.

- Nêu được khái niệm đất trồng , vai trò và các thành phần của đất đối với cây trồng

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích.

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: kế hoặc dạy học, phiếu học tập, tư liệu về nhiệm vụ của nông nghiệp trong giai đoạn tới, hình 1, 2 sgk

2 - HS: Đọc SGK, xem trước sơ đồ và hình vẽ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs, kích thích học sinh tìm hiểu các vấn đề trong bài học.
  3. b) Nội dung: Hs dựa vào kiến thức cũ để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu: Hãy vận dụng những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân về trồng trọt để trả lời câu hỏi sau:

  1. Trong nông nghiệp có những loại cây trồng nào? Kể tên những sản phẩm cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở địa phương em và nước ta.
  2. Trồng trọt có vai trò như thế nào?
  3. Làm thế nào để trồng trọt đạt kết quả?
  4. Đất trồng là gì ? Kể tên các loại đất trồng mà em biết ?
  5. Đất trồng có vai trò như thế nào đối với cây trồng ?

- HS tiếp nhận

* Bước 2: trong thời gian 3 phút.

- HS suy nghĩ thảo luận trả lời

- GV quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm:

Hs trình bày theo ý hiểu của mình

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền nông nghiệp ở nước ta. Vậy trồng trọt có vai trò và nhiệm vụ như thế nào? Các thành phần và tính chất của đất trồng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 và bài 2 để hiểu rõ vấn đề này .

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ngành trồng trọt trong nền kinh tế.

  1. a) Mục tiêu: Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt đối với đời sống con người, với việc phát triển ngành Chăn nuôi, ngành Công nghiệp chế biến, ngành Thương mại. Lấy được VD minh họa.
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS trình bày miệng.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Giới thiệu hình 1 SGK cho học sinh.

GV yêu cầu: Quan sát Hình 1- SGK trang 5 em và các bạn trong nhóm hãy thảo luận: Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? Cho ví dụ về cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp? Liên hệ với nông nghiệp địa phương?

- Hs tiếp nhận

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ thảo luận trả lời câu hỏi

- GV quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn

- Dự kiến trả lời:

- Vai trò: ->

- VD:

Cây lương thực: Lúa, ngô, khoai, sắn...

Cây thực phẩm: Bắp cải, su hào, cà rốt...

Cây công nghiệp: Bạch đàn, keo, cà phê, cao su....

* Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- Hs trình bày nhanh

*Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

Tích hợp: Trồng trọt có vai trò rất lớn trong điều hòa kk và cải tạo môi trường

I. Vai trò của trồng trot

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

- Cung cấp nguyên liệu cho CN.

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt

  1. a) Mục tiêu: Trình bày được các nhiệm vụ cơ bản của ngành Trồng trọt trong giai đoạn hiện nay.
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: phiếu học tập
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập trang 6 sgk, thảo luận và hoàn thành bài tập

- HS tiếp nhận

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận làm bài tập

- GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm

- Dự kiến sản phẩm: 1,2,4,6

* Bước 3: Báo cáo thảo luận

- Đại diện cặp đôi trình bày kết quả thảo luận.

* Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

? Tại sao nhiệm vụ 3, 5 ko phải là nhiệm vụ của trồng trọt ( đó là nhiệm vụ phát triển của nghành chăn nuôi và nghành lâm nghiệp)

G: tổng hợp kết quả thảo luận của các nhóm tóm tắt thành nhiệm vụ của trồng trọt và ghi bảng.

II. Nhiệm vụ của trồng trọt

- Nhiệm vụ 1,2,4,6

-> KL: + Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để đảm bảo đời sống nhân dân, phát triển chăn nuôi và xuất khẩu.

+ Phát triển cây công nghiệp, xuất khẩu.

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu các biện pháp Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt.

  1. a) Mục tiêu: Nêu và giải thích được những biện pháp để Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: trình bày miệng
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV thông báo viết lên bảng: Sản lượng cây trồng trong 1 năm = năng xuất cây trồng/vụ/đơn vị diện tích x Số vụ trong năm x diện tích đất trồng trọt

? Em hãy đề xuất, làm thế nào làm thế nào để tăng năng xuất cây trồng trong vụ? Làm thế nào để có đc nhiều vụ trong năm ? Làm thế nào để tăng diện tích đất canh tác?

- HS tiếp nhận

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Làm việc cá nhân tự do đề xuất

- GV: quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Khai hoang lấn biển, dùng giống ngắn ngày, sử dụng kt tiên tiến...

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- hs trình bày kết quả

*Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

III. Để Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt cần sử dụng những biện pháp gi?

- Khai hoang, lấn biển để tăng diện tích

- Dùng giống ngắn ngày để tăng vụ

- Sử dụng kĩ thuật tiên tiến để nâng cao năng xuất

 

Hoạt dộng 4: Tìm hiểu khái niệm về đất trồng.

  1. a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm đất trồng, vai trò của đất đối với cây trồng
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: phiếu học tập theo cặp đôi
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Đọc thông tin phần I/ trang 7/ sgk thảo luận trả lời câu hỏi:

1. Đất trồng là gì?

2. Đất có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng?

- Hs tiếp nhận

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi

- Giáo viên quan sát các nhóm tl

- Dự kiến sản phẩm: ->

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

Đại diện cặp đôi

*Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

Mở rộng:

1. Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng không? Tại sao? ( ko phải vì thực vật không thể sinh sống trên lớp than đá đc)

GV: Giảng giải cho hs hiểu đc đá đc chuyển thành đất như thế nào?( Đất là sp biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố: khí hậu, sinh vật và con người. Dưới tác động của các yếu tố khí hậu ( nhiệt độ, lượng mưa...) đá bị vỡ vụn thành những mảnh có kt khác nhau. Dưới tác động của nước, các mảnh đá vỡ vụn nêu trên bị phân hủy và giải phóng ra chất khoáng. Đây chính là nguồn thức ăn đầu tiên cho các SV bậc thấp như VK, địa y, rêu, các SV này sống trên bề mặt các mảnh đá sau khi chết đi chúng để lại trên bề mặt các mảnh đá 1 lớp chất hữu cơ. Các chất hữu cơ này là nguồn nguyên liệu tổng hợp lên chất mùn – chất hữu cơ đặc trưng của đất, làm cho đất khác hẳn với đá)

2. Ngoài đất ra cây trồng có thể sống ở môi trường nào? ( môi trường nước có giá đỡ)

IV. Khái niệm về đất trồng

1. Đất trồng là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm

 

 

2. Vai trò của đất trồng

- Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho cây và giữ cho cây đứng vững

 

Hoạt động 5. Thành phần của đất trồng.

  1. a) Mục tiêu: Nêu được các thành phần của đất trồng
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: phiếu học tập nhóm
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc mục II SGK/7 hoạt động nhóm trong thời gian 4 phút để hoàn thành phiếu học tập.

Các thành phần của đất trồng

Vai trò đối với cây trồng

  
  
  

- Hs tiếp nhận

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi

- Giáo viên quan sát các nhóm tl

- Dự kiến sản phẩm: ->

*Bước 3: Báo cáo thảo luận:

Đại diện nhóm

*Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

- GV khái quát bài học.

V. Thành phần của đất trồng

Gồm 3 phần: phần rắn, phần khí, phần lỏng.

- Phần khí (Nitơ, oxi, cacbonic): cung cấp oxi cho cây.

- Phần rắn( gồm thành phần vô cơ, và hữu cơ): cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

- Phần lỏng(nước): cung cấp nước cho cây.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: nắm vững kiến thức để làm bài tâp
  3. b) Nội dung: - GV yêu cầu Hs trả lời câu hỏi

Câu 1: Hãy cho biết trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế ở địa phương em?

Câu 2: Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng?

Câu 3: Đất trồng gồm những thành phần nào? Vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng?

  1. c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập, trả lời bằng miệng
  2. d) Tổ chức thực hiện:

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu Hs trả lời câu hỏi

Câu 1: Hãy cho biết trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế ở địa phương em?

Câu 2: Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng?

Câu 3: Đất trồng gồm những thành phần nào? Vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng?

- Hs tiếp nhận

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

- GV theo dõi

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của hs

*Bước 3: Báo cáo thảo luận:

Hs trả lời nhanh

*Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chiếu kết quả

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  3. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

GV nêu câu hỏi

- Hãy chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về vai trò của đất trồng, thành phần của đất trồng

- Tìm hiểu xem ở địa phương em trồng trọt có vai trò, nhiệm vụ quan trọng như thế nào ?

  1. c) Sản phẩm: HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp
  2. d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu :

- Hãy chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về vai trò của đất trồng, thành phần của đất trồng

- Tìm hiểu xem ở địa phương em trồng trọt có vai trò, nhiệm vụ quan trọng như thế nào ?

- Hs tiếp nhận

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc yêu cầu, về nhà thực hiện

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

Hs thảo luận vào tiết học sau

*Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chiếu kết quả

* Hướng dẫn về nhà:

- Gv yêu cầu về nhà

Tìm hiểu và tự thảo luận với các bạn về các vấn đề sau : Làm thí nghiệm thế nào để chứng minh được: Đất có nước ? Đất có không khí ? Đất có chất rắn ?

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

+ Đọc yêu cầu

+ Về nhà làm thí nghiệm chứng minh

- Đọc và xem trước bài 3/sgk/9: Một số tính chất chính của đất trồng

- Tìm sự khác nhau giữa thành phần cơ giới và thành phần của đất

Giáo án powerpoint công nghệ 7
Giáo án powerpoint công nghệ 7

Thông tin giáo án powerpoint:

  • Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
  • Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh
  • Bàn giao giáo án ngay và luôn

Phí giáo án:

  • 400k/cả năm

CÁCH ĐẶT GIÁO ÁN:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: nhắn tin hoặc gọi điện tới Zalo số: 0386 168 725 để thông báo: tôi đã đặt

=> Giáo án Công nghệ 7 kì 1 soạn theo công văn 5512

Từ khóa: Giáo án powerpoint công nghệ 7, GA trình công nghệ 7, GA điện tử công nghệ lớp 7

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay