Giáo án powerpoint kì 2 môn công dân 6 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint kì 2 môn giáo dục công dân 6 - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn công dân 6 kết nối tri thức của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint kì 2 môn công dân 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công dân 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công dân 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công dân 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công dân 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công dân 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công dân 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công dân 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công dân 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công dân 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công dân 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint kì 2 môn công dân 6 kết nối tri thức


BÀI 11: QUYỀN CƠ BẢN CỦA TRẺ EM

KHỞI ĐỘNG

Bài hát: Quyền trẻ em

Sáng tác: Trịnh Vĩnh Thành

Nghe bài hát Quyền trẻ em và ghi tên các quyền trẻ em được nhắc tới trong bài hát.

Lời 1
Là tuổi nhỏ hôm nay là thế giới ngày mai Chúng em muốn tương lai hành tinh luôn hoa vinh.

Chúng em có quyền được chăm lo

Chúng em có quyền bảo vệ

Chúng em có quyền được tham gia .

Cánh chim sáng dập đường tương lai

Những gì tốt đẹp nhất xin được cho tuổi thơ

Những gì tốt đẹp nhất xin được cho chúng em

Những gì tốt đẹp nhất xin được cho tuổi thơ

Những gì tốt đẹp nhất xin được cho chúng em


Lời 2
Là tuổi nhỏ hôm nay là thế giới ngày mai

Chúng em muốn tương lai hành tinh luôn hoa vinh .

Chúng em có quyền được vui chơi

Chúng em có quyền được đến trường

Chúng em có quyền được tham gia

Cánh chim sáng dập đường tương lai

Những gì tốt đẹp nhất xin được cho tuổi thơ

Những gì tốt đẹp nhất xin được cho chúng em

Những gì tốt đẹp nhất xin được cho tuổi thơ

Những gì tốt đẹp nhất xin được cho chúng em.

  • Nội dung bài hát này đã đề cập đến một số quyền của trẻ em như: quyền được chăm lo, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia, quyền được đến trưởng, quyền được vui chơi.
  • Đây là những quyền mà mỗi trẻ em đều được hưởng.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

KHÁM PHÁ

  1. TÌM HIỂU CÁC NHÓM QUYỀN CƠ BẢN CỦA TRẺ EM

Ngày 2011–1989 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào ngày 20-2-1990.

Căn cứ theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tiếp thu những nội dung của Công ước về quyền trẻ em, Quốc hội đã xây dựng và ban hành Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, trẻ em có bốn nhóm quyền cơ bản sau: Nhóm quyền được sống còn; Nhóm quyền được bảo vệ; Nhóm quyền được phát triển; Nhóm quyền được tham gia.

* Nhóm quyền được sống còn

Em hãy đọc thông tin kết hợp với quan sát các hình ảnh dưới đây để kể tên các quyền trong nhóm quyền được sống còn của trẻ em.

Trẻ em có quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như có nơi ở, được khai sinh, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ. Trẻ em còn non nót về thể chất và tinh thần nên gặp nhiều nguy cơ nhất cho sự sống còn. Vi vậy, rất cần được quan tâm, chăm sóc về dinh dưỡng, y tế và tình cảm để duy trì sự sống.

* Nhóm quyền được sống còn

  1. Em hãy kể tên các quyền trong nhóm quyền được sống còn của trẻ em
  2. Vì sao trẻ em cần có quyền được sống còn

* Nhóm quyền được bảo vệ

Em hãy đọc thông tin kết hợp với quan sát các hình ảnh dưới đây để kể tên các quyền trong nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em.

* Nhóm quyền được bảo vệ

  1. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, không bị bóc lột sức lao động, không bị xâm hại tình dục và quyển bí mật đời sống riêng tư.
  2. Trẻ em còn non nớt về thể chất, tinh thần và thiếu kinh nghiệm sống nên rất dễ bị xâm hại, lạm dụng, bóc lột, bắt cóc,... Do đó, trẻ em cần có quyền được bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

* Nhóm quyền được phát triển

Em hãy đọc thông tin kết hợp với quan sát các hình ảnh dưới đây để kể tên các quyền trong nhóm quyền được phát triển của trẻ em.

  1. Em hãy cho biết các bức tranh trên để cập tới quyền được phát triển nào của trẻ em.
  2. Vì sao trẻ em cần có quyền được phát triển?

TL:

  1. Quyền được học tập, quyển được vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu.
  2. Trẻ em cấn có quyển được phát triển vì trẻ em là đối tượng còn nhỏ, cần phải trải qua quá trình phát triển để hoàn thiện về thể chất, tính thần, trí tuệ, nhân cách. Trong quá trình này trẻ em cần được

cung cấp các điều kiện cẩn thiết về đinh dưỡng, giáo dục, vui chơi giải trí, rèn luyện,... để phát triển một  cách toàn diện.

* Nhóm quyền được tham gia

Em hãy đọc thông tin kết hợp với quan sát các hình ảnh dưới đây để kể tên các quyền trong nhóm quyền được tham gia của trẻ em.

* Nhóm quyền được tham gia

  1. Em hãy cho biết các bức tranh trên để cập tới quyền được phát triển nào của trẻ em?
  2. Vì sao trẻ em cần có quyền được tham gia?

TL:

  1. Quyền được phát biểu ý kiến, quan điểm riêng của bản thân về những vấn để liên quan đến trẻ em; quyền được giao lưu, kết bạn.
  2. Trẻ em cần có quyển được tham gia vì trẻ em cũng là một thành viên của gia đình và xã hội. Trẻ em có nhận thức, tình cảm, suy nghĩ riêng về những điểu mà các em tiếp nhận tử thế giới xung quanh; trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn để liên quan đến bản thân mình.

KẾT LUẬN

  • Quyền cơ bản của trẻ em là những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ.
  • Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 và Luật Trẻ em năm 2016 đã ghi nhận các nhóm quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó có thể chia thành 4 nhóm:
  1. Nhóm quyền sống còn là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại
  2. Nhóm quyền bảo vệ là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
  3. Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện
  4. Nhóm quyền tham gia: là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em

- Quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần. Thực hiện quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ em được sáng, được phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng.

- Bổn phận của trẻ em : Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ kính trọng thầy cô giáo lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè giúp đỡ gia đình và những người gặp khó khăn theo khả năng của mình: chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể; sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức tồn trọng pháp luật, tuân theo nội quy của nhà trường tồn trong, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào có ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc và đoàn kết quốc tế,...

  1. Ý NGHĨA CỦA QUYỀN TRẺ EM VÀ THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM

Em hãy đọc các thông tin, tình huống sau và trả lời câu hỏi

Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Công ước đảm bảo cho trẻ em được sống được phát triển trong bầu không khí hạnh phúc yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng được tham gia vào các hoạt động xã hội, được phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần.

Thời phong kiến, pháp luật chủ yếu bảo hộ quyền lợi của giai cấp thống trị, quyền trẻ em không được đảm bảo. Nhiều gia đình vì quả nghèo, không dù điều kiện nuôi dưỡng nên đã phải bán con cho các gia đình giàu có. Các em phải làm việc vất vả, không được ăn no, không được học hành, thường xuyên bị đánh mắng...

Câu hỏi:

  • Em hãy cho biết, quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào
  • Theo em điều gì đã xảy ra nếu quyền trẻ em không được thực hiện

Trả lời

  1. Em hãy cho biết, quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào

Quyền trẻ em thể hiện sự tôn trọng, quan tâm, bảo vệ của cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia đối với trẻ em. Đây là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn điện cả về thể chất và tỉnh thần. Quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ em được sống, được phát triển trong bấu không khi hạnh phúc, yêu thương, an toàn và bình đẳng. Thực hiện quyền trẻ em cũng là sự đảm bảo cho tương lai tươi đẹp của đất nước và của toàn nhân loại.

  1. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu các quyền của trẻ em không được thực hiện?

Trẻ em là tương lai của nhân loại. Nếu quyền trẻ em không được thực hiện, trẻ em sẽ phải đối diện với rất nhiều nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng đến sự phát triển và sống còn của bản thân. Tình trạng bất bình đẳng và tệ nạn xã hội sẽ không ngừng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các quốc gia và toàn thế giới. Do đó, mỗi quốc gia cần có sự quan tâm, quán triệt việc thực hiện quyền trẻ em.

LUYỆN TẬP

  1. Em hãy sắp xếp các quyền cụ thể của trẻ em dưới đây theo đúng bốn nhóm quyền: nhóm quyền được sống còn; nhóm quyền được bảo vệ; nhóm quyền được phát triển; nhóm quyền được tham gia
  2. Trẻ em đến tuổi đi học được tới trường.
  3. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.
  4. Trẻ em có năng khiếu múa hát được học ở các trường nghệ thuật
  5. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè năm châu
  6. Trẻ em không phải làm các công việc nặng nhọc, quá sức so với bản thân.
  7. Trẻ em được tiêm phòng vắc xin theo quy định của Nhà nước.
  8. Trẻ em có quyền có quốc tịch.
  9. Trẻ em khuyết tật được học ở các trường chuyên biệt.
  10. Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân.
  11. Trẻ em được bảo vệ, chống lại việc bóc lột, xâm hại.

Trả lời

+ Nhóm quyền được sống còn : b,g,h

+ Nhóm quyền được bảo vệ : e,l

+ Nhóm quyền được phát triển : a,c,i

+ Nhóm quyền được tham gia : d,k

  1. Nội dung nào dưới đây là quyền, nội dung nào là bổn phận của trẻ em? (Đánh dấu X vào ở trong ứng)

Nội dung

Quyền

Bổn phận

A. Trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình và tham gia các hoạt động xã hội.

 

 

B. Trẻ em phải chăm chỉ học hành.

 

 

C. Trẻ em được học tập, vui chơi giải trí.

 

 

D. Trẻ em được tham gia các hoạt động văn hoá,thể dục thể thao.

 

 

E. Trẻ em phải tôn trọng pháp luật.

 

 

 

 

Trả lời

Nội dung

Quyền

Bổn phận

A. Trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình và tham gia các hoạt động xã hội.

x

 

B. Trẻ em phải chăm chỉ học hành.

 

x

C. Trẻ em được học tập, vui chơi giải trí.

x

 

D. Trẻ em được tham gia các hoạt động văn hoá,thể dục thể thao.

x

 

E. Trẻ em phải tôn trọng pháp luật.

 

x

VẬN DỤNG

Quyền nào dưới đây không phải quyền trẻ em?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

  1. Quyền học tập.
  2. Quyền được vui chơi, giải trí.
  3. Quyền được vui chơi, thoả thích.
  4. Quyền được làm mọi việc theo sở thích của mình.
  5. Quyền được tham gia.
  6. Quyền được chăm sóc sức khỏe.
  7. Quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
  8. Quyền được sống độc lập

Trả lời

Đáp án C D I

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Em hãy sưu tầm hoặc vẽ một bức tranh về quyền trẻ em và chia sẻ ý nghĩa bức tranh đó

 

BÀI 12: THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM

KHỞI ĐỘNG

Cùng nghel hát bài hát "Dấu chấm hỏi” (Thế Hiển).

Cha ơi, cha là ai?
Mẹ ơi, mẹ là ai?
L·êm khuya bên hè vắng, đứa bé mồ côi đang nằm co ro như dấu chấm hỏi đập giữa cuộc đời.

Cha ơi, cha ở đâu? Mẹ ơi,mẹ ở đâu?
Mưa rơi ôi lạnh quá, gió buốt từng cơn con nằm bơ vơ, nằm mơ môt mái nhà có mẹ và có cha.
Tại sao sinh em trong cuộc đời mà sao không cho em tình người.
Tại sao em lang thang lạc loài em nào có tội gì đâu
Tuổi thơ em không một mái nhà,tuổi thơ em không được đến trường, tuổi thơ em bơ vơ đầu đường xin từng hạt cơm rơi, xin từng hạt cơm rơi

Cha ơi, cha ở đâu.? Mẹ ơi, mẹ ở đâu?
L·êm đêm bên hè vắng,đứa bé mồ côi vẫn nằm đơn côi như Dấu Chấm Hỏi , như Dấu Chấm Hỏi , hỏi giữa cuộc đời.

Cha ơi, cha là ai? Mẹ ơi, mẹ là ai?
Cha ơi, cha ở đâu? Mẹ ơi, mẹ ở đâu?......

Thảo luận nhóm đôi

Bạn nhỏ trong bài hát không được hưởng những quyền nào của trẻ em? 
Theo em, ai sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo quyền trẻ em cho bạn nhỏ này?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Trách nhiệm của hs trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em

KHÁM PHÁ

  1. TRÁCH NHIỆM CỦA HS TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi

  1. Đã vài lần Hải trông thấy chú Hưng hàng xóm đánh đập con trai. Hải rất thương em nên đã kể lại chuyện này với bố và nhờ bố tìm cách để giúp đỡ em.

Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi

  1. Lên lớp 6, Lan yêu cầu bố mua xe máy điện để đi học nhưng bố không đồng ý vì Lan chưa đủ tuổi sử dụng. Lan nghĩ bố không thương mình nên giận dỗi, nhịn ăn.

Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi

  1. Do phải ngồi xe lăn từ nhỏ nên Hoàng tự ti, ngại giao tiếp. Nhà trường tổ chức cuộc thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, biết Hoàng có giọng hát hay, các bạn trong lớp đã động viên, khích lệ, chuẩn bị cả trang phục đế Hoàng tham gia thi khiến bạn rất cảm động.

Câu hỏi

  1. Em hãy cho biết, trong các thông tin/ tình huống trên, bạn nào đã thực hiện đúng, bạn nào chưa thực hiện đúng quyền và bổn phận của trẻ em? Vì sao?
  2. Theo em, HS có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?

Câu a:

  1. Hải đã thực hiện đúng quyền và bổn phận của trẻ em vì:

- Hải biết hành vi chú Hưng đánh đập con là sai.

- Hải rất thương và muốn giúp em không bị đánh nữa.

- Hải còn nhỏ, chưa thể can thiệp trực tiếp giúp đỡ em nên Hải kể lại cho bố và nhờ bố hỗ trợ

  1. Lan chưa thực hiện đúng quyền và bốn phận của trẻ em vì:

- Lan đòi bố mua xe máy điện cho mình đi học khi chưa đủ tuổi được sử dụng.

- Lan làm sai nhưng lại giận dỗi, nhịn ăn.

  1. Các bạn trong lớp đã thực hiện đúng quyền và bổn phận của trẻ em vì:

- Các em thường xuyên quan tâm, giúp đỡ Hoàng.

Các em biết năng khiếu của Hoàng, động viên khuyến khích bạn tham gia cuộc thi và xung phong hỗ trợ trang phục biểu diễn cho bạn

  1. Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em:

+ Tích cực, chủ động trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em để bảo vệ và phát triển bản thân một cách toàn điện (ví dụ: chăm chỉ học tập, chủ động rèn luyện sức khoẻ, phát triển năng khiếu, tích cực tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi và năng lực của bản thân, chủ động trình báo cơ quan chức năng khi phát hiện các hành vi vi phạm quyền trẻ em,...).

+ Có thái độ đồng tình, ủng hộ với các hành vi thực hiện đúng quyền và bổn phận của trẻ em; lên án, phê phán các hành vi vi phạm quyền và bổn phận của trẻ em

KẾT LUẬN

+ Trẻ em có những quyền và bổn phận của mình. Cùng với bốn nhóm quyền cơ bản của mình, mỗi trẻ em phải có thái độ kính trọng, lễ phép, hiếu thảo, yêu thương đối với ông bà, bố mẹ và các thành viên trong gia đình; học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, giúp đỡ bố mẹ và các thành viên trong gia đình bằng các việc làm phù hợp với bản thân; có thái độ tôn trọng GV, nhân viên nhà trường, thương yêu, đoàn kết, tôn trọng, hoà đồng giúp đỡ bạn bè; rèn luyện đạo đức, chăm chỉ học tập, bảo vệ và giữ gìn cơ sở vật chất trường học; tôn trọng, giúp đỡ người lớn tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn; chấp hành các quy định của pháp luật, có ý thức thông báo, thông tin, tố giác khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật; yêu đất nước, yêu đồng bào, đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bẻ giữa các vùng miền và bạn bè quốc tế,...

+ Mỗi HS cần nắm rõ các quyền và bổn phận của mình, có thái độ tích cực, chủ động trong việc thực hiện quyển và bổn phận của trẻ em để bảo vệ và phát triển bản thân một cách toàn diện; đồng tình, ủng hộ, tuyên truyền các hành vi thực hiện đúng quyền và bổn phận của trẻ em; lên án, phê phán, bài trừ các hành vi vi phạm quyển và bổn phận của trẻ em.

  1. TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆNQUYỀN TRẺ EM

Em hãy đọc thông tin, tình huống sau và trả lời câu hỏi

  1. Nghỉ hè về thăm quê, An được ông bà dẫn đi tham quan và kể cho nghe nhiều câu chuyện thú vị về các di tích lịch sử ở địa phương. Ông bà còn dạy An cách trồng rau và chăm sóc vật nuôi trong nhà. Đây thật là một kì nghỉ vui vě, bổ ích.
  2. Trường học của Lâm có kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh. Để tổ chức các hoạt động phù hợp với học sinh, nhà trường đã đưa ra một số nội dung hoạt động ngoại khoá để các em đóng góp ý kiến và lựa chọn nội dung mà các em thấy hứng thú nhất.

Em hãy đọc thông tin, tình huống sau và trả lời câu hỏi

  1. Chính quyền xã K đã tổ chức cuộc thi Tìm hiểu về Luật Giao thông nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tham gia giao thông an toàn của học sinh. Cùng với những phần quả có ý nghĩa, Ban tổ chức còn tuyên truyền đến từng thôn xóm để các gia đình động viên con em mình tham gia cuộc thi.
  2. Nhận được tin báo của anh Hải, cơ quan công an đã điều tra, bắt giữ vợ chồng ông Nam về hành vi thường xuyên đánh đập con nuôi là bé Tùng. Toà án đã xét xử và tuyên phạt án tù vợ chồng ông Nam về hành vi vi phạm quyền trẻ em

Thảo luận nhóm

  1. a) Theo em, gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em
  2. b) Theo em những hành vi xâm phạm quyền trẻ em sẽ bị xử như thế nào?

THÔNG TIN/ TÌNH HUỐNG

- Bố mẹ, ông bà An đã làm đúng trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyền trẻ em.

- Lí do: Bố mẹ đưa Án về quê chơi, tạo điều kiện cho An có cơ hội được biết thêm nhiều kiến thức mới. Ông bà trực tiếp dẫn An đi tham quan các di tích lịch sử và kể các câu chuyện để An hiểu, tự hào thêm về lịch sử quê hương, ông bà cũng thực hiện quyền được học tập, được tham gia cho An bằng cách hướng dẫn An làm các công việc phù hợp lứa tuổi như trồng rau, chăm sóc các con vật nuôi trong nhà.

TÌNH HUỐNG/ TÌNH HUỐNG 2

- Trường học của Lâm đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyền trẻ em.

- Lí do: Nhà trường đã tổ chức hoạt động ngoại khoá cho HS được vui chơi, trải nghiệm và khám phá những điều mới trong cuộc sống. Đặc biệt, nhà trường còn quan tâm tới nguyện vọng của HS, để HS được lựa chọn nội dung các em yêu thích và hứng thú.

TÌNH HUỐNG 3

- Chính quyền xã K đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyền trẻ em.

- Lí do: Chính quyền xã K đã tổ chức cuộc thi nhằm giúp trẻ em hiểu biết và thực hiện đúng các quy định của pháp luật giao thông. Đống thời, chính quyền đã có những biện  pháp động viên các gia đình tạo điểu kiện cho con em mình tham gia cuộc thì và có những phần qưà tặng ý nghĩa mang tính khích lệ, tặng trẻ em tham gia đạt kết quả tốt.

TÌNH HUỐNG 4:

- Vợ chồng ông Nam vi phạm trong việc thực hiện quyền trẻ em.

- Lí do: Vợ chồng ông Nam thường xuyên đánh đập con nuôi là bé Tùng. Hành vi đánh đập của vợ chồng ông Nam là vi phạm quyên được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ của con người.

KẾT LUẬN

Thực hiện các quyền trẻ em là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội. Cụ thể:

Đối với học sinh tích cực, chủ động thực hiện các quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ bản thân; đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em và phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em,...

Đối với nhà trường quản lý, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục trẻ em, đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh...

Đối với gia đình: tiến hành khai sinh chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em: tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi giải trí, phát triển năng khiếu phù hợp quản lí và bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng. bị mua bán,...

LUYỆN TẬP

  1. Em hãy nêu một số biểu hiện thực hiện tốt và thực hiện chưa tốt quyền trẻ em ở gia đình, trường học và địa phương em.

Địa điểm

Biểu hiện thực hiện tốt quyền trẻ em

Biểu hiện thực hiện chưa tốt quyền trẻ em

Gia đình

  

Trường học

  

Cộng đồng

  

Phiếu học tập

Địa điểm

Biểu hiện thực hiện tốt quyền trẻ em

Biểu hiện thực hiện chưa tốt quyền trẻ em

Gia đình

- Yêu thương, chăm sóc trẻ em

- Bố mẹ cho con đi học năng khiếu

- Trẻ em phụ giúp bố mẹ làm việc nhà,…

- Bố mẹ không cho trẻ em ra sân chơi với các bạn vì sợ không khí ô nhiễm

- Trẻ em nhịn ăn vì giận dỗi bố mẹ,…

Trường học

- Thầy cô giáo khuyết khích hs đọc báo Thiếu niên Tiền phong

- Các HS tham gia cuộc thi tìm hiểu quyền trẻ em,….

- HS đánh bạn

- HS trốn học

- HS không tham gia lao động

Cộng đồng

- Đoàn thanh niên xã tổ chức trại hè cho các em thiếu nhi trên địa bàn

- Bác hàng xóm nhận xem bé mồ côi làm con nuôi,….

- Chú hàng xóm chưa đăng kí khai sinh cho con

- Trẻ em khuyết tật không được vui chơi cùng các bạn,….

  1. Em tán thành hoặc không tán thành ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
  2. Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, không cần làm gì.
  3. Trẻ em khuyết tật cũng được hưởng các quyền như những trẻ em khác.
  4. Cha mẹ có quyền ưu tiên, chiều chuộng con trai hơn con gái.
  5. Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút là sai trái.
  6. Cho con đi học hay không là quyền của cha mẹ.
  7. Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, không cần làm gì.
  8. Ý kiến sai vì trẻ em có quyền học tập, có quyền được vui chơi giải trí nhưng trẻ em vẫn phải thực hiện những bổn phân của mình, phải giúp đỡ gia đình, thực hiện nghĩa vụ lao động theo độ tuổi và khả năng của bản thân.
  9. Trẻ em khuyết tật cũng được hưởng các quyền như những trẻ em khác.
  10. Ý kiến đúng vì trẻ em khuyết tật cũng giống như những trẻ em khác đều cần được đáp ứng các điều kiện để được an toàn và phát triển bản thân. Pháp luật quy định tất cả trẻ em đều được hưởng các quyền trẻ em, không có sự phản biệt đối xử.
  11. Cha mẹ có quyền ưu tiên, chiều chuộng con trai hơn con gái.
  12. Ý kiến sai vì con trai hay con gái đều được hưởng quyền trẻ em như nhau. Không ai được phép có thái độ, hành vi phân biệt đối xử đối với con trai và con gái trong việc thực hiện quyền trẻ em.
  13. Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút là sai trái.
  14. Ý kiến đúng vì trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi chất ma tuý. Hành vi lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lí nghiêm nếu phát hiện.
  15. Cho con đi học hay không là quyền của cha mẹ.
  16. Ý kiến sai vì trẻ em có quyền được học tập. Cha, mẹ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để trẻ được đi học, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục và học lên cao hơn.

VẬN DỤNG

Em hãy tìm hiểu và trang bị cho bản thân các kiến thức và kĩ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Ghi lại những việc trẻ em nên làm và không nên làm để phòng, chống nguy cơ xâm hại trẻ em theo bảng mẫu sau:

PHIẾU HỌC TẬP 2

Việc trẻ em nên làm để phòng, chống nguy cơ bị xâm hại

Việc trẻ em không nên làm để phòng chống nguy cơ bị xâm hại

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Em hãy tự nhận xét việc thực hiện bổn phận của mình đối với gia đình và thầy cô giáo. Điều gì em đã thực hiện tốt và điều gì chưa thực hiện tốt? Hãy xây dựng kế hoạch rèn luyện để khắc phục những điều chưa  tốt theo bảng mẫu sau:

Đối tượng

Việc đã thực hiện tốt

Việc chưa thực hiện tốt

Kế hoạch rèn luyện

Gia đình

   

Thầy, cô giáo

   

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa tìm kiếm: Giáo án powerpoint kì 2 công dân 6 kết nối tri thức, GA trình chiếu kì 2 môn GDCD 6 kntt, GA điện tử giáo dục công dân 6 KNTT kì 2

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Công dân 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay