Giáo án hệ thống kiến thức công dân 6 chân trời sáng tạo

Dưới đây là tài liệu giáo án hệ thống kiến thức công dân 6 chân trời sáng tạo. Tài liệu này được xây dựng bao gồm: ôn tập kiến thức lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận, đáp án đầy đủ chi tiết sẽ giúp thấy cô ôn tập cho học sinh kiến thức môn công dân 6 một cách có hệ thống. Bộ tài liệu này được xây dựng là sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức và có file word tải về được.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hệ thống kiến thức công dân 6 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 6 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 6 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 6 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 6 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 6 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 6 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 6 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


CHỦ ĐỀ 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ

------------------------------------------------------------

KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

Sơ đồ 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

  1. Truyền thống gia đình, dòng họ

Khái niệm:

- Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Nhiều gia đình, dòng họ Việt Nam có truyền thống tốt đẹp về: yêu nước, yêu thương con người, hiếu thảo, cần cù lao động, giữ nghề truyền thống…

  1. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

- Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra.

- Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công.

III. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ

- Chúng ta cần tìm hiểu để tự hào, trân trọng, nối tiếp và giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ bằng hành động và thái độ phù hợp.


 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 1

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  1. Tâm cho rằng gia đình, dòng họ mình không có truyền thống tốt đẹp nào.
  2. Lan rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.
  3. Bình chê nghề làm đồ gốm truyền thống của gia đình là nghề lao động vất vả, tầm thường.
  4. Tuấn cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.

Câu 2: Việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ sẽ là?

  1. Không quan trọng, vì không còn phù hợp xu thế hiện nay nữa.
  2. Những gì đã lạc hậu, cần phải xóa bỏ.
  3. Giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.
  4. Những truyền thống chỉ có ý nghĩa giá trị vật chất.

Câu 3: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

  1. Góp phần làm phong phú truyền thống.
  2. Giúp ta có thêm kinh nghiệm.
  3. Tự hào về truyền thống của gia đình.
  4. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

Câu 4: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  1. Truyền thống gia đình là những gì đã lạc hậu, cần phải xoá bỏ.
  2. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào.
  3. Chỉ những dòng họ nổi tiếng mới có những truyền thống tốt đẹp.
  4. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp cần phát huy.

Câu 5: Ý kiến nào sau đây không thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  1. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp và đáng quý.
  2. Truyền thống gia đình là những gì lạc hậu cần được xóa bỏ.
  3. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.
  4. Dành thời gian thăm hỏi và chăm sóc ông bà, người cao tuổi trong gia đình.

Câu 6: Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa khuyên răn con người phải biết trau dồi nhân cách, phẩm hạnh, có ý thức bảo vệ nếp nhà, gia phong, giữ gìn và phát huy mọi truyền thống tốt đẹp của gia tiên, của gia tộc?

  1. “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”.
  2. “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
  3. “Giấy rách phải giữ lấy lề”.
  4. “Nước chảy đá mòn”.

Câu 7: Câu nói về giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:

  1. Kiến tha lâu đầy tổ
  2. Lá lành đùm lá rách.
  3. Giấy rách phải giữ lấy lề.
  4. Học một biết mười.

Câu 8: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  1. Lao động cần cù, chăm chỉ là một nét đẹp của truyền thống của gia đình, dòng họ.
  2. Chỉ những gia đình, dòng họ giàu mới có truyền thống đáng tự hào.
  3. Biết ơn với ông bà, cha mẹ cũng là phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.
  4. A và C đều đúng.

Câu 9: Trường hợp nào dưới đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  1. K say mê nghề mộc và mong muốn sau này mở rộng xưởng sản xuất của gia đình.
  2. H cho rằng nghề nặn tò he của gia đình không có gì đáng để tự hào.
  3. P luôn nỗ lực học tập để tiếp nối, phát huy truyền thống hiếu học của gia đình.
  4. Q tự hào, giới thiệu tới bạn bè về nghề làm bánh tẻ của gia đình.

Câu 10: Ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là

  1. Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công.
  2. Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta sống trong giàu có, sung sướng, không cần lao động vất vả.
  3. Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta xóa bỏ những phong tục cổ xưa, lạc hậu, xây dựng đất nước ngày càng văn minh, lạc hậu.
  4. Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta nổi tiếng hơn so với những gia đình nghèo.

Câu 11: Câu tục ngữ nào dưới đây không phản ánh về truyền thống tốt đẹp của các gia đình, dòng họ ở Việt Nam?

  1. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.
  2. “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”.
  3. “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”.
  4. “Thương người như thể thương thân”

Câu 12: Biểu hiện của giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

  1. Thay đổi cách làm để những truyền thống của gia đình, dòng họ ngày càng được phát triển.
  2. Buồn vì dòng họ mình không ai đỗ đạt cao.
  3. Mặc cảm vì có bố mẹ là người lao động chân tay.
  4. Không thích nghề của gia đình vì cho rằng nó tầm thường.

Câu 13: Gia đình Hòa luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Hòa đã thi đỗ Đại học Y Hà Nội. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  1. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
  2. Yêu thương con cháu.
  3. Giúp đỡ con cháu.
  4. Quan tâm con cháu.

Câu 14: Ý kiến nào không đúng về giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  1. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng phải giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
  2. Chỉ những gia đình làm nghề cổ truyền mới cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
  3. Cần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu của gia đình, dòng họ.
  4. Không coi thường thanh danh của gia đình, dòng họ.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hành động để giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ là gì?

  1. Giữ gìn truyền thống bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi.
  2. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
  3. Tiếp nối, giữ gìn nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.
  4. Lợi dụng danh tiếng, uy tín của gia đình để trục lợi cá nhân.

Câu 16: T luôn cố gắng học tập để xứng đáng với truyền thống hiếu học của dòng họ mình. Việc làm của T cho thấy T là người như thế nào?

  1. Biết phát huy truyền thống của dòng họ.
  2. Bảo thủ, lạc hậu.
  3. Coi thường truyền thống gia đình.
  4. Làm tổn hại đến truyền thống của dòng họ.
  5. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Kể tên một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

Câu 2: Vì sao chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? Cần phê phán những biểu hiện sai trái nào?

Câu 3: Em hiểu thế nào về câu nói: “Những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người khi bước vào đời”.

Câu 4: Ngày chủ nhật của tuần cuối tháng là ngày mà Y cùng gia đình tham gia những việc làm thiện nguyện như: tặng quà cho các cụ già neo đơn; tặng sách vở, quần áo cho trẻ em cơ nhỡ... Đây là hoạt động có từ rất lâu của gia đình Y, từ khi Y còn chưa ra đời. Việc Y đi cùng gia đình mình thể hiện điều gì?

Câu 5: Dòng họ Nguyễn của T ở làng Ước Lễ (Thanh Oai, Hà Nội) có truyền thống làm giò, chả. Hằng năm, cứ mỗi độ Tết đến, dòng họ T lại tổ chức hội thi nhỏ, xem nhà ai làm giò, chả ngon nhất. Hội thi này của dòng họ T có ý nghĩa như thế nào?

Câu 6: Trong thời đại công nghệ 4.0, để giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ, chúng ta cần làm gì? Giải thích vì sao?

Giáo án hệ thống kiến thức công dân 6 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức công dân 6 chân trời sáng tạo

THÔNG TIN GIÁO ÁN:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án hệ thống kiến thức bao gồm: Kiến thức lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án Công dân 6 sách chân trời sáng tạo

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay