Giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 sách cánh diều. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn lịch sử 10 cánh diều của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo

THÂN MẾN CHÀO CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

  • Em hãy cho biết Hình 4.1 nói đến di sản nào của Việt Nam?
  • Theo em, Sử học có mối quan hệ như thế nào đối với di sản văn hóa ấy?
  • Hình 4.1 nói về di sản văn hoá Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
  • Di sản lịch sử văn hoá là cầu nối giữa quá khứ - hiện tại và tương lai. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản có phải là việc làm quan trọng, cần thiết của riêng khoa học lịch sử.

BÀI 4: SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
  2. Sử học với sự phát triển công nghiệp và văn hoá
  3. Sử học với phát triển lịch sử
  4. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Quan sát hình 4.1 đến 4.4 và thực hiện hoạt động nhóm

Nhóm 1, 2

  • Di sản văn hoá là gì?
  • Sử học có vai trò như thế nào với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên?
  • Các hình 4.2 đến 4.4 là những di sản nào của Việt Nam?

Nhóm 3, 4

  • Phố cổ Hà Nội trong Hình 4.2 và Chùa Cầu (Hội An) trong Hình 4.3 có phải là di sản văn hoá hay không?
  • Vì sao chúng được bảo tồn đến ngày nay?

Nhóm 5, 6

  • Quan sát Hình 4.4 và giải thích vì sao phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn?
  • Vì sao chúng ta phải ngăn chặn việc phá huỷ các di tích lịch sử, văn hoá?

Nhóm 7, 8

  • Việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá không đúng cách sẽ gây ra tác hại gì?
  • Hãy nêu một số biện pháp để bảo tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.
  1. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (Hình 4.1-4.4).

Sử học nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, nhân vật,... trong lịch sử xã hội loài người, góp phần phục dựng lại bức tranh lịch sử.

à Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hoá, là cơ sở trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hoá, đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

  1. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
  • Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị những di sản của thế hệ trước để lại, nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau.

à Có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

  • Bảo tồn không phải là xây mới, hiện đại hoá di tích. Nếu làm sai sẽ tàn phá các di sản, di tích, thậm chí làm mất giá trị di tích, có tội với tổ tiên, quốc gia và dân tộc.
  • Một số biện pháp bảo tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên:
  • Đầu tư xây dựng, tôn tạo các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
  • Tổ chức hoạt động du lịch, lễ hội gắn với các di tích lịch sử cách mạng.
  • Tuyên truyền, giáo dục truyền thống công tác giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
  • Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.
  1. Sử học với sự phát triển công nghiệp và văn hoá

Dựa vào Hình 4.5 và những hiểu biết của cá nhân, em hãy cho biết vai trò của Sử học đối với lĩnh vực công nghiệp văn hoá

  1. Vai trò của Sử học đối với một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa
  • Sử học cung cấp chất liệu cốt lõi, tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá (thời trang, phim ảnh, âm nhạc, sân khấu, triển lãm, xuất bản,...).
  • Sử học góp phần thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hoá.

Ví dụ:

  • Áo dài là một biểu tượng văn hoá gắn liền với hình tượng phụ nữ Việt Nam, được xem là trang phục truyền thống, biểu tượng văn hoá của dân tộc Việt Nam, quốc phục của đất nước.
  • Qua nhiều thời kì phát triển, tà áo dài không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của những người phụ nữ Việt.

Ví dụ:

  • Áo dài là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, chứa đựng trong đó là những tinh hoa, tâm hồn, tính cách của người Việt Nam.
  • Mặc dù phải trải qua nhiều thăng trầm nhưng đến nay, chiếc áo dài vẫn giữ nguyên giá trị trong đời sống văn hoá và tinh thần trong xã hội Việt Nam, xứng đáng là “di sản văn hoá phi vật thể” của người Việt.

Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng để một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá tạo ra những sản phẩm có giá trị phục vụ cho cuộc sống.

Một số hình ảnh minh hoạ

  • Trình diễn thư pháp ngày Tết tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
  • Liên hoan Nghệ thuật múa rồng chào mừng 1010 năm Thăng Long-Hà Nội
  • Đội nghệ thuật trống hội (Học viện Cảnh sát nhân dân) tập luyện phục vụ nghệ thuật chào mừng Đại hội XIII của Đảng)
  • Em hãy tìm hiểu vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá đối với Sử học.
  • Vai trò này thể hiện như thế nào trong hai hình 4.6 và 4.7?
  1. Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học

Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá cung cấp thông tin, tư liệu quý giá giúp Sử học khôi phục lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động hơn.

Những tri thức, giá trị về lịch sử, văn hoá được lan toả, phổ biến rộng rãi, góp phần quảng bá truyền thống lịch sử, giá trị văn hoá dân tộc, cũng như tri thức lịch sử và các giá trị văn hoá của nhân loại.

Công nghiệp văn hoá phát triển với nhiều ngành nghề mới đặt ra nhu cầu xã hội và nhu cầu nội tại của công nghiệp văn hoá thúc đẩy Sử học nghiên cứu các di sản.

  • Ví dụ:
  • Hình 4.6 thể hiện lễ hội truyền thống đua ghe Ngo (Sóc Trăng):
  • Lễ hội không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: tạ ơn thiên nhiên ưu đãi một mùa vụ “mưa thuận gió hoà, cơm no áo ấm” mà còn là dịp để người nông dân thư giãn sau những tháng lao động cực nhọc.
  • Ngày nay, lễ hội đua ghe ngo gắn với hội chợ thương mại, triển lãm,... là sự kiện giới thiệu sản phẩm văn hoá - thể thao truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Khmer Nam Bộ, vừa góp phần bảo tồn di sản văn hoá, vừa quảng bá, khơi dậy tiềm năng, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mang nội dung văn hoá sâu sắc, đáp ứng xu thế liên kết, liên vùng, hội nhập, mang tính xã hội hoá cao.
  • Ví dụ:
  • Hình 4.7 đề cập đến làng gốm Bát Tràng truyền thống:
  • Là làng nghề lâu đời, trải qua bao thăng trầm lịch sử vẫn luôn giữ nguyên vẹn nét đẹp văn hoá truyền thống và tinh hoa dân tộc Việt từ xưa đến nay.
  • Là nơi thu hút du khách, địa điểm du lịch rất hấp dẫn về kĩ nghệ làm gốm, xem các nghệ nhân thực hiện quy trình chế tạo gốm hết sức cầu kì, tỉ mỉ, trải nghiệm làm những sản phẩm gốm mà mình yêu thích, mua về nhà những sản phẩm gốm xuất sắc đem lại nguồn thu lớn.
  1. Sử học với phát triển lịch sử

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm 1-2: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại có những giá trị lịch sử và văn hoá như thế nào?

Nhóm 3-4: Lễ hội Nghinh Ông là nét văn hoá của cư dân vùng nào ở Việt Nam? Lễ hội này có ý nghĩa như thế nào về mặt lịch sử?

  1. Vai trò lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

Giá trị lịch sử của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương:

  • Trở thành một biểu tượng văn hoá - tín ngưỡng kết nối quá khứ với hiện tại, có tác dụng vun đắp tình cảm gia đình, làng xã và dân tộc, tạo nên truyền thống đoàn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
  • Có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức dân tộc.
  • Thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” lòng biết ơn, sự tôn trọng đa dạng văn hoá giữa các dân tộc.
  • Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội cúng cá Ông của ngư dân các tỉnh miền ven biển Việt Nam từ Quảng Bình trở vào phía nam (gồm cả Phú Quốc).
  • Là lễ hội cầu ngư, cầu cho biển lặng gió hoà, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt, an khang. Quan niệm rằng cá “Ông” là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung.
  • Trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương.

Kết luận

- Di sản văn hoá là sản phẩm của lịch sử. Các di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn, là động lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. Phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với hoạt động du lịch là đặc trưng quan trọng của bảo tồn di sản.

- Du lịch khai thác các di sản văn hoá, lịch sử, giúp cho con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hoá.

HOẠT ĐỘNG NHÓM

  • Phân tích các Hình 4.10 đến Hình 4.13 để thấy được tác động của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
  • Nhóm 1: Phân tích Hình 4.10 – Đình Tân Trào thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào (Tuyên Quang).
  • Nhóm 2: Phân tích Hình 4.11 – Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước (Ga Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh).
  • Nhóm 3: Phân tích Hình 4.12 – Lễ hội chùa Hương (Hà Nội).
  • Nhóm 4: Phân tích Hình 4.13 – Lễ hội Bài Chòi (Bình Định).
  1. Vai trò du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hoá
  • Quảng bá hình ảnh và những giá trị của di sản văn hoá tới nhân loại, là một phương thức để bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử - văn hoá của địa phương, dân tộc có hiệu quả nhất.
  • Qua hoạt động hướng dẫn du lịch, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng, trải nghiệm, cảm nhận được các giá trị văn hoá truyền thống cộng đồng, hiểu biết thêm về giá trị các di sản văn hoá nơi mình đến.
  • Tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di tích lịch sử,...

Kết luận

  • Vai trò lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch.
  • Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa.

LUYỆN TẬP

  • Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi Phiếu bài tập
  • Nhóm 1-2: Phiếu bài tập số 1
  • Nhóm 3-4: Phiếu bài tập số 2

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi bài tập 2 phần Luyện tập SGK tr.23

Theo em, ngành du lịch cần phải làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên?

  • Di sản văn hoá, thiên nhiên là yếu tố quan trọng để khai thác phát triển du lịch, định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam, đưa các giá trị văn hoá, hình ảnh đất nước đến với bạn bè quốc tế.
  • Khai thác mà bất chấp việc giữ gìn di sản sẽ tự đánh mất tài nguyên.
  • Để phát triển du lịch bền vững, ngành du lịch cần:
  • Lựa chọn sản phẩm du lịch trên cơ sở giá trị di sản văn hoá.
  • Phát triển du lịch có trách nhiệm gắn với văn hoá cộng đồng.
  • Để phát triển du lịch bền vững, ngành du lịch cần:
  • Sản phẩm du lịch cần tôn trọng đa dạng văn hoá, để cao vai trò văn hoá bản địa, góp phần nâng cao nhận thức, bảo vệ lợi ích và phát huy vai trò của cộng đồng dân cư địa phương trong việc phát triển du lịch văn hoá.
  • Một phần doanh thu từ du lịch di sản văn hoá phải được dùng cho việc bảo tồn, tôn tạo, phục dựng và quản lí di sản.

VẬN DỤNG

  • Hãy cùng một nhóm bạn trong lớp (3 - 5 người) sưu tầm tài liệu và thực hiện một đoạn băng hình về một di sản văn hoá hoặc di sản thiên nhiên của địa phương, dân tộc em để giới thiệu với du khách.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học.

Làm bài tập Bài 4 - Sách bài tập Lịch sử 10.

Đọc và tìm hiểu trước Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ trung đại.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE, HẸN GẶP LẠI!

Giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo, Giáo án powerpoint lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo đầy đủ, Giáo án điện tử lịch sử 10 kì 1 chân trời sáng tạo

Giáo án word đủ các môn 

Giáo án điện tử đủ các môn

Chat hỗ trợ
Chat ngay