Kênh giáo viên » Lịch sử 12 » Giáo án powerpoint lịch sử 12

Giáo án powerpoint lịch sử 12

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint lịch sử 12. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn lịch sử 12 của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint lịch sử 12
Giáo án powerpoint lịch sử 12
Giáo án powerpoint lịch sử 12
Giáo án powerpoint lịch sử 12
Giáo án powerpoint lịch sử 12
Giáo án powerpoint lịch sử 12
Giáo án powerpoint lịch sử 12
Giáo án powerpoint lịch sử 12

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint lịch sử 12

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

1. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG LỊCH SỬ 12

Chương 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)

  • Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

Chương 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên Bang Nga (1991 - 2000)

  • Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)

Chương 3: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 - 2000)

  • Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
  • Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
  • Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

Chương 4: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000)

  • Bài 6: Nước Mĩ
  • Bài 7: Tây Âu
  • Bài 8: Nhật Bản

Chương 5: Quan hệ quốc tế (1945-2000)

  • Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Chương 6: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa

  • Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
  • Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Chương 1: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

  • Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
  • Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Chương 2: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945

  • Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
  • Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
  • Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

Chương 3: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954

  • Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
  • Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
  • Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
  • Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)

Chương 4: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

  • Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
  • Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
  • Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

Chương 5: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000

  • Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
  • Bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
  • Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
  • Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

2. GIÁO ÁN WORD BÀI

Bài 8. NHẬT BẢN

  • MỤC TIÊU:
  1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nhận thức được quá trình phát triển của Nhật Bản từ sau CTTG thứ hai.

- Trình bày được vai trò kinh tế quan trọng của Nhật Bản(là một trung tâm kinh tế- tài chính, khoa học- kỹ thuật) trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á

- Lý giải được sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản

2. Năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

  • Năng lực tái hiện sự kiện về các phát minh khoa học, kỹ thuật.
  • Năng lực thực hành bộ môn: Làm cho HS thấy được quan hệ giữa nước ta với Nhật Bản đã bước sang một thời kỳ mới với những tầm cao mới. Ngày nay Nhật Bản đã trở thành một đối tác chiến lược trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của nước
  1. Phẩm chất: Cảm phục ý chí và nghị lực của người dân Nhật Bản trong công cuộc tái thiết đát nước, XD và phát triển kinh tế...

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Giáo viên:

- Bản đồ nước Nhật hoặc bản đồ châu Á

- Tranh, ảnh, tài liệu có liên quan

  1. Học sinh: SGK, tranh ảnh những thành tựu kinh tế của Nhật....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
  3. b) Nội dung: GV cho HS xem trên màn hình 1 đoạn phim hoặc 1 hình ảnh về việc: Mĩ thả bom nguyên tử xuống NB tháng 8/1945. Sau đó hỏi HS: em biết gì đoạn phim (hình ảnh) trên? HS suy nghĩ trả lời…
  4. c) Sản phẩm: Dự kiến HS trả lời: bom hạt nhân do Mĩ thả xuống NB 8/1945..., các em khác bổ sung, GV bổ sung chốt và giới thiệu vào bài mới:

Ngoài hai trung tâm của CNTB là Mỹ và Tây Âu. Ở châu Á có một nước được xếp vào một trong ba trung tâm kinh tế thế giới, đó là nước nào? Nước đó đã tiến những bước “thần kỳ” và trở thành một siêu cường kinh tế ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 8: Nhật Bản

  1. d) Tổ chức thực hiện: hỏi HS: em biết gì đoạn phim (hình ảnh) trên? HS suy nghĩ trả lời…
  2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược về Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952

  1. a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về hoàn cảnh lịch sử và công cuộc phục hồi đất nước Nhật Bản (1945-1952)
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Em hãy cho biết Nhật Bản bước ra khỏi CTTG thứ hai trong tình trạng như thế nào?

- GV tiếp tục cung cấp kiến thức: Sau chiến tranh, tuy chính phủ Nhật vẫn được phép tồn tại và hoạt động, nhưng mọi hoạt động của chính phủ Nhật đều nằm dưới sự chỉ huy và giám sát của lực lượng Đồng minh. Từ 1945- 1952 Nhật Bản đã tiến hành một loạt cải cách nhằm khôi phục và phát triển đất nước.

-GV: qua những cải cách trên NB có bước phục hồi kinh tế như thế nào?

-GV: trên cơ sở đó, CS đối ngoại của Nhật có điểm gì mới so với trước CT?

- GV: Những cải cách kinh tế của Nhật sau chiến tranh và kết quả?

HS trả lời, GV bổ sung và nêu vấn đề: Em có nhận xét gì về các chính sách và biện pháp, kinh tế của Mỹ đối với Nhật?

HS: suy nghĩ trả lời, GV bổ sung, chốt: Nhìn chung là tích cực, khoan hồng. Mỹ không trực trị mà thông qua chính quyền Nhật Bản, đã thực hiên một loạt cải cách chính trị, kinh tế có lợi cho Nhật, tạo nên một luồng không khí mới trong xã hội Nhật Bản

GV: Chính sách đối ngoại của Nhật và biểu hiện của chính sách đó?

HS: nghiên cứu SGK trả lời. GV bổ sung kết luận. - HS trả lời, GV bổ sung, kết luận và chuyển ý: Sau khi phục hồi được nền kinh tế, từ 1952 Nhật Bản bước vào thời kỳ phát triển nhảy vọt, nhất là từ 1952- 1973

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trình bày và HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

I.Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952

1. Hoàn cảnh lịch sử

- Là nước bại trận, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh

+ Khoảng 3 triệu người chết và mất tích

+ Cơ sở vật chất bị phá huỷ trầm trọng

+ Thảm hoạ thất nghiệp, đói rét đe doạ...

- Bị quân đội Mỹ chiếm đóng

2.Công cuộc phục hồi đất nước

* Chính trị (Ko dạy)

* Kinh tế:

- Thực hiện ba cuộc cải cách dân chủ

+ Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế: Giải tán các “ Daibatxư”

+ Cải cách ruộng đất

+ Dân chủ hoá lao động

- Từ 1950- 1951, kinh tế Nhật được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh

3.Chính sách đối ngoại:

- Liên minh chặt chẽ với Mỹ

- 1951, ký hiệp ước hoà bình Xanphranxixcô và hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật

Nhật dứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mỹ

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu tình hình kinh tế Nhật Bản từ năm 1952-1973

  1. a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về kinh tế, nguyên nhân phát triển, hạn chế, khoa học kĩ thuật,chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1952-1973
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Những biểu hiện của sự phát triển kinh tế Nhật Bản?

- Tổng thu nhập quốc dân

+ 1950 đạt 20 tỉ USD, bằng 1/17 Mỹ

+ 1968 đạt 183 tỉ USD, bằng 1/4 Mỹ

- Từ 1950- 1971, xuất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần

- Từ 1950- 1960 tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm của Nhật gấp 6 lần của Mỹ

GV dẫn dắt: Từ trong hoang tàn đổ nát sau chiến tranh, chỉ sau vài ba thập kỷ,Nhật đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế. Vậy: Những nhân tố nào thúc đẩy kinh tế Nhật phát triển như vậy?

GV:Hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản?

GV: Cho biết biện pháp và xu hướng phát triển KH- KT Nhật Bản?

- GV khai thác hình 21 SGK và nhận xét về sự phát triển KH-KT Nhật Bản

GV khái quát ngắn gọn chính sách đối ngoại của Nhật.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trình bày và HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

II.Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973

* Kinh tế: Phát triển nhanh“thần kỳ”

- Từ 1960- 1969, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là10,8 %

- Từ 1970- 1973 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 7,8 %

- Năm 1968, Nhật vươn lên đứng thứ hai thế giớiTBCN(sau Mỹ)

- Đầu những năm 70, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới

* Nguyên nhân phát triển:

- Chú trọng con người nhân tố quyết định

-Vai trò lãnh đạo,quản lý của nhà nước...

- Sự năng động, nhạy bén của giới kinh doanh

- Ứng dụng thành tựu KH- KT vào sản xuất

- Chi phí quốc phòng thấp 1% GDP

- Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài

* Hạn chế:

- Thiếu nguyên, nhiên liệuNhập khẩu

- Sự mất cân đối trong nền kinh tê giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp

- Sự cạnh tranh của Mỹ , Tây Âu và các nước NiCs

* Khoa học- kỹ thuật:

- Nhật rất coi trọng giáo dục và KH- KT

- Đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua các bằng phát minh, sáng chế

- Đi sâu vào lĩnh vực công nghiệp dân dụng

*Chính trị- xã hội:(Ko dạy)

* CS đối ngoại:

- Tiếp tục duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ

- 1956, bình thường hoá Q/h với Liên Xô và gia nhập LHQ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình kinh tế Nhật Bản từ năm1973-1991

  1. a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về kinh tế, nguyên nhân phát triển, hạn chế, khoa học kĩ thuật,chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1973-1991
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Tình hình phát triển kinh tếi của Nhật giai đoạn 1973- 1991?

- Dự trử vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần Tây Đức, là chủ nợ lớn nhất thế giới.

GV: Chính sách đối ngoại của Nhật từ sau 1973 có điểm gì mới?

GV giới thiệu thêm về học thuyết Phucuđa, kaipu. GV chốt kết thúc bài

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trình bày và HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

 

III.Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991

* Kinh tế:

- Từ 1973, tiếp tục tăng trưởng nhưng xen kẽ suy thoái

- Nửa sau những năm 80, trở thành siêu cường tài chính số một thế giới

* Đối ngoại:

- Tiếp tục duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ

- Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN

- 21- 9- 1973, thiết lập quan hệ ngoại giao với VN

IV.Nhật Bản từ năm 1991đến năm 2000

* Kinh tế:

- Suy thoái, nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của TG

* Chính trị:(Ko dạy)

* Đối ngoại:

Coi trọng quan hệ với phương Tây, mở rộng quan hệ trên phạm vi toàn cầu, chú trọng các nước Đông Nam Á

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
  3. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
  4. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
  5. d) Tổ chức thực hiện:

-Nguyên nhân phát triển kinh tế Nhật Bản? VN có thể học hỏi những gì từ Nhật Bản?

  • Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật trong thời kỳ chến tranh lạnh?

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn
  2. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
  3. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
  4. d) Tổ chức thực hiện:
  • Vì sao kinh tế NB phát triển mạnh mẽ từ sau CTTG2?
  • Vì sao gọi là “thần kì” NB?

- Vì sao nói: NB là một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới nửa sau thế kỷ XX?

  • Mối quan hệ VN-NB từ 1973-nay.
  • Từ 1973-nay, có những nhà lãnh đạo cấp cao nào đã đến thăm VN?

* Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ và lập bảng thống kê về tình hình KT, đối ngoại của Nhật Bản trong các giai đoạn: 1945 – 1952; 1952 – 1973; 1973 – 1991; 1991 – 2000?

Thời gian

1945 – 1952

1952 - 1973

1973 – 1991

1991 - 2000

Kinh tế

    

Đối ngoại

    

-Chuẩn bị bài mới Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh. Trả lời các câu hỏi:

+ Hãy cho biết hững biểu hiện của chiến tranh lạnh?

+ Hãy cho biết trương giai đoạn chiến tranh lạnh diễn ra, có những cuộc CT cục bộ nào, những cuộc chiến tranh đó chịu sự tác động của hai phe như ra sao?

Giáo án powerpoint lịch sử 12
Giáo án powerpoint lịch sử 12

Thông tin giáo án powerpoint:

  • Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
  • Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh
  • Bàn giao giáo án ngay và luôn

Phí giáo án:

  • 400k/cả năm

CÁCH ĐẶT GIÁO ÁN:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: nhắn tin hoặc gọi điện tới Zalo số: 0386 168 725 để thông báo: tôi đã đặt

=> Giáo án Lịch sử 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Từ khóa: Giáo án powerpoint lịch sử 12, GA trình lịch sử 12, GA điện tử lịch sử lớp 12

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THPT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay