Giáo án Lịch sử 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Lịch sử lớp 12 kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT 7 - BÀI 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH

I- MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh diễn ra sôi nổi, các nước lần lượt giành và bảo vệ được nền độc lập của mình.

  1. Năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

  • Năng lực tái hiện sự kiện về các phát minh khoa học, kỹ thuật.
  • Năng lực thực hành bộ môn: Giúp HS thấy được ngoài châu Á, hai Khu vực châu Phi, Mĩ la tinh PTĐTGP dân tộc vẫn phát triển mạnh mẽ và đã tự giải phóng, đẩy CNTD, CNĐQ vào giai đoạn sụp đổ hàng loạt.

3. Phẩm chất:

  • Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết quốc tế, ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi và khu vực Mĩ la
  • Chia sẻ với nhưĩng khó khăn mà nhân dân hai khu vực này đang phải đối mặt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

  • Lược đồ châu Phi và khu vực Mĩ la Tinh sau
  • Một số tư liệu, tranh ảnh về hai châu lục này.

2. Học sinh:

  • Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
  3. b) Nội dung: GV cho HS xem trên màn hình 2 bức ảnh: Kim tự tháp (Ai Cập); Hình ảnh nhà lãnh đạo kiệt xuất Phiđencaxtơrô đến than
  4. c) Sản phẩm: HS trả lời các em khác bổ sung, GV bổ sung chốt và giới thiệu vào bài mới: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân châu Phi và Mĩ La tinh bùng nổ và đã giành đựơc thắng lợi; tình hình kinh tế - xã hội ở đây cũng từng bước thay đổi nhưng còn không ít khó khăn và thách thức. Chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề nêu trên trong bài
  5. d) Tổ chức thực hiện

Hỏi HS: em biết gì về 2 bức tranh đó? HS suy nghĩ trả lời…

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung về quá trình đấu tranh giành độc lập các nước Châu Phi

  1. a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về quá trình đấu tranh giành độc lập các nước Châu Phi
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV treo lược đồ châu Phi sau CTTGII lên bảng sau đó khái quát vài nét về châu Phi:

HS: 54 quốc gia. DT: 30.3 triệu km2; DS: 800 triệu người (2000).

GV: Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào GPDT ở châu phi phát triển mạnh?

GV: Trình bày các giai đoạn chủ yếu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi?

=>Ai Cập(1953), Libi(1952), Angiêri(1962), Tuynidi, Marốc, Xuđăng(1956),Gana (1957),Ghinê(1958)

GV: Vì sao năm 1960 gọi là năm châu Phi? GV: Giải thích thêm theo tài liệu tham khảo ở SGV (năm 1960 có 17 nước giành được độc lập. Cuối 1960 ở châu đã có 27 quốc gia độc lập, chiếm 1/2 diện tích và ¾ dân số châu lục...)

GV: Giải thích khái niệm Apacthai và đặt câu hỏi: Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào phần ĐTGPDT?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trình bày và HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

I. Các nước Châu Phi.

1. Vài nét về quá trình đấu tranh giành độc lập. Sau CTTGII phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi phát triển mạnh.

- Những năm 50, PT diễn ra mạnh mẽ ở Bắc Phi tiêu biểu là Ai Cập (1952-1953), Li bi...sau đó lan sang các khu vực khác...

- Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi”.17 nước giành được độc lập

- Năm 1975 cách mạng Môdămbích và Ănggôla thắng lợi -> Đánh dấu sự sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.

- Từ sau 1975: hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ.

+ 1980, Cuộc đấu tranh chống PBCT của nhân dân Rôđêdia và Tây Nam Phi giành thắng lợi và nước cộng hoà ra đời ở Dimbabuê

 

+1990, Namibia tuyên bố độc lập

+1993,Ở Nam Phi, cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc(Apacthai) giành thắng lợi, nước cộng hoà Nam phi được thành lập, 4/1994, bầu cử đa chủng tộc Nenxơnmanđê la làm tổng thống.

=> Thắng lợi LS, đánh dấu sự sụp đổ hoàn hoàn của CNTD

2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội (ko dạy)

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về quá trình giành và bảo vệ độc lập của các nước Mỹ La Tinh.

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu về quá trình giành và bảo vệ độc lập của các nước Mỹ La Tinh.
  2. Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Treo lược đồ khu vực Mĩ La Tinh lên bảng, khái quát vài nét về khu vực này: 33 quốc gia. DT: 20.5 triệu km2; DS: 517 triệu người (2000)...,

GV: Tình hình khu vực MLT có gì khác so với châu Á và châu Phi sau CTTG2?

+ Thời gian giành độc lập?

+ Tình hình đất nước sau khi giành độc

lập?

GV: Tiêu biểu cho PTGPDT ở khu vực Mĩ La Tinh là nước nào?

GV: Củng cố, bổ sung thêm, tạo biểu tượng về Phiđen Catxtơrô.

GV: Phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này có những đặc điểm gì?

- GV: gợi ý về hình thức ?

GV: củng cố ngắn gọn, lấy dẫn chứng từ SGK.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trình bày và HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

II. Các nước Mĩ La Tinh.

1.Vài nét về quá trình giành và bảo vệ độc lập.

- Đầu TK XIX, giành độc lập từ T.Dân TBN, BĐN

nhưng lại bị lệ thuộc vào Mĩ.

- Sau CT cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu cho PTGPDT ở khu vực này là CM Cu Ba đã lật đổ chế độ độc tài Batixta, thành lập nước cộng hoà Cu Ba 1/1/1959

- Do ảnh hưởng của CM Cu ba, từ thập kỷ 60- 70, phong trào ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi: Vênêxuêla, Goatêmala, Pê ru, Nicanagoa, Chilê..

- Hình thức đấu tranh khá phong phú: Bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, khởi nghĩa vũ trang.

- Kết quả là chính quyền độc tài ở nhiều nước bị lật đổ, các CP dân tộc dân chủ được thành lập.

2.Tình hình phát triển kinh tế- xã hội (ko dạy)

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
  4. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
  5. Tổ chức thực hiện:

- Nêu nét chính phong trào GPDT ở Châu Phi, Mĩ La tinh.

- Điểm giống, khác nhau cơ bản giữa phong trào GPDT ở 2 khu vực này?

- Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào phần ĐTGPDT?

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn
  2. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
  3. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
  4. d) Tổ chức thực hiện:

- Liên hệ GPDT ở ở Châu Phi, Mĩ La tinh với Việt Nam?

(GV có thể gợi ý: Kháng chiến chống Pháp: là chống CNTD cũ; Kháng chiến chống Mĩ: là chống CNTD mới có thể giải thích thêm thế nào là CNTD cũ, mới để HS dể liên hệ).

- Hãy chỉ ra nét nổi bật của GPDT ở ở Châu Phi, Mĩ La tinh?

- Tìm hiểu:

+Về hoạt động hữu nghị của lãnh tụ Phiđencaxtơrô đối với CMVN và lãnh tụ Hồ Chí Minh.

+Câu nói nổi tiếng của chủ tịch Phiđencaxtơrô đối với CMVN.

+Mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Cu Ba.

* Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới Bài 6. Nước Mĩ

- Tìm hiểu các nội dung về nước Mĩ:

+ Diện tích, dân số, tổng số bang, đặc khu kinh tế, con người lãnh thổ, sự kiện 11/9/2001.

+ Mối quan hệ với Việt Nam: 1945-1994; 1995-nay.

+ Chính đối ngoại của Mĩ hiện nay.

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

Chương IV

MĨ - TÂY ÂU - NHẬT BẢN (1945 - 2000)

TIẾT 8 - BÀI 6: NƯỚC MỸ

  • MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được quá trình phát triển của nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 2000).

- Nhận thức được vị trí, vai trò ang đầu của Mỹ trong đời sống quốc tế.

- Hiểu được những thành tựu cơ bản của Mỹ trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, thể thao, văn hoá,…

2. Năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

  • Năng lực tái hiện sự kiện về các phát minh khoa học, kỹ thuật.
  • Năng lực thực hành bộ môn

+ Nhận thức khách quan và toàn diện hơn về nước Mỹ và con người Mỹ.

+ Ý thức hơn về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay đối với công cuộc hiện đại hoá đất nước đứng trước một nước như Mĩ.

3. Phẩm chất:

- Tự hào về thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trước một đế quốc Mỹ hùng mạnh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Bản đồ nước Mỹ và bản đồ thế giới.

- Tài liệu về nước Mỹ có liên quan

2. Học sinh:

Tìm hiểu SGK, lưu ý về những thành tựu của Mỹ từ 1945 đến nay

II- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
  3. b) Nội dung: GV cho HS xem trên màn hình 1 đoạn phim hoặc 1 hình ảnh về “sự kiện 11/9/2001”.

Sau đó hỏi HS: em biết gì đoạn phim (hình ảnh) trên? HS suy nghĩ trả lời…

  1. c) Sản phẩm: Dự kiến HS trả lời: vụ khủng bố 2 tòa tháp đôi của Mĩ ở Newyor (2 tòa tháp đôi là trung tâm thương mại thế giới đã từng là một biểu tượng của nước Mĩ...), các em khác bổ sung, GV bổ sung chốt và giới thiệu vào bài mới:

Sau chiến tranh thế giới thứ II, một nước tư bản đã vươn lên địa vị cường quốc số một thế giới, rất giàu có, đầy quyền lực và tham vọng, luôn theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới - đó chính là nước Mỹ. Để hiểu thêm về nước Mỹ, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 6...

  1. d) Tổ chức thực hiện: Sau khi xem hình ảnh, GV hỏi HS: em biết gì đoạn phim (hình ảnh) trên? HS suy nghĩ trả lời…
  2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung về nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1973.

  1. a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị-xã hội, chính sách đối ngoại
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Treo lược đồ khu vực Mĩ La Tinh lên bảng, khái quát vài nét về nước Mĩ (hoặc mời HS trả lời: Hợp chúng quốc Mĩ (Hoa kì). Tổng DT: 9.631.418 km2, DT đất: 9.161.923 km2; DS: 293.027.571 (2004).

GV: chia lớp thành 4 nhóm.với thời gian 5 phút thứ tự các nhóm:

Nhóm 1:Tìm hiểu về tình hình kinh tế Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973?

Nhóm 2: Tìm hiểu về nguyên của những thành tựu kinh tế Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973?

Nhóm 3: Tìm hiểu về tình hình KHKT của Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973?

Nhóm 4: Tìm hiểu về CS đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973?

- Chuyển sang giai đoạn từ 1973 đến 1991

Nhóm 1:

- Sau khi HS trả lời, GV yêu cầu HS nhận xét về sự phát triển của kinh tế Mỹ

- GV nhận xét - kết luận:

Kinh tế Mỹ phát triển ở mọi lĩnh vực, Mỹ trở thành nước giàu mạnh nhất TG

Nhóm 2: HS

+ Nguyên nhân khách quan?

+ Nguyên nhân chủ quan?

(Buôn bán vũ khí thu 114 tỉ USD lợi nhuận chiếm hơn 50% tổng lợi nhuận)

Giáo viên kết luận: Sau chiến tranh, Mỹ hội tụ đủ mọi thuận lợi để phát triển kinh tế.

Nhóm 3:

- GV yêu cầu học sinh theo dõi SGK và

nêu câu hỏi: Mỹ đạt được những thành tựu khoa học- kỹ thuật gì?Nó có tác dụng như thế nào đến nước Mỹ?HS:

(kinh tế, xã hội,…)

* GV kết luận và liên hệ (hiện nay Mỹ có những cửa hàng ăn miễn phí cho những người thất nghiệp

Nhóm 4:

CS đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973?

HS: Mục tiêu của chiến lược toàn cầu?

GV hỏi thêm:Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu, Mỹ đã vấp phải khó khăn, thất bại gì?.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trình bày và HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

I. Nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1973.

1. Về kinh tế:

- Sau chiến tranh thế giới thứ II , kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ.

+ Sản lượng công nghiệp chiếm hơn 1/2 sản lượng công nghiệp toàn TG

+ 1949: Sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của các nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại.

+ Nắm trên 50% tàu bè đi lại trên biển.

+ Chiếm 3/4 dự trữ vàng của thế giới.

+ Kinh tế Mỹ chiếm tới gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

=> Mỹ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.

* Nguyên nhân của sự phát triển:

+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào...

+ Mỹ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí.

+ Ứng dụng thành tựu KHKT hiện đại vào sản xuất tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm,…

+ Tập trung sản xuất và tư bản cao...

+ Do chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước.

2. Về khoa học kỹ thuật:

- Mỹ là nước khởi đầu cuộc cách mạng KH-KT lần thứ 2 và đạt được nhiều thành tựu lớn.

- Đi đầu trong các lĩnh vực:Chế tạo công cụ sản xuất mới ,vật liệu mới, năng lượng mới, chinh phục vũ trụ và đi đầu cuộc "CM xanh" trong nông nghiệp.

 

=> Kinh tế phát triển nhanh, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân

3. Về chính trị - xã hội (ko dạy)

4. Chính sách đối ngoại:

- Thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm bá chủ TG

* Mục tiêu:

+ Ngăn chặn đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt CNXH.

+ Đàn áp phong tràoGPDT, PTCN và cộng sản quốc tế; phong trào hoà bình, dân chủ thế giới

+ Khống chế, chi phối các nước đồng minh.

- Mỹ đã vấp phải nhiều khó khăn, thất bại: Các phong trào đấu tranh ở ngay trong nước Mỹ, nặng nề nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược VN

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu tình hình nước Mỹ từ 1973 đến 1991 và từ 1991 – 2000

  1. a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về kinh tế và đối ngoại của nước Mỹ trong 2 giai đoạn trên
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Cho biết tình hình kinh tế Mỹ từ 1973- 1991?

GV: Chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ này có gì thay đổi? Tại sao?

GV: Em biết gì về nước Mỹ trong giai đoạn này với 2 nhiệm kỳ của Tổng thống B.Clintơn (1993 – 2001?)

- Về kinh tế?

- Về khoa học - kỹ thuật?

- Về đối ngoại?

- Quan hệ Việt- Mỹ?

GV: Nhận xét về chiến lược “Cam kết và mở rộng” ?

- Tháng 2- 1994 B.Clintơn tuyên bố bãi bỏ cấm vận buôn bán với VN và đề nghị hai nước trao đổi cơ quan đại diện

- Tháng 11- 2000 B.Clintơn đến Hà Nội, đây là chuyến thăm VN đầu tiên của tổng thống Mỹ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trình bày và HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

II. Nước Mỹ từ 1973 đến 1991

1. Kinh tế:

- 1973 - 1982: Kinh tế khủng hoảng suy thoái.

- Từ 1983 kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại song không bằng trước

2. Đối ngoại: Có nhiều thay đổi

- Sau thất bại Việt Nam vẫn tiếp tục chiến lược toàn cầu, đối đầu với LX.

- 12- 1989 Mỹ - Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở đầu thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế

III. Nước Mỹ từ 1991 - 2000:

1. Kinh tế:

- Tuy có khó khăn nhưng kinh tế vẫn đứng đầu thế giới

2. Khoa học - kỹ thuật: Tiếp tục phát triển (chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế toàn thế giới).

3. Đối ngoại:

- Thập kỷ 90, B. Clintơn đưa ra chiến lược “Cam kết và mở rộng” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác

- Sau khi trật tự hai cực Ianta tan rã, Mỹ tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới, thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” nhưng còn gặp nhiều khó khăn

- Tháng 7- 1995 bình thường hoá quan hệ ngoại giao với VN

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
  3. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
  4. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- Nêu nét nổi bật về kinh tế Mĩ sau CTTG2, đặc biệt là giai đoạn 1945-1973.

- Chính sách đối ngoại của Mĩ sau CTTG2? Chú ý chiến lược toàn cầu: mục tiêu và giải pháp.

- Vì sao trước CTTG2 KHKT là ở Tây Âu, nhưng sau CTTG 2 KHKT là ở nước Mĩ?

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn
  2. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
  3. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
  4. d) Tổ chức thực hiện:

- Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau CTTG2?

- Vì sao sau CTTG 2 Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu? chiến lược toàn cầu có ảnh hưởng đến VN như thế nào?

- Vì sao tháng 7- 1995, Mĩ thực hiện bình thường hoá quan hệ ngoại giao với VN? VN có cơ hội và thách thức gì qua sự kiện này?

- Tìm hiểu:

+Mối quan hệ VN-Mĩ từ 1995-nay.

+Từ 1995-nay, có những tổng thống nào đến thăm VN?

* Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới Bài 7. Tây Âu

- Tìm hiểu các nội dung về Tây Âu

 

Giáo án Lịch sử 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án Lịch sử 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Lịch sử 12 kì 1 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Lịch sử 12. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

Từ khóa: gián án mới sử khối 12, lịch sử 12 kì 1 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an su 12 ki 1 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THPT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay