Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển

Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 - sách Chân trời sáng tạo. Giáo án bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển


BÀI 17: ĐẤU TRANH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC THỜI BẮC THUỘC

(2 tiết)

KHỞI ĐỘNG – GIẢI MÃ Ô CHỮ

Câu 1 (7 chữ cái): Truyền thuyết giải thích về một phong tục có nội dung ca ngợi tình nghĩa vợ chồng, tình cảm anh em.

Câu 2 (7 chữ cái): Tập tục được người Việt cổ sử dụng để làm đẹp và tránh bị thuỷ quái làm hại.

Câu 3 (9 chữ cái): Tín ngưỡng truyền thống của người Việt để tưởng nhớ về cội nguồn.

Câu 4 (9 chữ cái): Người Việt xem đây là cách làm đẹp và bảo vệ răng.

Câu 5 (7 chữ cái): Nghề rèn đúc kim loại nổi tiếng của người Việt cổ.

Câu 6 (13 chữ cái): Tầng lớp đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc trong thời Bắc thuộc.

Câu 7 (7 chữ cái): Yếu tố này được coi là một tế bào của xã hội.

Câu 8 (8 chữ cái): Tên vị hoàng tử làm bánh chưng, bánh giầy để dâng lên vua Hùng.

Câu 9 (6 chữ cái): Một phong tục phổ biến của người Việt cổ, ngày nay vẫn xuất hiện trong lễ cưới hỏi.

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. ĐẤU TRANH BẢO TỒN VĂN HÓA DÂN TỘC

Trải qua hàng thế kỉ, những ngôi làng Việt ẩn mình sau luỹ tre là thành trì kiên cố bảo vệ văn hoá truyền thống của người Việt đã hình thành và phát triển từ thời Văn Lang, Âu Lạc.

Quan sát Hình 17.1, 17.2

Hình ảnh dưới đây gợi cho em suy nghĩ gì về văn hóa người Việt?

Người Việt giữ được phong tục tập quán, sống ở làng quê trong những ngôi nhà giản dị.

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Những chuyển biến nào cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta thất bại?

Chuyển biến cho thấy chính sách đồng hóa của triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta thất bại

Người Việt vẫn nghe - nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.

Tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên tiếp tục được duy trì.

Phong tục, tập quán Việt vẫn được giữ gìn như tục nhuộm răng, ăn trầu,…..

  1. PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC

Nhân dân ta đã vừa bảo tồn văn hoá truyền thống vừa chủ động tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo những giá trị văn hoá bên ngoài để phát triển nền văn hoá dân tộc trong hơn ngàn năm Bắc thuộc.

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Nhân dân ta đã làm gì để phát triển văn hóa dân tộc trong hơn ngàn năm Bắc thuộc?

+ Phật giáo, đạo giáo

+ Chữ viết

+ Kĩ thuật

Phật giáo, đạo giáo

Phật giáo, đạo giáo du nhập vào nước ta hòa quyện với tín ngưỡng dân gian.

  • Truyền thuyết chùa Dâu giải thích tín ngưỡng thờ Tứ Pháp của người Việt.
  • Gồm 4 vị thần: mây, mưa, sấm, chớp. Đó là những vị thần bảo vệ mùa màng và phù hộ cho nông dân.

Chữ viết

Chủ động tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt, dùng âm Việt để đọc chữ Hán, vì vậy, vốn từ Hán - Việt ngày càng phong phú, đa dạng.

Kĩ thuật

Người Việt đã tiếp thụ một số kĩ thuật tiến bộ của Trung Quốc như làm giấy, dệt lụa, kĩ thuật bón phân bắc trong trồng trọt,...Một số sản phẩm thủ công thời kì này thể hiện khá rõ dấu ấn của sự giao lưu với văn hoá Trung Quốc.

  • Chuông Thanh Mai là bảo vật quốc gia có niên đại sớm nhất (năm 798) được phát hiện ở Việt Nam.
  • Cho biết ảnh hưởng của Phật giáo và sự giao lưu văn hoá, xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc.
  • Trải qua hàng nghìn năm, chiếc chuông không bị hoen gỉ, vẫn giữ nguyên được hình dáng, màu sắc ban đầu cho thấy kĩ thuật đúc đồng đỉnh cao của thời kì này.

Sự giao thoa văn hoá Hán - Việt được thể hiện qua hoa văn trang trí trên khay gốm: ở giữa khay gốm được trang trí hình ảnh ba con cá chụm đầu vào nhau theo điển tích “Tam ngư châu nguyệt” là chủ đề quen thuộc trong nghệ thuật tạo hình Trung Quốc. Viền ngoài khay được trang trí hoa văn đường tròn tiếp tuyến mang đậm dâu ấn văn hoá Đông Sơn càng tạo cho chiếc khay gốm thêm sinh động.

Ngoài một số tiếp thu có sáng tạo và chọn lọc nhân dân ta còn tiếp thu, sáng tạo một số có nguồn gốc từ Trung Quốc như tết Hàn thực, tết Đoan Ngọ, tết Trung thu,... nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với sinh hoạt văn hoá của người Việt.

Tết Hàn thực (Trung Quốc)=> Tết Bánh trôi, bánh chay (Việt Nam)

Tết Đoan ngọ (Trung Quốc)=> Tết giết sâu bọ (Việt Nam)

Tết Trung thu dành cho sum họp gia đình (Trung Quốc)=> Tết Trung thu dành cho thiếu nhi (Việt Nam)

Câu hỏi: Lời tâu của viên quan đô hộ  người Hán cho em biết điều gì?

“Việt là đất ở ngoài cõi. Dân cắt tóc vẽ mình, không thể lấy pháp độ của nước đội mũ mang đai mà trị được”.

(Ngô Sỹ Liên và các sử thần thời Lê, Đại Việt sử kí toàn thư (bản dịch), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.147).

Hướng dẫn tl:

Lời tâu của viên quan người Hán

  • Nước ta vốn là một nước độc lập (ngoài cõi), có truyền thống văn hoá, phong tục tập quán riêng (cắt tóc, vẽ mình), khác với người Hán, không thể áp đặt được.
  • Phản ánh sự thừa nhận thất bại từ chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.

LUYỆN TẬP

Trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm:

  1. Chữ Hán
  2. Chữ La-tin
  3. Chữ Phạn
  4. Chữ Chăm cổ

Đáp án A

Dưới thời Bắc thuộc, tư tưởng, tôn giáo nào được tiếp nhận một cách tự nhiên cùng với văn hóa truyền thống của người Việt?

  1. Phật giáo và Thiên chúa giáo
  2. Phật giáo và Đạo giáo
  3. Nho giáo và Thiên chúa giáo
  4. Phật giáo và Nho giáo

Đáp án B

Những phong tục, tập quán nào được người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn lưu giữ trong đời sống văn hoá hằng ngày của chúng ta ngày nay?

Trả lời

Thờ cúng tổ tiên

Nhuộm răng

Ăn trầu

Ăn mắm

Làm bánh chưng

VẬN DỤNG

Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nhiều học sinh “pha” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp?

Trả lời

  • “Pha” tiếng có tác dụng nhất định : khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian.
  • Tuy nhiên, việc lạm dụng sử dụng quá đà sẽ đánh mất đi bản sắc dân tộc, mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Lịch sử và địa lí 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay