Giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kì 2 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kì 2 sách kết nối tri thức. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn mĩ thuật 3 kết nối tri thức của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kì 2 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kì 2 kết nối tri thức


I. GIÁO ÁN BẢN WORD MĨ THUẬT 3 KẾT NỐI TRI THỨC KÌ 2

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 8: CHÂN DUNG NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH

 (4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu về cách thực hành, sáng tạo SPMT thể hiện chân dung.
  • Nhận biết cách điểm nhấn cho khuôn mặt của nhân vật trong SPMT.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
  • Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
  • Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực mĩ thuật:
  • Sử dụng được đường nét, hình, khối, màu để tạo SPMT thể hiện rõ đặc điểm chân dung của một người thân trong gia đình.
  • Thực hiện một số thao tác vẽ, xé, dán kết hợp các vật liệu sẵn có để thực hành và trang trí SPMT liên quan đến chủ đề.
  1. Phẩm chất
  • Cảm nhận được vẻ đẹp của chân dung người thân trong cuộc sống hằng ngày qua SPMT.
  • Yêu quý, quan tâm và giúp đỡ người thân trong các công việc hằng ngày.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Một số tranh ảnh, TPMT, videp clip (nếu có),…giới thiệu về chân dung các thành viên trong gia đình.
  • Hình ảnh, SPMT thể hiện chân dung bằng cách hình thức và chất liệu khác nhau (vẽ, xé, dán; miết đất nặn, nặn tạo dáng ;….).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS:

+ Nghe bài hát Gia đình nhỏ, hạnh phúc to. Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?

+ Giới thiệu về chân dung những thành viên trong gia đình em (ánh mắt, khuôn mặt, khuôn miệng,....).

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

 

- GV dẫn dắt vào bài học: Các em đã từng thực hiện bài vẽ chân dung những người thân yêu trong gia đình của mình? Các em có biết cách sử dụng được đường nét, hình, khối, màu để tạo SPMT thể hiện rõ đặc điểm chân dung của một người thân trong gia đình, cũng như thực hiện được một số thao tác vẽ, xé, dán kết hợp các vật liệu sẵn? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày bài học ngày hôm nay – Chủ đề 8: Chân dung người thân trong gia đình.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát

a. Mục tiêu 

- HS nhận biết các thành viên trong một gia đình.

- HS nhận biết được đặc điểm riêng trên khuôn mặt của từng nhân vật qua ảnh chụp.

- HS nhận biết được cách thể hiện chân dung qua các bước gợi ý, SPMT, TPMT.

b. Cách tiến hành

Hình ảnh chân dung qua một số bức ảnh

- GV hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh về chân dung qua một số bức anh SGK tr.46 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nêu một vài đặc điểm về chân dung nhân vật trong các bức ảnh trên (khuôn mặt, mái tóc, trang phục,...).

+ Em sẽ chọn chân dung của ai trong gia đình để thể hiện sản phẩm mĩ thuật? Hãy miêu tả về đặc điểm trên khuôn mặt của người đó.

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh các thành viên trong một gia đình để HS nhận biết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số cách thực hiện SPMT thể hiện chân dung

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SGK tr.47 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Vẽ chân dung là gì?

+ Theo em, có mấy cách vẽ chân dung?

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

- GV cho HS quan sát thêm một số hình minh họa các bước vẽ chân dung, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu các bước vẽ chân dung theo hai cách.

+ Khi vẽ chân dung, chúng ta cần chú ý đến những điều gì để làm nổi bật nhân vật muốn thể hiện?

- GV mời đại diện một số nhóm trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV mời 1 HS lên bảng làm mẫu và thị phạm trước lớp cho HS quan sát và ghi nhớ cách thực hiện.

- GV lưu ý HS:

+ Quan sát hoặc nhớ lại hình dạng, đặc điểm trên khuôn mặt nhân vật muốn thể hiện.

+ Phác hình cân đối trên khổ giấy.

+ Vẽ các chi tiết, bộ phận trên khuôn mặt theo đặc điêm riêng của nhân vật.

+ Sử dụng màu sắc có đậm, nhạt để làm nổi bật hình ảnh chân dung.

Chân dung trong sản phẩm mĩ thuật

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh chân dung trong sản phẩm mĩ thuật SGK tr.48 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ SPMT được thể hiện bằng chất liệu gì?

+ Nhân vật trong SPMT có những đặc điểm gì nổi bật (tóc, mắt, mũi, râu, miệng, trang phục,...)

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS quan sát và đọc mục Em có biết SGK tr.48, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy tìm các đặc điểm nổi bật trên khuôn mặt ở ảnh chân dung của họa sĩ?

+ Trong các bức tranh chân dung tự họa, họa sĩ đã thể hiện các chi tiết nào để tạo điểm nhấn mạnh trên khuôn mặt mình?

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV tóm tắt và giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

+ Pa-blô Pi-cát-xô là họa sĩ và nhiều khắc người Tây Ban Nha. Ông được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của trường phái Lập thể vào thế kỉ XX.

+ Sáng tác của trường phái Lập thể thường sử dụng các hình, các đường cắt không tuân thủ theo quy tắc thông thường với những góc nhìn khác nhau, mục đích chính là muốn nhấn mạnh các yếu tố muốn thể hiện trong tác phẩm của mình.

+ Trong các bức chân dung tự họa, họa sĩ Pa-blô Pi-cát-xô đã tập trung diễn tả các đặc điểm nổi bật trên khuôn mặt; khuôn mặt dài, mũi to, hai mắt to tạo điểm nhấn cho bức tranh.

- GV cho HS quan sát thêm một số SPMT và TPMT của họa sĩ thể hiện chân dung cho HS quan sát và tham khảo:

- GV kết luận:

+ Các thành viên trong gia đình, mỗi người đều có đặc điểm và cảm xúc khác nhau trên khuôn mặt.

+ Có nhiều hình thức, chất liệu để thể hiện SPMT chân dung khác nhau: vẽ bằng màu, nặn tạo dáng hoặc miết đất nặn, xé dán bằng giấy màu.

+ Các đường nét màu sắc diễn tả các chi tiết trên khuôn mặt làm nổi bật đặc điểm riêng và cảm xúc nhân vật.

Hoạt động 2: Thể hiện

a. Mục tiêu: HS thực hiện được SPMT thể hiện chân dung một người thân trong gia đình.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS chọn hình thức yêu thích (vẽ, xé, dán, nặn) tạo một SPMT thể hiện chân dung một người thân trong gia đình.

- GV cho HS thực hành SPMT theo gợi ý:

+ Chọn một người thân trong gia đình thể hiện SPMT.

+ Vẽ phác hình chân dung của nhân vật cân đối trên khổ giấy.

+ Chọn chất liệu để thể hiện.

+ Cách thực hiện: làm sản phẩm 2D hoặc 3D phù hợp với năng lực của bản thân.

- GV hướng dẫn HS quan sát một số SPMT trong SGK tr.49.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Bài hát ca ngợi tình yêu vô bờ bến mà cha mẹ dành cho con cái, cũng như nhắc nhở con cái về công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha mình.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Một vài đặc điểm về chân dung nhân vật trong các bức ảnh trên:

·        Giới tính: nam hay nữ.

·        Độ tuổi: già hay trẻ.

·        Khuôn mặt: tròn, vuông chữ điền, trái xoan, dài,...

·        Mái tóc: dài hay ngắn, óng ả, suôn mượt, ...

·        Trang phục: trang phục màu hè hay mùa đông, có cổ hay không có cổ, trang phục nam hay nữ, trang phục già hay trẻ.

+ HS có thể chọn vẽ chân dung của ông, bà, bố, mẹ, anh chị (em) của mình để thể hiện SPMT. Ví dụ, chân dung của mẹ khuôn mặt hình trái xoan, mái tóc dài ngang vai, hơi nâu vàng, mắt to, lông mày mảnh và cong, mũi thẳng và nụ cười rất tươi,...

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Vẽ chân dung là cách người vẽ dựa vào những đặc điểm trên khuôn mặt để thể hiện. Tranh chân dung có nhiều loại như: tranh chân dung toàn thân, bán thân hoặc chỉ tập trung thể hiện biểu cảm trên khuôn mặt.

+ Có 2 cách vẽ chân dung:

·        Vẽ qua trí nhớ.

·        Vẽ bằng cách quan sát trực tiếp.

- HS thảo luận theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lên bảng.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

- HS trả lời:

+ Hình 1:

·        SPMT được thể hiện từ đất nặn.

·        Nhân vật trong tác phẩm "Mẹ" có: mái tóc dài ngang vai, màu tóc hơi nâu đỏ, mắt cận, dáng người hơi tròn, trang phục nội trợ.

+ Hình 2:

·        SPMT được thể hiện từ màu dạ.

·        Nhân vật trong tác phẩm "Ông nội em": có râu dài, mặt hơi dài, tóc ngắn.

+ Hình 3:

·        SPMT được thể hiện từ giấy màu, bìa, màu dạ, bút sáp.

·        Nhân vật trong tác phẩm "Chị gái": có mái tóc dài màu nâu vàng, trang phục mùa đông, mắt to, hai má hồng, lông mày mảnh.

- HS quan sát.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 II. GIÁO ÁN BẢN POWERPOINT MĨ THUẬT 3 KẾT NỐI TRI THỨC KÌ 2

Chào mừng các em đến với buổi học ngày hôm nay

KHỞI ĐỘNG

Cô mời các em lắng nghe giai điệu của bài hát “Một gia đình nhỏ một hạnh phúc to”

Em có cảm nhận gì sau khi nghe xong bài hát?

Em có cảm nhận gì sau khi nghe xong bài hát?

Chủ đề 8: Chân dung người thân trong gia đình

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Hình ảnh chân dung qua một số bức ảnh
  2. Một số cách thực hiện SPMT thể hiện chân dung
  3. Chân dung trong sản phẩm mĩ thuật
  4. Luyện tập

Hình ảnh chân dung qua một số bức ảnh

Nêu một vài đặc điểm về chân dung nhân vật trong các bức ảnh trên (khuôn mặt, mái tóc, trang phục,...).

Ảnh chân dung

  • Giới tính: nam hay nữ.
  • Độ tuổi: già hay trẻ.
  • Khuôn mặt: tròn, vuông chữ điền, trái xoan, dài,...
  • Mái tóc: dài hay ngắn, óng ả, suôn mượt, ...
  • Trang phục: trang phục màu hè hay mùa đông, có cổ hay không có cổ, trang phục nam hay nữ, trang phục già hay trẻ.

Một vài hình ảnh về các thành viên trong gia đình

MỘT SỐ CÁCH THỂ HIỆN CHÂN DUNG

Vẽ qua trí nhớ

Vẽ chân dung là gì?

Quan sát trực tiếp

Có mấy cách vẽ chân dung?

Vẽ chân dung là cách người vẽ dựa vào những đặc điểm trên khuôn mặt để thể hiện. Tranh chân dung có nhiều loại như: tranh chân dung toàn thân, bán thân hoặc chỉ tập trung thể hiện biểu cảm trên khuôn mặt.

Có 2 cách vẽ chân dung

  • Vẽ qua trí nhớ
  • Quan sát trực tiếp

LƯU Ý

  • Quan sát hoặc nhớ lại hình dạng, đặc điểm trên khuôn mặt nhân vật muốn thể hiện.
  • Phác hình cân đối trên khổ giấy.
  • Vẽ các chi tiết, bộ phận trên khuôn mặt theo đặc điêm riêng của nhân vật.
  • Sử dụng màu sắc có đậm, nhạt để làm nổi bật hình ảnh chân dung.

Chân dung trong sản phẩm mĩ thuật

Các sản phẩm mĩ thuật trên được thể hiện bằng chất liệu gì?

Các nhân vật trong các sản phẩm mĩ thuật có gì đặc biệt?

  • SPMT được thể hiện từ đất nặn.
  • Nhân vật trong tác phẩm "Mẹ" có: mái tóc dài ngang vai, màu tóc hơi nâu đỏ, mắt cận, dáng người hơi tròn, trang phục nội trợ.
  • SPMT được thể hiện từ màu dạ.
  • Nhân vật trong tác phẩm "Ông nội em": có râu dài, mặt hơi dài, tóc ngắn.
  • SPMT được thể hiện từ giấy màu, bìa, màu dạ, bút sáp.
  • Nhân vật trong tác phẩm "Chị gái": có mái tóc dài màu nâu vàng, trang phục mùa đông, mắt to, hai má hồng, lông mày mảnh.

Em có biết?

     Quan sát

KẾT LUẬN

  • Các thành viên trong gia đình, mỗi người đều có đặc điểm và cảm xúc khác nhau trên khuôn mặt.
  • Có nhiều hình thức, chất liệu để thể hiện SPMT chân dung khác nhau: vẽ bằng màu, nặn tạo dáng hoặc miết đất nặn, xé dán bằng giấy màu.
  • Các đường nét màu sắc diễn tả các chi tiết trên khuôn mặt làm nổi bật đặc điểm riêng và cảm xúc nhân vật.

LUYỆN TẬP

  • Các em chọn hình thức yêu thích (vẽ, xé, dán, nặn) tạo một SPMT thể hiện chân dung một người thân trong gia đình.
  • Gợi ý:  Em chọn một người thân trong gia đình, phác thảo chân dung sao cho cân đối với khổ giấy, tùy chọn hình thức 2D hoặc 3D để thực hiện sản phẩm.
  • Quan sát một số tác phẩm

LƯU Ý

  • Vẽ SPMT từ màu, bằng hình thức vẽ: vẽ hình cân đối trên khổ giấy, chọn và vẽ các chi tiết thể hiện rõ đặc điểm, cảm xúc nhân vật. Có thể trang trí thêm một số chi tiết cho bức tranh thêm sinh động.
  • Về SPMT từ đất nặn: chọn màu phù hợp để thể hiện bài miết đất hoặc nặn tạo dáng, chú ý đậm – nhạt và sự kết hợp giữa các màu sao cho nổi bật hình chân dung muốn thể hiện.

Thảo luận

Hướng dẫn:

Các em thảo luận nhóm dựa vào các gợi ý sau đây:

+ Bạn đã lựa chọn ai trong gia đình của mình để thể hiện SPMT?

+ Bạn thích đặc điểm nào riêng của nhân vật trong SPMT.

Chi tiết nào khiến em thích nhất về sản phẩm của bạn?

  • Em nhận ra bạn đã thể hiện chân dung ai trong gia đình của bạn?
  • Em thích SPMT nào nhất? Vì sao?

Vận dụng

“Tạo bức tranh chân dung người thân trong gia đình”

LƯU Ý

  • Chọn và vẽ hình chân dung người thân trong gia đình cân đối với phần giấy.
  • Dùng đất nặn miết, đắp nổi theo hình khuôn mặt đã vẽ.
  • Tạo các chi tiết trên khuôn mặt.
  • Dùng sợi len để thể hiện tóc.
  • Miền đất phần áo nhân vật và nền sản phẩm.
  • Tạo hình áo bằng giấy màu và nét vẽ.
  • Sử dụng cúc áo, giấy màu, sợi len để tạo hình các con cá, rêu,....để trang trí phần nền sản phẩm theo ý thích.

Các em nhớ nhé!

  • Ôn tập lại nội dung chủ đề ngày hôm nay.
  • Đọc trước và chuẩn bị cho chủ đề tuần sau.
  • Hoàn thành sản phẩm mĩ thuật của mình.

Cảm ơn các em đã chú ý lắng nghe!

Giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kì 2 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint mĩ thuật 3 kết nối tri thức với cuộc sống, GA trình chiếu mĩ thuật 3 kết nối tri thức, GA điện tử mĩ thuật 3 kết nối tri thức, bài giảng điện tử mĩ thuật 3 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Chat hỗ trợ
Chat ngay