Giáo án powerpoint sinh học 11

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint sinh học 11. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn sinh học 11 của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint sinh học 11
Giáo án powerpoint sinh học 11
Giáo án powerpoint sinh học 11
Giáo án powerpoint sinh học 11
Giáo án powerpoint sinh học 11
Giáo án powerpoint sinh học 11
Giáo án powerpoint sinh học 11
Giáo án powerpoint sinh học 11

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint sinh học 11

Một số tài liệu quan tâm khác


1. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG SINH HỌC 11

Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng

  • Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
  • Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
  • Bài 3: Thoát hơi nước
  • Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
  • Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
  • Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
  • Bài 7: Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón
  • Bài 8: Quang hợp ở thực vật
  • Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
  • Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
  • Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
  • Bài 12: Hô hấp ở thực vật
  • Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và carôtenôit
  • Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
  • Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
  • Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
  • Bài 17: Hô hấp ở động vật
  • Bài 18: Tuần hoàn máu
  • Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
  • Bài 20: Cân bằng nội môi
  • Bài 21: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
  • Bài 22: Ôn tập chương 1

Chương 2: Cảm ứng

  • Bài 23: Hướng động
  • Bài 24: Ứng động
  • Bài 25: Thực hành: Hướng động
  • Bài 26: Cảm ứng ở động vật
  • Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
  • Bài 28: Điện thế nghỉ
  • Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
  • Bài 30: Truyền tin qua xináp
  • Bài 31: Tập tính của động vật
  • Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo)
  • Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật

Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển

  • Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
  • Bài 35: Hoocmôn thực vật
  • Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa
  • Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
  • Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
  • Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)
  • Bài 40: Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật

Chương 4: Sinh sản

  • Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
  • Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
  • Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
  • Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
  • Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
  • Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
  • Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
  • Bài 48: Ôn tập chương 2, 3 và 4

2. GIÁO ÁN WORD BÀI

Bài 11: QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

I/ MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

- Giải thích được quang hợp quyết định đến năng suất cây trồng

- Phân biệt được năng suất sinh học và năng suất kinh tế.

- Hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật làm tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển của quang hợp

2 .Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thí nghiệm

  1. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1- Chuẩn bị của GV:

- Phiếu học tập

- Sơ đồ về bảng số liệu phân tích thành phần hoá học trong sản phẩm của cây trồng

Nguyên tố hoá học

Cacbon

Oxi

Hiđrô

Các nguyên tố khác

Tỉ lệ %

45%

42-45%

6,5%

5-10%

2- Chuẩn bị của HS:

- Ôn tập kiến thức quang học đã học ở lớp 10

- Nghiên cứu bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/ Nội dung 1 - Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Cường độ của ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?

HS1: Trả lời

HS2: Nhận xét, bổ sung.

GV: Đánh giá, cho điểm học sinh.

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu :

- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.

b.Nội dung hoạt động: trò chơi, gợi mở..

c.Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d.Tổ chức thực hiện

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến QH

  1. Mục tiêu :

- Giải thích được quang hợp quyết định đến năng suất cây trồng

  1. Nội dung hoạt động: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
  2. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh thông qua nghiên cứu sgk
  3. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV giới thiệu tranh vẽ hình 10.1; Hướng dẫn HS quan sát:

GV chỉ rõ điểm bù ánh sáng, điểm bão hoà ánh sáng trên hình vẽ.

Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời:

- Điểm bù ánh sáng là gì?

- Điểm bão hoà ánh sáng là gì?

- Từ điểm bù ánh sáng đến điểm bão hoà ánh sáng, cường độ quang hợp có mối tương quan như thế nào với cường độ ánh sáng?

- Vậy cường độ ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến cường độ quang hợp?

- Vậy có cách nào để điều chỉnh ánh sáng cho trồng trọt không?

- Có phải tất cả các tia sáng đều có ý nghĩa đối với QH?

- Thành phần của tia sáng có bị biến động không? Khi nào?

- Nguồn cung cấp CO2 cho không khí có từ đâu?

- Cường độ QH phụ thuộc như thế nào vào nồng độ CO2?

- Các loài cây khác nhau cường độ QH có giống nhau không?

- Nước có vai trò gì đối với QH?

- Tóm lại thiếu nước ảnh hưởng như thế nào đến QH?

- Tại sao khi thiếu nước thì cây chịu hạn có thể duy trì QH ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm?

GV Treo hình vẽ 10.3, giới thiệu hình vẽ:

- Nhìn vào tranh, hãy mô tả sự ảnh hưởng của nhiệt đến QH?

- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng như thế nào đến QH?

H: Tại sao nói: QH quyết định khoảng 90 – 95% năng suất cây trồng?

- Phân biệt năng suất sinh học và năng suất kinh tế?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa kiến thức

GV: Trong tự nhiên nồng độ CO2 trung bình là 0,03%. Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây có thể QH được là 0,008 – 0,01%.

GV giới thiệu tranh vẽ hình 10.2 : Đường biểu thị sự phụ thuộc của QH vào nồng độ CO2:

+Đường I: Cây bí đỏ

+Đường II: Cây đậu.

GV: Cường độ QH không chỉ phụ thuộc vào nồng độ CO2 mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác.

I/ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QH.

1. Ánh sáng.

a) Cường độ ánh sáng:

- Điểm bù ánh sáng là điểm tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.

- Điểm bão hoà (điểm no) ánh sáng là trị số ánh sáng mà từ đó cường độ quang hợp không tăng thêm cho dù cường độ ánh sáng tiếp tục tăng.

- Nếu tăng cường độ ánh sáng thì cường độ QH sẽ tăng.

 

b) Quang phổ ánh sáng:

QH chỉ xảy ra tại:

- Miền xanh tím:Kích thích sự tổng hợp các axitamin, prôtêin

-Miền ánh sáng đỏ: Xúc tiến hình thành Cacbohiđrat.

2. Nồng độ CO2

Cường độ QH tăng tỉ lệ thuận với nồng độ CO2 , sau đó tăng chậm đến một trị số bão hoà. Vượt quá trị số bão hoà thì cường độ quang hợp sẽ giảm.

 

 

 

 

 

 

3. Nước.

Khi thiếu nước 40 – 60%, quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng hẳn.

4. Nhiệt độ.

Ảnh hưởng đến các phản ứng của enzim trong QH.

5. Nguyên tố khoáng.

 

 

Hoạt động 2: Quang hợp và năng suất cây trồng.

  1. Mục tiêu :

- Phân biệt được năng suất sinh học và năng suất kinh tế.

- Hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật làm tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển của quang hợp

  1. Nội dung hoạt động: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
  2. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh thông qua nghiên cứu sgk
  3. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến QTQH để điều tiết năng suất cây trồng.

- Có những biện pháp nào? tại sao khi tăng diện tích lá lại làm tăng NS cây trồng? Bằng cách nào có thể tăng cường độ QH?

- Tăng hệ số kinh tế là như thế nào? Tăng hệ số kinh tế cần thực hiện những công việc gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

-Học sinh quan sát tranh vẽ, nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi của giáo viên

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Hs trình bày đáp án trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

Giáo viên lắng nghe, nhận xét, chốt lại ý kiến

 

II/ QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG.

1. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng.

 

NSSH: Là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày/1ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

NSKT: Là một phần của NSSH được tích luỹ trong các cơ quan.

2. Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp.

a) Tăng diện tích bề mặt lá.

Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích luỹ chất hữu cơ trong cây, tăng năng suất cây trồng.

b) Tăng cường độ quang hơp.

- Cường độ quang hợp thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy quang hợp (lá).

- Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kĩ thuật chăm sóc, bón phân, cung cấp nước hợp lý, tuỳ thuộc vào giống, loài cây trồng.

- Tuyển chọn và tạo mới các giống cây trồng có cường độ quang hợp cao.

c) Tăng hệ số kinh tế.

 

=>Cung cấp nước, bón phân, chăm sóc hợp lí , tạo điều kiện cho cây hấp thu và chuyển hóa năng lượng tốt, góp phần bảo vệ môi trường.

C: LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu:

- Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

  1. Nội dung hoạt động: Hoạt động cá nhân làm bài tập
  2. Sản phẩm: Đáp án của học sinh
  3. Tổ chức thực hiện

-Giáo viên giao bài tập và yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập trong vòng 8p

Câu 1. Quang hợp quyết định khoản

  1. 90 - 95% năng suất của cây trồng.
  2. 80 - 85% năng suất của cây trồng.
  3. 60 - 65% năng suất của cây trồng
  4. 70 - 75% năng suất của cây trồng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 2. Năng suất tinh tế là

  1. toàn bộ năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
  2. 2/3 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
  3. 1/2 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
  4. một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 3. Năng suất sinh họclà tổng lượng chất khô tích lũy được

  1. mỗi giờ trên 1 ha trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
  2. mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
  3. mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
  4. mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 4. Cho các biện pháp sau:

(1) Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây tăng năng suất cây trồng.

(2) Điều khiển tăng diện tích bộ lá nhờ các biện pháp: bón phân, tưới nước hợp lý, thực hiện kỹ thuật chăm sóc phù hợp đối với mỗi loại và giống cây trồng.

(3) Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lý, phù hợp đối với mỗi loài và giống cây trồng. Tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.

(4) Trồng cây với mật độ dày đặc để là nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp.

(5) Tuyển chọn cách dùng cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỷ lệ cao (hạt, quả, củ,...) tăng hệ số kinh tế của cây trồng.

(6) Các biện pháp nông: sinh bón phân hợp lý.

Những biện pháp nào trên đây được sử dụng để tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang hợp?

  1. (1), (2) và (3). B. (1), (2), (3) và (4).
  2. (1), (2), (3), (5) và (6). D. (3) và (4).

Đáp án: C

  1. VẬN DỤNG (8’)
  2. Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

  1. Nội dung hoạt động: hoạt động nhóm
  2. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
  3. Tổ chức thực hiện

GV đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời

Phiếu học tập

Các hướng điều khiển quang hợp

Các biện pháp kĩ thuật

1-Tăng diện tích lá

2-Tăng cường độ quang hợp

3-Tăng hệ số kinh tế

 

Bảng phụ: NỘI DUNG CỦA PHIẾU HỌC TẬP

Các hướng điều khiển quang hợp

Các biện pháp kĩ thuật

1-Tăng diện tích lá (1, 2)

 

2-Tăng cường độ quang hợp (1,2)

 

3-Tăng hệ số kinh tế (3)

-(1) Sử dụng các biện pháp nông sinh hợp lí như bón phân hợp lí, kĩ thuật chăm sóc phù hợp...

-(2) Tuyển chọn và sử dụng giống mới.

-(3) Sử dụng giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỉ lệ cao.

Giáo án powerpoint sinh học 11
Giáo án powerpoint sinh học 11

Thông tin giáo án powerpoint:

  • Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
  • Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh
  • Bàn giao giáo án ngay và luôn

Phí giáo án:

  • 400k/cả năm

CÁCH ĐẶT GIÁO ÁN:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: nhắn tin hoặc gọi điện tới Zalo số: 0386 168 725 để thông báo: tôi đã đặt

=> Giáo án Sinh học 11 kì 1 soạn theo công văn 5512

Từ khóa: Giáo án powerpoint sinh học 11, GA trình sinh 11, GA điện tử sinh học lớp 11

Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THPT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay