Kênh giáo viên » Sinh học 10 » Giáo án powerpoint sinh học 10

Giáo án powerpoint sinh học 10

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint sinh học 10. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn sinh học 10 của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint sinh học 10
Giáo án powerpoint sinh học 10
Giáo án powerpoint sinh học 10
Giáo án powerpoint sinh học 10
Giáo án powerpoint sinh học 10
Giáo án powerpoint sinh học 10
Giáo án powerpoint sinh học 10
Giáo án powerpoint sinh học 10

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint sinh học 10

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

1. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG SINH HỌC 10

Phần 1: Giới thiệu chung về thế giới sống

  • Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
  • Bài 2: Các giới sinh vật

Phần 2: Sinh học tế bào

Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào

  • Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
  • Bài 4: Cacbohiđrat và lipit
  • Bài 5: Protêin
  • Bài 6: Axit nuclêic

Chương 2: Cấu trúc của tế bào

  • Bài 7: Tế bào nhân sơ
  • Bài 8: Tế bào nhân thực
  • Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
  • Bài 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
  • Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
  • Bài 12: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

  • Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
  • Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
  • Bài 15: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim
  • Bài 16: Hô hấp tế bào
  • Bài 17: Quang hợp

Chương 4: Phân bào

  • Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
  • Bài 19: Giảm phân
  • Bài 20: Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành
  • Bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào

Phần 3: Sinh học vi sinh vật

Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

  • Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
  • Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
  • Bài 24: Thực hành: Lên men êtilic và lactic

Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

  • Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật
  • Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
  • Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
  • Bài 28: Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật

Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm

  • Bài 29: Cấu trúc của các loại virut
  • Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
  • Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
  • Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
  • Bài 33: Ôn tập phần sinh học vi sinh vật

2. GIÁO ÁN WORD BÀI

Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Học sinh phải nêu được khái niệm giới.

- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới).

- Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật).

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực nghiên cứu khoa học,năng lực thí nghiệm

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Tranh phóng to hình 2/ SGK

- Tranh ảnh đại diện của sinh giới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
  3. b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv đặt câu hỏi GV: VD: Một cây đậu, một con bò, một con trùng đế giày, một con chó, rêu, vi khuẩn, nấm đảm, nấm nhầy.. Các loại này thuộc này thuộc giới sinh vật nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: HS : trả lời-> GV dẫn dắt vào bài mới

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Giới và hệ thống phân loại 5 giới

  1. a) Mục tiêu:

- Học sinh phải nêu được khái niệm giới.

- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới).

  1. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.

? Giới là gì?

GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhanh trả lời.

? Sinh giới được chia thành mấy giới? Do ai đề nghị

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới:

1. Khái niệm giới:

Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có đặc điểm chung.

2. Hệ thống phân loại 5 giới:

Oaitâykơ và Magulis chia thế giới sinh vật thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật

Hoạt động 2: Đặc điểm chính của mỗi giới

  1. a) Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật).
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS tách nhóm, nêu câu hỏi, phân công HS thảo luận theo nhóm.

+ Nhóm 1:

Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Khởi sinh.

GV nhận xét, kết luận

+ Nhóm 2:

Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh và giới Nấm.

+ Nhóm 3:

Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Thực vật?

+ Nhóm 4:

Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Động vật?

GV yêu cầu nhóm 4 trình bày kết quả.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét, kết luận.

 

II. Đặc điểm chính của mỗi giới:

1. Giới Khởi sinh: (Monera)

- Tế bào nhân sơ, kích thước rất nhỏ (1-5µm)

- Hình thức sống: tự dưỡng, dị dưỡng hoại sinh, kí sinh.

2. Giới Nguyên sinh: (Protista)

- Gồm: nhóm Tảo, nhóm Nấm nhầy, nhóm Động vật nguyên sinh.

 

- Hình thức sống: tự dưỡng, dị dưỡng hoại sinh.

3. Giới Nấm: (Fungi)

- Tế bào nhân thực, đơn bào và đa bào sợi, thành tế bào có chứa kitin,…

- Hình thức sống: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.

4. Giới Thực vật: (Plantae)

- Cơ thể đa bào, nhân thực, tế bào có thành Xenlulôzơ.

- Là sinh vật tự dưỡng sống cố định, phản ứng chậm .

- Vai trò : cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu, điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm,… cho con người.

5. Giới Động vật: (Amialia)

- Cơ thể đa bào, nhân thực.

- Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.

- Vai trò góp phần làm cân bằng hệ sinh thái, cung cấp nguyên liệu và thức ăn cho con người.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
  3. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi

Câu 1: Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc

  1. giới Khởi sinh. B. giới Nấm.
  2. giới Nguyên sinh. D. giới Động vật.

Đáp án: A

Câu 2: Các nghành chính trong giới thực vật là

  1. Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
  2. Rêu, Hạt trần, Hạt kín.
  3. Tảo lục đa bào, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
  4. Quyết, Hạt trần, Hạt kín.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 3: Cho các ý sau:

(1) Hầu hết đơn bào.

(2) Sinh trưởng, sinh sản nhanh.

(3) Phân bố rộng.

(4) Thích ứng cao với điều kiện sống.

(5) Có khả năng chịu nhiệt và chịu lạnh tốt.

(6) Quan sát được bằng mắt thường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của vi sinh vật nói chung?

  1. 2 B. 4 C. 3 D. 5.

Đáp án: B

Câu 4: Trong một cánh rừng gồm các cấp tổ chức sống cơ bản là

  1. Cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
  2. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã.
  3. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
  4. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 5: Thế giới sinh vật được phân thành các nhóm theo trình tự là

  1. Loài → chi → họ →bộ→lớp→ngành → giới.
  2. chi → họ → bộ→lớp→ngành → giới→ loài
  3. Loài → chi → bộ → họ →lớp→ngành → giới.
  4. Loài → chi →lớp → họ →bộ →ngành → giới.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

  1. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
  2. d) Tổ chức thực hiện:
  3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  4. a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  5. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

1/ Hệ thống mở và tự điều chỉnh là gì?

2/ Tại sao các sinh vật trên trái đất đều có chung nguồn gốc tổ tiên nhưng ngày nay lại đa dạng phong phú như vậy?

  1. c) Sản phẩm: HS làm các bài tập

1/ Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của MT mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

- Khả năng tự điều chỉnh hệ thống sống nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển.

2/ Sinh vật có cơ chế phát sinh biến dị, di truyền được chọn lọc tự nhiên chọn lọc nên thích nghi với môi trường và tạo nên một thế giới sống đa dạng và phong phú.

- Sinh vật không ngừng tiến hoá.

  1. d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Đọc mục “Em có biết” Hệ thống 3 lãnh giới.

- Xem lại cấu tạo các nguyên tố trong bảng TH các nguyên tố hoá học của Menđêlêep.

- Khái niệm về liên kết cộng hoá trị, các điện tử vòng ngoài của các nguyên tố C, H, O, N.

..........................................................................................................................................................

Giáo án powerpoint sinh học 10
Giáo án powerpoint sinh học 10

Thông tin giáo án powerpoint:

  • Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
  • Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh
  • Bàn giao giáo án ngay và luôn

Phí giáo án:

  • 400k/cả năm

CÁCH ĐẶT GIÁO ÁN:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: nhắn tin hoặc gọi điện tới Zalo số: 0386 168 725 để thông báo: tôi đã đặt

=> Giáo án Sinh học 10 kì 1 soạn theo công văn 5512

Từ khóa: Giáo án powerpoint sinh học 10, GA trình sinh 10, GA điện tử sinh học lớp 10

Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THPT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay