Giáo án Sinh học 11 kì 1 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Sinh học lớp 11 kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Sinh học 11 kì 1 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày Soạn:

Tiết 3

BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  1. Kiến thức:Học sinh cần phải:

- Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật

- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước

-Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

  1. Năng lực

a/ Năng lực kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

  1. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Giáo viên:

-Tranh hình 3.1, , 3.3, 3.4 (SGK)

  1. Học sinh:

- Học bài cũ (bài 2) và đọc trước bài 3

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu :

- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.

  1. Nội dung hoạt động: trò chơi, gợi mở..
  2. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
  3. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-Giáo viên đưa ra câu hỏi: Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Bước 4: Kết luận, nhận định

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu :

- Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật

- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước

-Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

b. Nội dung hoạt động: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d.Tổ chức thực hiện

 

Hoạt động của GV - HS

Sản phẩm dự kiến

 

Hoạt động 1: Vai trò của quá trình thoát hơi nước

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-GV:Cho HS nghiên cứu SGK mục I, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

?So sánh tỉ lệ giữa lượng nước cây sử dụng để trao đổi tạo chất hữu cơ và lượng nước cây hấp thu được?

-GV nêu vấn đề: Lượng nước cây thoát vào không khí là rất lớn,vậy sự thoát hơi nước của cây có vai trò gì?

? Vai trò của thoát hơi nước đối với vận chuyển các chất trong cây?( Bài cũ)

-GV: Nêu vấn đề: ngô thoát 250 kg nước để tổng hợp 1 kg chất khô, lúa mì hay khoai tây thoát 600kg nước mới tổng hợp được 1kg chất khô. Vậy sự thoát hơi nước liên quan với quá trình tổng hợp chất hữu cơ của thực vật như thế nào?

-GV:Treo, giới thiệu tranh H3.2 (SGK),cho HS quan sát và dẫn dắt bằng các câu hỏi:

? Nhận xét về con đường khuếch tán của CO2 từ môi trường vào lá và khuếch tán hơi nước từ lá ra ngoài?Từ đây rút ra vai trò của thoát hơi nước?

? Tại sao những ngày nhiệt độ môi trường cao cây thoát hơi nước mạnh, phản ứng này có lợi gì cho cây?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

-Nghiên cứu SGK mục I để trả lời

- Nhớ lại bài học trước đẻ trả lời

- Nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi

- Quan sát tranh,nghiên cứu SGK để trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

-Hs trình bày câu trả lời trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt đáp án

I. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC

- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất

- Nhờ có thoát hơi nước , khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp

- Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng đảm bảo cho quá trình sinh lí xảy ra bình thường

 

Hoạt động 2: Thoát hơi nước qua lá

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-Giáo viên yêu cầu hs nghiên cứu SGK và cho biết thí nghiệm nào chứng tỏ lá là cơ quan thoát hơi nước?

-GV:Cho HS xem bảng3: kết quả thực nghiệm của Garô,đặt câu hỏi:

?Số lượng khí khổng ở mặt lá cây có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây như thế nào?

?Lá cây đoạn và lá cây thường xuân đều không có lỗ khí ở mặt trên lá nhưng lá cây đoạn thì có thoát hơi nước còn lá cây thường xuân thì không?

?Vậy những cấu trúc nào của lá tham gia vào quá trình thoát hơi nước

?So sánh lượng hơi nước thoát ra ở mặt trên và mặt dưới của lá?Vì sao?Từ đó có thể rút ra kết luận gì?

GV:Treo, giới thiệu tranh H3.4 (SGK). Cho HS quan sát,đặt câu hỏi:

?Mô tả cấu tạo tế bào khí khổng?

?Nghiên cứu SGK và giải thích cơ chế đóng mở khí khổng?

?Tại sao khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn?

?Lá non và lá già,loại lá nào thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu hình 3.2(SGK) để trả lời

-Nghiên cứu Bảng3 (SGK) để trả lời

-Quan sát tranhH3.4 để trả lời

-Nghiên cứu Sgk phần 2 để trả lời

-Nghiên cứu SGK để trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

-Hs trình bày câu trả lời trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt đáp án

 

II. THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ 1. Lá là cơ quan thoát hơi nước

 

-Các tế bào khí khổng và lớp cutin bao phủ toàn bộ bề mặt của lá (trừ khí khổng) là những cấu trúc tham gia vào quá trình thoát hơi nước ở lá

-Thoát hơi nước chủ yếu là qua khí khổng

2.Hai con đường thoát hơi nước:qua khí khổng và qua cutin

a.Thoát hơi nước qua khí khổng

*Cấu tạo tế bào khí khổng

(H 3.4 SGK)

*Cơ chế đóng mở khí khổng

-Khi no nước, thành mỏng của khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo àkhí khổng mởàthoát hơi nước mạnh

-Khi mất nước,thành mỏng hết căng,thành dày duỗi thẳngàkhí khổng khép lạiàthoát hơi nước yếu

b.Thoát hơi nước qua cutin

trên biểu bì lá

-Lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và ngược lại

 

 

 

Hoạt động 3: Các tác nhân gây ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV:Cho HS nghiên cứu phầIII (SGK), đặt câu hỏi:

?Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thoát hơi nước?

-Qua nghiên cứu thấy cây cải bắp thoát hơi nước khá mạnh; cây lúa thời kì làm đòng thoát hơi nước mạnh nhất...

?Vậy sự thoát hơi nước còn chịu ảnh hưởng những yếu tố nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

-Nghiên cứu SGK phầnIII để trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

-Hs trình bày câu trả lời trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt đáp án

III. CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC

 

- Nước ,ánh sáng,nhiệt độ,gió,các ion khoáng...điều tiết hàm lượng nước trong tế bào khí khổng,làm tăng hay giảm độ mở khí khổng àảnh hưởng đến thoát hơi nước

- Sự thoát hơi nước còn chịu ảnh hưởng của:đặc điểm sinh học của loài, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.

 

Hoạt động 4: Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý cho cây trồng

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời

?Nêu khái niệm sự cân bằng nước của cây trồng?

?Muốn cây phát triển bình thường, cần tưới nước hợp lí như thế nào?

?Bằng cách nào có thể chẩn đoán nhu cầu về nước của cây?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu SGK phần IV để trả lời

Dựa vào các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước vận dụng để trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

-Hs trình bày câu trả lời trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt đáp án

IV. CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG

1. Sự cân bằng nước của cây

(SGK)

2.Tưới tiêu hợp lí cho cây trồng

(SGK)

   

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: - - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

b. Nội dung hoạt động: Hoạt động cá nhân làm bài tập

c. Sản phẩm: Đáp án của học sinh

d. Tổ chức thực hiện

Giáo viên giao bài tập và yêu cầu học sinh hoàn thành trong 5p

17. Quá trình thoát hơi nước qua lá là do:

A.Động lực đầu trên của dòng mạch rây. B. Động lực đầu dưới của dòng mạch rây.

C. Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. D. Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ.

18. Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng lại khi:

A. Đưa cây vào trong tối B. Đưa cây ra ngoài ánh sáng

C. Tưới nước cho cây D. Tưới phân cho cây

19. Cơ quan thoát hơi nước của cây là :

A. Cành B. Lá C. Thân D. Rễ

20. Vai trò quá trình thoát hơi nước của cây là :

A, Tăng lượng nước cho cây

B. Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá

C. Cân bằng khoáng cho cây

D. Làm giảm lượng khoáng trong cây

*21 Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do:

A. các phân tử nước có liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt

B. sự thoát hơi nước yếu

C. độ ẩm không khí cao gây bão hòa hơi nước

D. cả A và C

* 22, Cây bạch đàn có chiều cao hàng trăm mét thuộc họ

A. sim B. đay C. nghiến D. sa mộc

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến đã học vào thực tiễn

b. Nội dung hoạt động: hoạt động nhóm

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện

GV đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời

Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

Lời giải:

Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:

- Khoảng 90% lượng nước mà cây hút được đều được thoát hơi ra ngoài môi trường, và phần lớn là thoát ra qua khí khổng ở lá, việc này làm cho phía dưới tán cây, nhiệt độ thường thấp hơn khoảng 6-10oC so với môi trường, người dưới gốc cây sẽ thấy mát hơn.

- Cùng với quá trình khí khổng mở ra để thoát hơi nước thì O2 cũng được khuếch tán ra môi trường và CO2 cũng khuếch tán vào lá. Việc có nhiều O2 và ít CO2 xung quanh sẽ khiến cho người đứng dưới tán cây dễ chịu hơn.

- Các mái che bằng vật liệu xây dựng không thể làm được hai điều trên, ngoài ra chúng còn hấp thu nhiệt độ môi trường và khó giải phóng nhiệt. Vì vậy người đứng dưới mái che sẽ luôn cảm thấy nóng hơn so với khi đứng dưới bóng cây.

Giáo án Sinh học 11 kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án Sinh học 11 kì 1 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Sinh học lớp 11 kì 1 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Sinh học 11. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới sinh khối 11, sinh học 11 kì 1 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an sinh 11 ki 1 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THPT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay