Nội dung chính Quốc phòng an ninh 12 cánh diều Bài 7: Tìm và giữ phương hướng

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Tìm và giữ phương hướng sách Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án quốc phòng an ninh 12 cánh diều

BÀI 7. TÌM VÀ GIỮ PHƯƠNG HƯỚNG

  1. TÌM PHƯƠNG HƯỚNG

    1. Tìm phương hướng bằng la bàn (địa bàn)

  • Bước 1: Mở nắp la bàn và chốt hãm nam châm; đặt la bàn trên mặt phẳng ngang, kim la bàn (phần màu đỏ) luôn chỉ hướng bắc
  • Bước 2: Xoay la bàn sao cho phần màu đỏ của kim nam châm chỉ vào số “0” trên mặt số la bàn
  • Bước 3: Đánh dấu hướng bắc trên thực địa bằng vật chuẩn; tìm và đánh dấu các hướng còn lại

2. Tìm phương hướng dựa vào Mặt trời

a. Dựa vào Mặt Trời và đồng hồ

  • Điều kiện thực hiện: có nắng
  • Chuẩn bị: Đồng hồ có mặt số chia thành 12 giời, que nhỏ dài khoảng 20 cm, keo gắn đồ vật, miếng xốp
  • Bước 1: Đặt miếng xốp trên mặt đất hoặc trên bàn. Dùng keo gắn que nhỏ vuông góc với mặt phẳng của miếng xốp. Mặt trời chiếu vào que sẽ tạo ra một cái bóng
  • Bước 2: Đặt đồng hồ sao cho bóng của que trùng lên kim chỉ giờ. Đường phân giác của góc hợp bởi kim chỉ giờ và số 12 sẽ chỉ hướng nam. Chọn một vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu hướng nam
  • Bước 3: Xác địn, chọn các vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu các hướng còn lại

b. Dựa vào Mặt trời và gậy

  • Điều kiện thực hiện: có nắng
  • Bước 1: Cắm một cây gậy thẳng, vuông góc xuống mặt đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy là T
  • Bước 2: Sau 15 phút, đỉnh bóng của cây gậy lúc này là Đ. Khi đó đầu T của đoạn thẳng TĐ chỉ hướng tây và đầu Đ chỉ hướng đông
  • Bước 3: Đánh dấu các hướng tây, đông trên thực địa bằng vật chuẩn, tìm và đánh dấu các hướng còn lại.

3. Tìm phương hướng dựa vào Mặt trăng

  • Điều kiện thực hiện: Ban đêm, trời có trăng non hoặc trăng khuyết
  • Bước 1: Kẻ đường thẳng tưởng tượng chia Mặt trăng thành hai nửa đối xứng, đường thẳng này qua phần tối, phần sáng và cắt đường chân trời
  • Bước 2: Xác định, chọn vật chuẩn trên thực tế để đánh dấu các hướng còn lại

4. Tìm phương hướng dựa vào sao Bắc Cực

  • Điều kiện thực hiện: Ban đêm, trời có sao
  • Bước 1: Xác định chòm sao Đại Hùng Tinh gồm 7 ngôi sao kết thành hình cái xoong
  • Bước 2: Kéo dài đoạn thẳng tưởng tượng đi qua hai ngôi sao thuộc phần đầu cái xoong (goi là A và B) về phía B một đoạn bằng 5 lần đoạn thẳng AB ta có vị trí sao Bắc Cực
  • Bước 3: Kẻ đường thẳng tưởng tượng đi từ vị trí của sao Bắc Cực hướng vuông góc với đường chân trời đó thì là hướng bắc. Chọn một vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu hướng Bắc.
  • Bước 4: Xác định, chọn vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu các hướng còn lại.

5. Tìm phương hướng bằng một số cách khác

a. Dựa vào đặc điểm sinh thái thực vật

  • Ở các tảng đá độc lập và các công trình xây dựng lâu năm, bên ẩm ướt, nhiều rêu, màu sắc sẫm tối hơn là hướng bắc; bên khô ráo là hướng nam
  • Ở cây độc lập, bên phía vỏ cây sần sùi, ẩm ướt, nhiều rêu, cành lá nhỏ yếu là hướng bắc; bên phía vỏ cây tròn, nhẵn, khô ráo, ít rêu, cành lá xanh tốt là hướng nam
  • Khi đang trong quá trình phát triển, hoa hướng dương luôn quay về phía Mặt Trời; khi trưởng thành, hoa hướng dướng không di chuyển theo Mặt Trời mà luôn hướng về phía đông.

b. Dựa vào tập tính của một số động vật

  • Ban đêm, ở cành cây phía trên bên nào có chim ngủ hoặc có nhiều lông chim bay ra thì bên đó là hướng nam
  • Mùa hè, ở xung quanh gốc cây, bên có phân chim dưới đất nhiều hơn là hướng nam.
  • Một số loài chim thường bay cao hơn thành từng đàn về hướng nam vào mùa đông, về hướng bắc vào mùa hè
  • Chim, kiến thường làm tổ có phần thành dày hơn quay về hướng Bắc

c. Dựa vào nước chảy của con sông

  • Ở khu vực phía Bắc, các sông lớn chảy theo hướng tây bắc – đông nam ra biển (trừ sông Kỳ Cùng chảy theo hướng ngược lại)
  • Ở khu vực Đông Trường Sơn, các sông lớn chảy theo hướng tây – đông ra biển 
  • Ở khu vực phía Nam (bao gồm Tây Nguyên, duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ) các sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam ra biển

II. GIỮ PHƯƠNG HƯỚNG

  1. Trước khi di chuyển
  • Hiểu rõ nhiệm vụ, hướng đường đi đến nơi và hướng của từng chặng (nếu đường đi gồm nhiều chặng), xác định vật chuẩn dễ nhìn thấy (đỉnh núi, cây độc lập, nhà thờ, nhà cao tầng....) và một số đặc điểm trên đường đi.
  • Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần mang theo như la bàn, bản đồ, điện thoại thông minh,.. giúp cho việc tìm và giữ phương hướng.

2. Quá trình di chuyển

  • Dựa vào các vật chuẩn và hướng chuẩn để di chuyển. Phải luôn xem xét nắm phương hướng, địa hình, vật chuẩn, vị trí nơi phát ra tiếng động, ánh sáng.... để bảo đảm di chuyển chính xác theo đường, hướng đi đến nơi cần đến.
  • Có thể dùng la bàn dóng hướng và chọn một điểm chuẩn dễ nhận thấy nhất trên đường đi để làm địch đến, khi đến đích, lại dùng la bàn ngắm một điểm tiếp theo để giữ đúng hướng đi.
  • Khi di chuyển cần ghi nhớ đặc điểm địa hình, địa vật và đánh dấu (nếu cần).
  • Khi gặp vật cản như ao, hồ, đầm lầy,... cần kết hợp giữa vòng tránh theo đường gấp khúc với ước lượng cự li bằng bước chân để vượt qua vật cản.

3. Xử trí khi bị lạc hướng

Khi cảm thấy bị lạc hướng, đường đi không rõ ràng, không chắc chắn, cần binh tĩnh để xem xét, xử trí theo một số cách sau:

  • Không tiếp tục di chuyển, đợi người đi trước có thể quay lại tìm.
  • Đối chiếu đặc điểm địa hình, địa vật đã đi qua với đặc điểm trên đường đi được mô tả khi nhận nhiệm vụ để xác định vị trí bắt đầu bị lạc.
  • Quay lại vị trí xuất phát rồi xác định lại hướng đi đến nơi cần đến.
  • Tại địa điểm bị lạc, xác định lại hướng đi mới đến nơi cần đến.

=> Giáo án Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều bài 7: Tìm và giữ phương hướng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Quốc phòng an ninh 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay