Giáo án Tin học THPT soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Tin học cấp THPT, mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Tin học THPT soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


CHỦ ĐỀ I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ

LẬP TRÌNH (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Biết ngôn ngữ lập trình có ba thành phần cơ bản.

- Biết một số khái niệm: tên, tên chuẩn, tên dành riêng (từ khóa), hằng và biến.

2. Năng lực:

- Phân biệt được tên, hằng, biến.

- Biết đặt tên đúng.

3. Phẩm chất:

- Chủ động tìm hiểu các khái niệm mới.

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp, khơi gợi ham muốn học một ngôn ngữ lập trình cụ thể để có khả năng giải quyết các bài toán trên máy tính điện tử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Thiết bị dạy học: Bảng

- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 11, giáo án.

2. Học sinh: Các kiến thức liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức của phần 1, 2, 3 và có nhu cầu tìm hiểu các nội dung trong sơ đồ tư duy mà các nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà

b. Nội dung: Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV và mong muốn tìm hiểu các nội dung trong sơ đồ tư duy mà các nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà.c. c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG HS GV

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

(?) Ngôn ngữ lập trình là gì? có mấy loại? kê tên? Khái niệm lập trình?

(?) Chương trình dịch là gì? Phân biệt thông dịch và biên dịch? Cho biết tên chủ đề?

(?) Các nhóm treo sơ đồ tư duy đã chuẩn bị?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Nhận xét, đánh giá, cho điểm

- Ngôn ngữ lập trình.

- Lập trình.

- Chương trình dịch.

- Thông dịch.

- Biên dịch.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình

b. Nội dung: Học sinh biết được các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG HS GV

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Lấy một sơ đồ đúng treo lên và (?) NNLT có mấy thành phần cơ bản? kể tên?

- Gọi Hs khác nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chốt nội dung.

(?) Bảng chữ cái là gì?

- Lưu ý: Các NNLT khác nhau cũng có sự khác nhau về bảng chữ cái và khi lập trình không sử dụng các kí tự nào ngoài các kí tự đã quy định và minh họa cụ thể.

- Dựa vào sơ đồ giới thiệu chi tiết về cú pháp trong NNLT.

(?) Tham khảo SGK và cho biết ngữ nghĩa là gì?

- Nhận xét, chốt nội dung.

- Chiếu 1 ví dụ minh họa.

(?) Cho ví dụ tương tự?

(?) Bảng chữ cái trong Pascal bao gồm các kí tự nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Gọi HS trả lời.

- Nhận xét, tóm tắt nội dung phần 4 và dẫn dắt vào phần 5.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Nhận xét, đánh giá, cho điểm

4. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình

Có 3 thành phần:

+ Bảng chữ cái.

+ Cú pháp.

+ Ngữ nghĩa.

a) Bảng chữ cái

- Là tập các kí tự được dùng để viết chương trình.

- Bảng chữ cái của Pascal gồm các chữ cái tiếng Anh hoa và thường a, b, c, d,….Các chữ số: 0, 1, 2, …. Các kí tự đặc biệt: + - * / = < > [ ] …

b) Cú pháp

Là bộ quy tắc để viết chương trình.

c) Ngữ nghĩa

Xác định ý nghĩa thao tác cần thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.

a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được khái niệm về hằng, các loại hằng và biến.

b. Nội dung: Học sinh biết được khái niệm về hằng, các loại hằng và biến.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Treo sơ đồ và giới thiệu tên.

(?) Tên trong Turbo Pascal?

(?) Cho ví dụ tương tự?

- Nhận xét và (?) Pascal có mấy loại tên?

- Nhận xét và giới thiệu tên dành riêng.

(?) Tên chuẩn?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Gọi HS trả lời.

- Nhận xét, tóm tắt nội dung phần 4 và dẫn dắt vào phần 5.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Nhận xét, đánh giá, cho điểm

5. Một số khái niệm

a) Tên: Dùng để xác định các đối tượng có trong chương trình.

* Quy tắc trong Pascal

- Tên là dãy liên tiếp các kí tự gồm: chữ cái, chữ số, dấu gạch dưới;

- Độ dài <=127 kí tự;

- Bắt đầu tên là chữ cái hoặc dấu gạch chân (‘_’).

- Không phân biệt chữ hoa và thường.

Ví dụ: Baitap, A, R21, _91.

F Tên dành riêng (từ khóa)

Là những tên được NNLT quy định dùng với ý nghĩa xác định mà người lập trình không được dùng với ý nghĩa khác.

Ví dụ : Program, uses, const, type, var, begin, end.

F Tên chuẩn

Là tên do NNLT dùng với ý nghĩa nào đó, người lập trình có thể dùng với ý nghĩa khác.

Ví dụ: Byte, Real, Abs.

F Tên do người lập trình đặt

Dùng theo ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng.

Ví dụ: Baitap, delta, x1, x2.

a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được khái niệm về hằng, các loại hằng và biến.

b. Nội dung: Học sinh biết được khái niệm về hằng, các loại hằng và biến.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Treo sơ đồ và giới thiệu tên.

(?) Hằng là gì? Có mấy loại hằng? Kể tên?

- Cho ví dụ minh họa và yêu cầu HS lên bảng cho ví dụ tương tự.

- Cho các em xem đoạn phim “Tây Du Ký” về sự biến hóa của Tôn Ngộ Không và (?) Biến là gì?

(?) Cho ví dụ về biến?

Tóm tắt nội dung phần 5. b) và dẫn dắt vào phần 5. c).

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Gọi HS trả lời.

- Nhận xét, tóm tắt nội dung phần 4 và dẫn dắt vào phần 5.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Nhận xét, đánh giá, cho điểm

b) Hằng và biến

F Hằng: Là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

+ Hằng số học: Là các số nguyên hoặc số thực có hoặc không có dấu.

+ Hằng lôgic: Là các giá trị True hoặc False.

+ Hằng xâu: Là chuỗi kí tự bất kì, được viết trong cặp dấu nháy.

Ví dụ:

+ Hằng số học: 2 -5.7

+ Hằng lôgic: True hoặc False

+ Hằng xâu: ‘Tin hoc 11’.

F Biến:

Là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi được trong quá trình thực hiện chương trình.

Ví dụ: cv, x1, x2, dt là các biến.

a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách chú thích khi lập trình.

b. Nội dung: Học sinh biết cách chú thích khi lập trình

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Treo sơ đồ và giới thiệu tên.

- Cho HS xem một sơ đồ tỷ lệ sinh nam nữ của Việt Nam trong năm 2016 và (?) Nhìn vào sơ đồ làm thế nào chúng ta biết được tỷ lệ nào của nam, của nữ?

- Gọi HS khác nhận xét.

- Nhận xét và dẫn dắt vào phần chú thích khi lập trình.

(?) Trong Pascal phần chú thích được viết như thế nào?

- Cho ví dụ minh họa.

- Tóm tắt nội dung phần 5. c).

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Gọi HS trả lời, bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Nhận xét, đánh giá, cho điểm

c) Chú thích

Trong khi viết chương trình có thể viết chú thích cho chương trình, chú thích không làm ảnh hưởng đến chương trình. Trong Pascal chú thích đặt giữa cặp dấu { } và (* *).

C+D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

a. Mục đích: Mục tiêu: Giúp học sinh biết được ngôn ngữ lập trình có ba thành phần cơ bản; một số khái niệm: tên, tên chuẩn, tên dành riêng (từ khóa), tên do người lập trình đặt; phân biệt được hằng và biến, biết đặt tên đúng.

b. Nội dung: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình là

A. Cú pháp và ngữ nghĩa B. Cú pháp

C. Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa D. Bảng chữ cái và ngữ nghĩa

Câu 2: Chọn cách đặt tên đúng của Pascal.

A. bt2_ B. ?bt2 C. 2bt D. bt 2

Câu 3: Chọn cách đặt tên sai của Pascal.

A. bt2_ B. ?bt2 C. _bt D. bt_2

Câu 4: Hằng được định nghĩa như sau.

A. Là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trìn

B. Là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi được trong khi thực hiện chương trình.

C. Là đại lượng số nguyên có giá trị không đổi khi thực hiện chương trình

D. Là đại lượng có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Câu 5: Biến được định nghĩa như sau.

A. Là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trìn

B. Là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi.được trong khi thực hiện chương trình.

C. Là đại lượng số nguyên có giá trị không đổi khi thực hiện chương trình

D. Là đại lượng có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình;

Câu 6: Trong Pascal, các đoạn chú thích được đặt trong cặp dấu:

A. { và } B. / và / C. [ và ] D. ( và )

Câu 7: Trong Pascal, phát biểu nào sau đây sai?

A. “TIN HOC” là hằng xâu B. 15 47 -13 là các hằng nguyên

C. 4.0 3.0E-7 0.523 là các hằng thực D. ‘TIN HOC’ là hằng xâu

Câu 8: Có mấy loại hằng?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng

- Chuẩn bị bài mới

CHỦ ĐỀ 2: CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN

BÀI 6. PHÉP TOÁN, BIỂU THỨC, CÂU LỆNH GÁN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết các khái niệm: Phép toán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan hệ, biểu thức lôgic.

- Hiểu lệnh gán.

2. Năng lực.

- Viết được các biểu thức số học và logic với các phép toán thông dụng.

- Viết được câu lệnh gán.

- Vận dụng được các biểu thức số học và logic với các phép toán thông dụng để giải quyết các bài toán trên máy tính điện tử.

- Năng lực hướng tới: Vận dụng được các biểu thức số học và logic với các phép toán thông dụng để giải quyết các bài toán trên máy tính điện tử.

3. Phẩm chất

- Nghiêm túc, chủ động tìm hiểu kiến thức mới.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Thiết bị dạy học: Bảng

- Học liệu: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên

2. Học sinh:

Chuẩn bị SGK và đọc trước bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức của bài 3, 4, 5 và có nhu cầu tìm hiểu các nội dung trong sơ đồ tư duy của bài 6 mà các nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà.

b. Nội dung : Học sinh trả lời được các câu hỏi của trò chơi ô chữ và mong muốn tìm hiểu các nội dung trong sơ đồ tư duy mà các nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà.

c. Sản phẩm :

d. Tổ chức thực hiện :

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Thể lệ: GV lần lượt đưa ra các câu hỏi và gợi ý. Các nhóm có 15s để thảo luận và sau đó giơ tay dành quyền trả lời. Nếu nhóm nào trả lời đúng câu hỏi, một mảnh ghép của bức hình gợi ý mở ra và một số kí tự của từ khóa được lật đồng thời nhóm đó được cộng 1 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu đầu tiên được 10 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 2 được 9 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 3 được 8 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 4 được +4 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 5 được cộng +3 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 6 được cộng +2 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu cuối cùng được cộng +1 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc.

Các câu hỏi như sau:

Câu 1: Cấu trúc chung của chương trình gồm những phần nào?

-> PHẦN KHAI BÁO VÀ PHẦN THÂN

Câu 2: Cho biết cú pháp khai báo tên chương trình?

-> PROGRAM <TÊN CHƯƠNG TRÌNH>;

Câu 3: Cho biết cú pháp sau dùng để làm gì? Uses <tên thư viện>;

-> KHAI BÁO THƯ VIỆN

Câu 4: Cho biết cú pháp sau dùng để làm gì? Const <tên hằng> = <giá trị hằng>;

-> KHAI BÁO HẰNG

Câu 5: Cho biết cú pháp khai báo biến?

-> VAR <DANH SÁCH BIẾN>: <KIỂU DỮ LIỆU>;

Câu 6: Cho biết các kiểu dữ liệu sau thuộc kiểu nào? Byte, integer, word, longint.

-> KIỂU NGUYÊN

Câu 7: Kể tên các kiểu dữ liệu đã học?

  • NGUYÊN, THỰC, KÍ TỰ, LOGIC, XÂU.

* CÂU HỎI GỢI Ý: Đây là phần bắt buộc phải có khi viết chương trình.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ như đã hướng dẫn

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Nhận xét, cho điểm các nhóm trả lời đúng và (?) Nội dung chính sẽ tìm hiểu trong bài 6?

- Dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị và trình bày các nội dung chính sẽ tìm hiểu trong bài 6.

- GV: Nhận xét và dẫn dắt vào bài 6.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Phép toán

a. Mục đích: Học sinh có mong muốn tìm hiểu các phép toán trong Pascal.

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Học sinh biết các phép toán được sử dụng khi viết chương trình trong Pascal.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

(?) Kể tên các phép toán số học đã học?

- Nhận xét và giới thiệu thêm div, mod.

- Giới thiệu các phép toán quan hệ và (?) kết quả của phép toán quan hệ là gì?

- Nhận xét, chốt nội dung.

(?) Phép toán logic?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Nhận xét, chốt nội dung.

- Minh họa bằng ví dụ.

- Tóm tắt nội dung phần 1 và dẫn dắt vào phần 2.

1. Phép toán

- Các phép toán số học: +, -, *, /, div, mod.

- Các phép toán quan hệ: <, <=, >, >=, =, <>. Kết quả là True hoặc False.

- Các phép toán logic: not, or, and.

Ví dụ: 7 mod 3 = 1

7 div 3 = 2

Hoạt động 2: Biểu thức số học

a. Mục đích: Học sinh có mong muốn tìm hiểu các phép toán trong Pascal.

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Học sinh biết cách chuyển đổi các biểu thức trong toán học sang Pascal.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

(?) Biểu thức số học là gì?

- Nhận xét và (?) dấu nhân trong Pascal có được bỏ qua không?

- Nhận xét, chốt nội dung.

(?) Trình tự thực hiện có giống trong toán học không?

- Nhận xét, chốt nội dung.

- Minh họa bằng ví dụ.

- Giới thiệu một số lưu ý (SGK trang 25).

- Cho ví dụ và yêu cầu HS chuyển sang Pascal?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Nhận xét, cho điểm.

- Tóm tắt nội dung phần 2 và dẫn dắt vào phần 3.

2. Biểu thức số học

- Quy tắc khi viết:

+ Chỉ dùng cặp () trong trường hợp cần thiết;

+ Viết lần lượt từ trái sang phải;

+ Không bỏ quan dấu nhân (*) trong tích.

- Thứ tự thực hiện tương tự toán học

Ví dụ:

(x-y)*x

(x-a)2

ab

Hoạt động 3: Hàm số học chuẩn

a. Mục đích: Học sinh có mong muốn tìm hiểu các hàm số học chuẩn Pascal.

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Học sinh biết cách chuyển đổi các hàm trong toán học sang Pascal

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

- Chiếu bảng một số hàm số học chuẩn và giới thiệu.

- Cho ví dụ minh họa.

(?) Làm ví dụ tương tự?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Nhận xét, cho điểm.

- Tóm tắt nội dung phần 3 và dẫn dắt vào phần 4.

3. Hàm số học chuẩn

Một số hàm số học chuẩn.

Ví dụ: X2 + 2

-> Sqr(X) + 2*Sqrt(X)

(x-a)2

|y|

Hoạt động 4: Biểu thức quan hệ

a. Mục đích: Học sinh có mong muốn tìm hiểu biểu thức quan hệ trong Pascal.

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Học sinh biết thế nào là biểu thức quan hệ, trình tự thực hiện và kết quả của biểu thức quan hệ trong Pascal.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

(?) Khi nào ta có biểu thức quan hệ?

- Nhận xét, chốt nội dung.

(?) Dạng của biểu thức quan hệ?

(?) Trình tự thực hiện?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Nhận xét, chốt nội dung và giới thiệu kết quả của biểu thức.

- Tóm tắt nội dung phần 4 và dẫn dắt vào phần 5.

4. Biểu thức quan hệ

- Hai biểu thức cùng kiểu liên kết với nhau bởi phép toán quan hệ cho ta biểu thức quan hệ.

- Biểu thức quan hệ có dạng:

<biểu thức 1> <phép toán quan hệ> <biểu thức 2>

Ví dụ: x < 5

i+1>= 2*j

- Trình tự thực hiện:

+ Tính giá trị các biểu thức.

+ Thực hiện phép toán quan hệ.

- Kết quả là giá trị logic: True hoặc False

Hoạt động 5: Biểu thức lôgic

a. Mục đích: Học sinh có mong muốn tìm hiểu biểu thức logic trong Pascal.

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Học sinh biết thế nào là biểu thức logic và kết quả của biểu thức logic trong Pascal.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

(?) Khi nào ta có biểu thức logic?

(?) Biểu thức logic đơn giản là gì?

(?) Giá trị biểu thức?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Nhận xét, chốt nội dung và lưu ý các biểu thức phải đặt trong dấu ( và ).

- Cho ví dụ minh họa.

- Tóm tắt nội dung phần 5 và dẫn dắt vào phần 6.

4. Biểu thức quan hệ

- Hai biểu thức cùng kiểu liên kết với nhau bởi phép toán quan hệ cho ta biểu thức quan hệ.

- Biểu thức quan hệ có dạng:

<biểu thức 1> <phép toán quan hệ> <biểu thức 2>

Ví dụ: x < 5

i+1>= 2*j

- Trình tự thực hiện:

+ Tính giá trị các biểu thức.

+ Thực hiện phép toán quan hệ.

- Kết quả là giá trị logic: True hoặc False

Hoạt động 6: Câu lệnh gán

a. Mục đích: Học sinh có mong muốn tìm hiểu câu lệnh gán trong Pascal.

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Học sinh hiểu câu lệnh gán và sử dụng được trong Pascal.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

(?) Câu lệnh gán dùng đề làm gì?

- Nhận xét, chốt nội dung.

(?) Cú pháp?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Cho ví dụ minh họa.

- Tóm tắt nội dung phần 6..

4. Biểu thức quan hệ

- Hai biểu thức cùng kiểu liên kết với nhau bởi phép toán quan hệ cho ta biểu thức quan hệ.

- Biểu thức quan hệ có dạng:

<biểu thức 1> <phép toán quan hệ> <biểu thức 2>

Ví dụ: x < 5

i+1>= 2*j

- Trình tự thực hiện:

+ Tính giá trị các biểu thức.

+ Thực hiện phép toán quan hệ.

- Kết quả là giá trị logic: True hoặc False

C+D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

a. Mục đích: Giúp học sinh biết phép toán, biểu thức số học, biểu thức quan hệ, biểu thức lôgic, sử dụng đúng các hàm số học chuẩn; biết được cấu trúc câu lệnh gán, sử dụng câu lệnh gán trong ngôn ngữ lập trình Pascal.

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Vận dụng các kiến thức đã học để viết đúng các biểu thức trong Pascal.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Bài tập luyện tập:

Câu 1: Trong Pascal, biểu thức số học nào sau đây là đúng?

A. 5a + 7b + 8c B. 5*a + 7*b + 8*c

C. {a + b}*c D. X*y(x+y)

Câu 2: Xét biểu thức sau: (2*x < 9) and (x <=4). Biểu thức cho kết quả True khi x=?

A. 10 B. 11 C. 5 D. 4

Câu 3: Biểu thức 5 div 3 + 5-2*3 có giá trị là:

A. 15.5 B. 33 C. 0 D. 7

Câu 4: Biểu thức sqr(b) – 4*a*c viết trong toán học sẽ là biểu thức nào?

A. b2 – 4ac B. b – 4ac C. b2 + 4ac D. b2 / 4ac

Câu 5: Trong Pascal. Cho a = 3, b = 2. Giá trị của biểu thức boolean a + b = 0 là:

A. 1 B. True C. 0 D. False

Câu 6: Trong Pascal, với x, y, z thuộc kiểu integer, lệnh gán nào sau đây sai?

A. z:=x+2*y; B. z:= x/y; C. z:= x+2*y-5; D. x:=x*y;

Câu 7: Cho khai báo biến sau đây trong Pascal. Hãy cho biết lệnh gán nào bên dưới là sai?

Var m, n: integer; x,y: real;

A. n:=3.5; B. x:=6; C. y: =10; D. m:=-4;

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng\

+ HS về nhà học bài, xem lại các ví dụ và cho thêm một số ví dụ khác, đọc và xây dựng sơ đồ tư duy cho bài 7.

- Chuẩn bị bài mới

Giáo án Tin học THPT soạn theo công văn 5512
Giáo án Tin học THPT soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án tin 11 cấp THPT, bộ giáo án được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình học. 

Phí tải trọn bộ giáo án tin THPT:

  • 400.000/học kì
  • 500.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

Từ khóa: giáo án tin thpt, giáo án tin cấp 3, giáo án tin cv 5512, giáo án thpt cv 5512

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay