Giáo án Tin học 12 soạn theo công văn 5512
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Tin học lớp 11 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem video về mẫu Giáo án Tin học 12 soạn theo công văn 5512
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
TUẦN: Ngày soạn: Ngày dạy: |
|
TIẾT- BÀI: KHÁI NIỆM VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Biết các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí và sự cần thiết phải có CSDL.
- Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
2. Năng lực
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.
- Năng lực hướng tới: Khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng, máy tính
- Học liệu: sách giáo khoa
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của GV như chuẩn bị tài liệu, TBDH ..
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản của Tin học 10, 11 đồng thời tạo động cơ để HS có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn về Tin học 12 b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: (?) Nội dung cơ bản đã học ở Tin học 10. (?) Nội dung cơ bản đã học ở Tin học 11 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó nhận xét và dẫn dắt vào chủ đề 1. | Tin học 10: - Một số khái niệm cơ bản của Tin học. - Hệ điều hành. - Soạn thảo văn bản. - Mạng máy tính và Internet. Tin học 11: Lập trình |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Bài toán quản lý
a. Mục đích: : Giúp học sinh biết được các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí.
b. Nội dung: HS đọcSGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Học sinh biết được các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV phân lớp học thành 4 nhóm và thực hiện các yêu cầu sau: - GV trình chiếu lần lượt các VD (?) Kể tên một vài lĩnh vực có ứng dụng Tin học vào công tác quản lý? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chia nhóm theo yêu cầu của GV HS nghe và quan sát câu hỏi được trình chiếu Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ được GV nêu ra. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. VD: Giáo dục, y tế, tài chính ngân hàng, hàng không,... - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức | 1. Bài toán quản lý: Công việc quản lí rất phổ biến và công tác quản lí chiếm thị phần lớn trong các ứng dụng của Tin học (» 80%). Ví dụ 1: Quản lí điểm thi
Ví dụ 2: Quản lí tiền lương
|
Hoạt động 2: Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức:
a) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức.
b) Nội dung: HS đọcSGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Học sinh biết được các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (?) Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức nào đó? (?) Tạo lập hồ sơ là làm gì? - Nhận xét và (?) Cấu trúc hồ sơ là gì? (?) Cập nhật hồ sơ là làm gì? (?) Hồ sơ bị sửa khi nào? (?) Trong trường hợp nào ta xóa đối tượng? (?) Cho ví dụ tương tự? (?) Trường hợp nào GVCN phải ghi thêm tên HS vào danh sách lớp? (?)Khai thác hồ sơ là làm gì? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Nhận xét, chốt nội dung. - Chiếu lại bài toán quản lí điểm và (?) Cho vài ví dụ về sắp xếp? - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: (?) Trong bài toán trên ta có thể tìm kiếm cái gì? (?) Có thể tính toán được gì trong bài toán trên? Vd: Lập danh sách những HS thi đạt loại giỏi. (?) Mục đích của việc tạo lập, cập nhật, khai thác hồ |
Tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ sơ, khai thác hồ sơ. a. Tạo lập hồ sơ: gồm 3 bước - B1: Xác định chủ thể cần quản lí. - B2: Xác định cấu trúc hồ sơ. - B3: Thu thập, tập hợp thông tin cần quản lí và lưu trữ chúng theo cấu trúc đã xác định.
b. Cập nhật hồ sơ - Sửa chữa hồ sơ khi một số thông tin không còn đúng. - Xoá hồ sơ của đối tượng mà tổ chức không còn quản lí. - Bổ sung thêm hồ sơ cho các đối tượng mới. c. Khai thác hồ sơ - Sắp xếp hồ sơ theo một tiêu chí nào đó - Tìm kiếm các thông tin thoả mãn một số điều kiện nào đó - Tính toán thống kê để đưa ra các thông tin đặc trưng. - Lập báo cáo để tạo 1 bộ hồ sơ mới có cấu trúc và khuôn dạng theo yêu cầu cụ thể |
C+ D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP + VẬN DỤNG
a) Mục đích : Giúp học sinh nhận biết được các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí, các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức
b) Nội dung : Cho HS hoàn thành các bài tập
c) Sản phẩm : Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
d) Tổ chức thực hiện :
NV1 : Hoạt động luyện tập
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Biết được các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí.
- Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
- Biết các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tự hoàn thành câu hỏi được giao
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
NV2: Hoạt động vận dụng
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Câu 1: Cập nhật hồ sơ là thực hiện một số công việc như:
A. Thêm hồ sơ, xóa hồ sơ, thu thập thông tin.
B. Sắp xếp, sửa, thêm, hồ sơ.
C. Thêm, sửa, xóa hồ sơ.
D. Sửa hồ sơ, thống kê, tìm kiếm.
Câu 2: Những công việc sắp xếp, tìm kiếm, thống kê, lập báo cáo thuộc công việc nào khi xử lý thông tin của một tổ chức?
A. Tất cả các công việc
B. Tạo lập hồ sơ
C. Khai thác hồ sơ
D. Cập nhật hồ sơ
Câu 3: Xét công tác quản lí hồ sơ, học bạ. Trong số những việc sau, việc nào thuộc nhóm thao tác cập nhật hồ sơ?
A. Sửa tên trong một hồ sơ
B. Xác định cấu trúc hồ sơ
C. Tìm kiếm một hồ sơ nào đó
D. Tập hợp các hồ sơ
Câu 4: Công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức?
A. Tất cả các công việc
B. Cập nhật hồ sơ
C. Khai thác hồ sơ
D. Tạo lập hồ sơ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tự hoàn thành câu hỏi được giao
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng
+ HS về nhà học bài, tìm thêm một số ví dụ về bài toán quản lý trong cuộc sống hàng ngày và đọc trước phần 3.
- Chuẩn bị bài mới
TUẦN: Ngày soạn: Ngày dạy: |
|
TIẾT- BÀI: KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Biết được khái niệm CSDL, hệ QTCSDL, hệ CSDL.
- Biết vai trò của CSDL trong học tập và đời sống.
2. Năng lực
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.
- Năng lực hướng tới: Khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
Giúp học sinh rèn luyện bản thân, HS chủ động tìm hiểu các khái niệm mới.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Thiết bị dạy học: Bảng
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 9, giáo án.
2. Học sinh: Các kiến thức liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản của phần 1, 2 đồng thời tạo động cơ để HS có nhu cầu tìm hiểu phần 3a, d.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
(?) Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức? Cho ví dụ minh họa phần cập nhật?
(?) Khai thác hồ sơ là làm những công việc gì? Cho ví dụ minh họa? Cho biết tên chủ đề đã học?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức: Tạo lập, cập nhật, khai thác.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS.
- Nhận xét và dẫn dắt vào phần 3a, d.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Hệ cơ sở dữ liệu.
NV1: Khái niệm CSDL và hệ QTCSDL
a. Mục đích: Giúp học sinh biết được khái niệm CSDL, hệ QTCSDL, hệ CSDL.
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Học sinh biết được khái niệm CSDL, hệ QTCSDL, hệ CSDL
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời: - Chiếu ví dụ hồ sơ lớp và (?) Trong hồ sơ đó tổ trưởng quan tâm thông tin gì? Lớp trưởng và bí thư đoàn muốn biết điều gì? - Nhận xét, phân tích và (?) Khái niệm về CSDL? (?) Có thể tổ chức một CSDL vạn năng cho tất cả mọi người và đáp ứng mọi yêu cầu không? (?) Trong ba yếu tố trên, yếu tố nào là mục đích của việc tạo ra CSDL? (?) Phần mềm giúp người sử dụng có thể tạo CSDL trên máy tính gọi là gì? (?) Kể tên một số hệ quản trị CSDL mà em biết? (?) Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có những gì? (?) Thành phần nào là phương tiện để đảm bảo việc chia sẻ CSDL? (?) Từ khái niệm CSDL và Hệ QTCSDL, hãy đưa ra khái niệm Hệ CSDL? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: - Nhận xét, phân tích. - Tóm tắt nội dung phần 3a và dẫn dắt vào phần tiếp theo | - Cơ sở dữ liệu (CSDL -Database) là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó (như trường học, bệnh viện, ngân hàng,...), được lưu trữ trên các thíêt bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người với nhiều mục đích khác nhau. - Ví dụ 1: CSDL Quản lý điểm thi, quản lý sách ở thư viện,.. - Hệ quản trị CSDL là phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL (DataBase Manegement System) Ví dụ: Microsoft Access, SQL Server, Foxpro,…
* Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần có: - CSDL; - Hệ QTCSDL; - Các thiết bị vật lý (máy tính, đĩa cứng, mạng máy tính...). - Hệ CSDL: bao gồm CSDL và Hệ QTCSDL. Ngoài ra, còn có các chương trình ứng dụng để khai thác CSDL. |
Hoạt động 2: Một số ứng dụng
a) Mục đích: Giúp học sinh biết các lĩnh vực có ứng dụng CSDL để phục vụ công tác quản lí.
b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Học sinh biết kể tên một số lĩnh vực có ứng dụng CSDL để phục vụ công tác quản lí.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Liên hệ với bài 8 (Tin học 10) và (?) Kể tên một số ứng dụng của Tin học trong cuộc sống hàng ngày?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét và nhấn mạnh ứng dụng CSDL trong các công tác quản lí. - Chiếu một số lĩnh vực ứng dụng CSDL để quản lí như QLHS, Ql bệnh viện,... - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. | Một số ứng dụng: - Hoạt động quản lý trường học - Hoạt động quản lý cơ sở kinh doanh - Hoạt động ngân hàng... |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích : Học sinh củng cố lại quy tắc chuyển vế thông qua một số bài tập.
b) Nội dung : Cho HS hoàn thành các bài tập bài
c) Sản phẩm : HS hoàn thành các bài tập
d) Tổ chức thực hiện :
GV : Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.
- Biết được khái niệm CSDL, hệ QTCSDL, hệ CSDL.
- Biết vai trò của CSDL trong học tập và đời sống.
HS :
+ Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục đích : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm : HS làm các bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ :
Câu 1: Cho biết phương tiện để đảm bảo việc chia sẻ CSDL có thể thực hiện được
A. Hệ QTCSDL
B. Máy tính
C. CSDL
D. Máy tính và phương tiện kết nối mạng máy tính
Câu 2: Cơ sở dữ liệu (CSDL) là
A. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người với nhiều mục đích khác nhau.
B. Tập hợp dữ liệu chứa đựng các kiểu dữ liệu: ký tự, số, ngày/giờ, hình ảnh... của một chủ thể nào đó.
C. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên giấy để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.
D. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được ghi lên giấy.
Câu 3: Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần có:
A. Hệ QTCSDL B. Các thiết bị vật lý C. CSDL D. Tất cả các câu
Câu 4: Hệ CSDL dùng để chỉ:
A. CSDL, hệ QTCSDL
B. CSDL, hệ QTCSDL, người lập trình ứng dụng
C. một CSDL cùng với hệ QTCSDL quản trị, khai thác CSDL đó và các phần mềm ứng dụng.
D. Con người, CSDL, phần mềm ứng dụng
Câu 5: CSDL và hệ QTCSDL giống nhau ở điểm
A. Đều lưu lên bộ nhớ trong của máy tính B. Đều là phần cứng máy tính
C. Đều lưu lên bộ nhớ ngoài của máy tính D. Đều là phần mềm máy tính
Câu 6: Hệ quản trị CSDL là:
A. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ và khai thác một CSDL
B. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ một CSDL
C. Phần mềm để thao tác và xử lý các đối tượng trong CSDL
D. Phần mềm dùng tạo lập CSDL
Câu 7: Hoạt động nào sau đây có sử dụng CSDL
A. Quản lý học sinh trong nhà trường B. Bán hàng
C. Tất cả đều đúng D. Bán vé máy bay
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng
- Xây dựng mô hình logic cho chủ đề I để hệ thống lại các kiến thức đã học.
- Tìm thêm một số lĩnh vực ứng dụng CSDL vào công tác quản lí trong cuộc sống hàng ngày và xem trước phần câu hỏi và bài tập (16).
Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án tin học 12 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình tin học lớp 12.
Phí tải giáo án:
- 150.000/học kì
- 200.000/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
- Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.
Thông tin thêm:
- Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
- Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
- Zalo hỗ trợ: 0386 168 725
Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: gián án mới tin học khối 12, tin học 12 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an tin học 12 cv 5512