Giáo án TNXH 3 kết nối bài 13: Một số bộ phận của thực vật
Giáo án bài 13: Một số bộ phận của thực vật sách tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án TNXH 3 kết nối bài 13: Một số bộ phận của thực vật
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
BÀI 13. MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA THỰC VẬT (3 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân loại được thực vật dựa trên một số tiêu chí (ví dụ : đặc điểm cách mọc của thân, hình dạng của rễ, hình dạng hoặc màu sắc của lá)
- So sánh được (hình dạng, kích thước, màu sắc,…) rễ, thân, lá, hoa, quả của các thực vật khác nhau.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.
- Năng lực tự nhiên xã hội:
- Năng lực nhận thức tự nhiên xã hội: Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ sẵn có để chỉ vị trí và nói (hoặc viết) được tên một số bộ phận của thực vật.
- Năng lực sử dụng tự nhiên xã hội: Phân loại được thực vật dựa trên một số tiêu chí (ví dụ : đặc điểm cách mọc của thân, hình dạng của rễ, hình dạng hoặc màu sắc của lá). So sánh được (hình dạng, kích thước, màu sắc,…) rễ, thân, lá, hoa, quả của các thực vật khác nhau.
- Phẩm chất
- Yêu mến, hiểu biết nhiều về các bộ phận của thực vật.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV Tự nhiên xã hội 3, SGK Tự nhiên xã hội 3.
- Tranh ảnh ít hất 10 cây quen thuộc ở địa phương nhìn rõ thân, rễ, lá của cây. Hoặc một số cây thật có ở xung quanh lớp học, có những đặc điểm khác nhau về thân, rễ, lá.
- Mẫu phiếu học tập tranh 59 (theo nhóm)
- Đối với học sinh
- SGK Tự nhiên xã hội 3.
- Tranh ảnh một số loại cây hoặc cây thật, lá thật để quan sát (theo nội dung từng tiết học).
- Bàng nhóm hoặc giấy khổ lớn hoặc mặt sau tờ lịch để ghi chép thực vật ở xung quanh (Gợi ý theo SGK trang 59)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thực vật quanh ta” - GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát cho nhóm HS giấy A0 và yêu cầu các thành viên trong nhóm ghi tên của các loài cây xung quanh mà các em biết. Nhóm nào ghi đươc nhiều và chính xác nhất sẽ được tuyên dương. - GV nhận xét tinh thần làm việc nhóm, đặt câu hỏi gợi mở trong SGK và gọi vài HS trả lời: Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây khác nhau. Em thích những cây nào? Vì sao? - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thiên nhiên đã ban tặng cho con người rất nhiều thứ, một trong số đó là thực vật. Đến với bài học đầu tiên trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một số biij phận của thực vật để chúng ta có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích và hấp dẫn. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13. Một số bộ phận của thực vật
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu tên cây và đặc điểm nổi bật của cây đó a. Mục tiêu: HS nhận biết, giới thiệu được tên cây và đặc điểm nổi bật của cây đó. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc câu dẫn của hoạt động, quan sát hình 1 theo nhóm (2-4 HS) chọn một số cây trong hình (hoặc cây trong thực tế mà HS biết) và thực hiện theo yêu cầu của hoạt động: Các bạn trong hình đang quan sát những cây nào? Nêu đặc điểm của một số cây trong hình? - GV mời đại diện một số nhóm HS lên giới thiệu về tên cây, đặc diểm nổi bật của cây đó. - GV giúp HS rút ra nhận xét qua phần trình bày: Thực vật rất đa dạng, các loại cây khác nhau có những đặc điểm khác nhau.
Hoạt động 2: Nói tên và mô tả được đặc điểm của rễ cây a. Mục tiêu: HS vui vẻ, tích cực, quan sát tranh, vật thật, nói được tên loại rể và mô tả được đặc điểm của rễ cây đó với bạn. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi, quan sát thông tin ở hình 2 (hình hai loại rễ cây) và quan sát vật thật để HS nói được tên từng loại rễ, nhận xét được đặc điểm về hình dạng của từng loại đó. - GV gọi đại diện một số nhóm HS lên nhận xét, mô tả về hai loại rễ cây khác nhau. - GV chốt kiến thức: Rễ cây có hai loại chính là rễ cọc và rễ chùm. - GV giới thiệu thêm một số cây thật quen thuộc ở địa phương có rễ cọc và rễ chùm. - GV yêu cầu HS nêu thêm một số cây thuộc rễ cọc và rễ chùm mà các em biết C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH a. Mục tiêu: HS nhận biết, nêu được tên, loại rễ và mô tả đặc điểm của loại rễ đó. b. Cách tiến hành - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS mỗi nhóm quan sát các hình từ 3 đến 6 để nó tên cây và loại rễ của cây đó tương ứng với hình được phân công. - GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thử tài nhanh nhẹn”. - GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành 2 dãy: dãy 1 là rễ cọc, dãy 2 là rễ chùm. HS hai dãy lần lượt thi nhau kể tên một loại cây thuộc rễ cọc/chùm mà nhó được phân công. Dãy nào không trả lời được đến cuối thì dãy đó thua, còn dãy chiến thắng sẽ được tuyên dương. - GV khen ngợi kết quả làm việc của nhóm C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nói được tên cây và mô tả đặc điểm của thân cây. a. Mục tiêu: HS nhận biết, giới thiệu được tên cây và đặc điểm nổi bật của cây đó. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc yêu cầu hoạt động và quan sát hình từ 7 đến 10 trong SGK và trả lời câu hỏi: + Nêu tên các loại cây em thấy? + Cây nào có thân đứng, thân leo, thân bò? + Cây nào có thân gỗ, thân thảo? - GV nhận xét và chốt đáp án chính xác.
Hoạt động 2: Nhận xét đặc điểm của hình dáng cây a. Mục tiêu: HS vui vẻ, tích cực, lựa chọn cây mình thích để quan sát và mô tả được một số đặc điểm của cây đó với bạn, nói được tên cây, đặc điểm về thân của chúng. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát kĩ và nhận xét đặc điểm của các cây với nhau (ví dụ: độ lớn, hình dạng, cách mọc, độ cứng, mềm,...) và gợi ý để HS nhớ lại một số thân cây gỗ quen thuộc ở địa phương, quan sát vật thật để cảm nhận đặc điểm của thân gỗ, cây thân thảo. - GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả quan sát, đưa ra nhận xét (đơn giản) về hình dáng (cao, to, nhỏ, thấp, dài,...), cách mọc (thẳng, leo bám vào thân cây hoặc vật khác, nằm, bò sát mặt đất,...); độ cứng, có thêm cành (thân gỗ), mêm (thân thảo) củ thân cây. - GV chốt kiến thức: Thực vật có thân đứng, thân leo, thân bò. Có loại thân gỗ như mít, xoài,... và có loại thân thảo như lúa, đậu, dưa hấu,... - GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết để tìm hiểu mở rộng thêm một số bộ phận biến dạng của cây và khuyến khích HS lấy thêm ví dụ về một số loại cây có bộ phận thân, rễ biến dạng.
D. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH a. Mục tiêu: HS tự giác thực hiện nhiệm vụ, quan sát xung quanh, hỏi tên cây và viết được tên cây phù hợp theo các ô phân loại thân cây mọc đứng, thân bò, thân leo. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh các cây quen thuộc ở địa phương hoặc thực tế các cây ở xung quanh lớp học (nếu có điều kiện) và ghi lại tên cây, phân loại chúng theo đặc điểm của thân (khuyến khích các nhóm ghi được hơn 2 cây ở mỗi ô) - GV bao quát và hướng dẫn HS quan sát thực tế (tùy điều kiện tổ chức hoạt động) - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát trong nhóm và trước lớp, tuyên dương những HS ghi được nhiều tên cây và phân loại chính xác nhất. * CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV khái quát lại những kiến thức trọng tâm của bài học. - GV nhắc mỗi HS chuẩn bị mang đến lớp giờ học sau 2 chiếc lá có hình dạng, kích thước như nhau. |
- HS hào hứng tham gia trò chơi
- HS nhận giấy, thảo luận và ghi tên
- HS trao đổi và chia sẻ câu trả lời:
- HS lắng nghe và tiếp thu
- HS quan sát, thảo luận, lựa chọn cây yêu thích và miêu tả: + Cây cau rất cao, thân thẳng + Cây su hào lá dài + Cây xoài có nhiều quả + Cây huyết dụ có lá màu đỏ
- HS nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. - HS lắng nghe và tiếp thu
- HS quan sát và trao đổi trả lời câu hỏi: + Rễ cọc: có nhiều rễ con mọc xiên, từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn. + Rễ chùm: gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau tạo thành một chùm.
- HS các nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung - HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát và tiếp thu.
- HS suy nghĩ và kể tên.
- HS quan sát, thảo luận nhóm và trả lời: + Nhóm 1 (hình 3): Cây rau dền – rễ cọc. + Nhóm 2 (hình 4): Cây cần tây – rễ chùm. + Nhóm 3 (hình 5): Cây lúa – rễ chùm. + Nhóm 4 (hình 6): Cây bưởi – rễ cọc. - HS các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác lắng nghe và bỏ sung. - HS hào hứng tham gia trò chơi.
- HS suy nghĩ, lần lượt kể tên.
- HS lắng nghe và tiếp thu
- HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Cây có thân mọc đứng: cây mít, cây lúa Cây thân leo: cây mướp Cây thân bò: cây dưa hấu. + Cây thân gỗ: cây mít Cây thân thảo: cây lúa, cây mướp, cây dưa hấu.
- HS lắng nghe và tiếp thu
- HS trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung
- HS quan sát và rút ra đặc điểm lắng nghe và tiếp thu
- HS chia sẻ kết quả quan sát.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS đọc và lấy ví dụ
- HS quan sát tranh được chuẩn bị sẵn và ghi chép tên cây, phân loại chúng
- HS lắng nghe và tiếp thu
- HS chăm chú lắng nghe
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe, ghi nhớ và tiếp nhận nhiệm vụ |
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nói tên và chỉ bộ phận của lá cây a. Mục tiêu: - HS quan sát từng hính lá cây, nói được tên, bộ phận của lá cây đó. - HS chuẩn bị được 1 lá cây thật, nói tên lá, chỉ vfa nói được các bộ phận của lá đó. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình 11 trong SGK (hoặc vật thật đám bảo nhìn rõ các bộ phận của lá), đọc và thực hiện theo yêu cầu: Chỉ và nêu tên các bộ phận của lá cây? - GV mời đại diện một số HS lên chỉ và nói tên bộ phận của lá - GV tổ chức cho HS giới thiệu 1 lá thật đã chuẩn bị sẵn, chỉ và nói được tên các bộ phận của lá
Hoạt động 2: Giới thiệu bộ phận lá và phân loại. a. Mục tiêu: - HS vui vẻ, tích cực hoạt động, quan sát và môt tả đặc điểm của lá cây. - HS biết cách phân loại các lá đã chuẩn bị. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu hoạt động, lựa chọn một số lá cây để so sánh, nhận xét (không cần so sánh tất cả các lá với nhau) - GV bao quát các nhóm, gợi ý HS quan sát hình trong SGK từ 12 đến 21, so sánh các lá để nhận ra được đặc điểm của chúng về hình dạng (hình tim, tròn, bầu, dài, nhọn,...), kích thước (to, bé) và màu sắc (xanh lá đậm, xanh lá nhạt, đỏ, vàng,..)
- GV tổ chức cho HS phân loại các lá đã chuẩn bị của mỗi nhóm, chia cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ lớn kẻ bảng nhóm, trong đó đã phân chia các cột khác nhua theo đặc điể của lá để HS phân loại. - GV nhận xét, chốt kiến thức: Lá cây thường có màu xanh lục, một số có màu đỏ, vàng,... với nhiều hình dạng, kích thước khác nhua. Lá có cuống lá, phiến lá và gân lá.
B. HOAT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Lựa chọn và vẽ lá cây a. Mục tiêu: HS biết cách lựa chọn để hoàn thiện bài vẽ lá cây và nhận biết được các bộ phận cảu lá cây đó. b.
* CÙNG CỐ, DẶN DÒ - GV nhắc mỗi nhóm HS nếu có thể sẽ chuẩn bị mang đến lớp giờ học sau 2 bông hoa, 2 quả có hình dạng, màu sắc khác nhau. |
- HS quan sát từng hính lá cây, nói được tên, bộ phận của lá cây đó. Lá cây gồm có phiến lá, gân lá và cuống lá.
- HS lên trình bày, các HS khác lắng nghe và bổ sung. - HS chuản bị lá và tập giới thiệu với bạn bên cạnh.
- HS nhận xét được đặc điểm về hình dạng màu sắc của các lá, so sánh độ lớn của các lá với nhau.
- HS quan sát, lắng nghe và so sánh.
HS thảo luận, phân loại lá.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)