Giáo án TNXH 3 kết nối bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Giáo án bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp sách tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án TNXH 3 kết nối bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3. CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
BÀI 9. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (3 TiẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể dược tên, sản phẩm của một số hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
- Giới thiệu được một trong số các sản phẩm nông nghiệp của địa phương dựa trên các thông tin, tranh ảnh, vật thật,… sưu tầm được.
- Đưa ra được cách xử lí khi gặp các tình huống liên quan đến tiêu dùn tiết kiệm, bảo vệ môi trường
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.
- Năng lực tự nhiên xã hội:
- Năng lực nhận thức tự nhiên xã hội: Trình bày được lơi ích của hoạt độgn sản xuát nông nghiệp ở địa phương. Giới thiệu được một trong số các sản phẩm nông nghiệp của địa phương dựa trên các thông tin, tranh ảnh, vật thật,… sưu tầm được
- Năng lực sử dụng tự nhiên xã hội: Đưa ra được cách xử lí khi gặp các tình huống liên quan đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Thảo luận, lập kế hoạch thực hiện dự án.
- Phẩm chất
- Nói được những việc nên làm để tiêu dùng tiết kiệm, báo vệ môi trường và lí do vì sao phải làm những việc đó.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV Tự nhiên xã hội 3, SGK Tự nhiên xã hội 3.
- Tranh ảnh, video và thông tin về một số hoạt động sản xuất và sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các hoạt động sản xuát và sản phẩm nông nghiệp ở địa phương (cấp tỉnh/thành phố).
- Giấy A4 để HS hoạt động
- Một số thông tin về các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài (ví dụ : gạo, các lại hoa, quả).
- Video, thông tin về sản xuất nông nghiệp sạch (nông nghiệp bền vững)
- Đối với học sinh
- SGK Tự nhiên xã hội 3.
- Tranh, ảnh, vật thật về một số sản phẩm nông nghiệp ở địa phương
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức cho trò chơi “Nhà nông thông thái” - GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành 3 nhóm, chia bảng thành 3 phần, mỗi nhóm sẽ xếp hàng lần lượt truyền tay nhau phấn/bút dạ để viết lên bảng tên các loại lương thục, thực phẩm mà gia đình các em thường sử dụng. Nhóm nào viết được nhiều tên hơn sẽ giành chiến thắng và được tuyên dương. - GV nhận xét tinh thần làm việc các nhóm và kết luận: Lương thực, thực phẩm là những thứ quan trọng và cần thiết đối với sinh hoạt cuộc sống con người. Vì vậy, chủ đề Cộng đồng địa phương là vô cùng bổ ích và hấp dẫn. Đặc biệt, trong bài học đầu tiên trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương – Bài 9. Hoạt động sản xuát nông nghiệp
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Kể tên một số hoạt động và sản phẩm của sản xuất nông nghiệp a. Mục tiêu: HS kể được tên một số hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản phẩm của chúng b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, đọc yêu cầu hoạt động 1, quan sát các hình từ 1 đến 8 và thực hiện nhiệm vụ: + Chỉ và nói tên các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong hình + Kể tên các sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp đó.
- GV mời vài nhóm HS đại diện lên bảng, chỉ hình và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, đánh giá
Hoạt động 2: Kể tên một số hoạt dộng sản xuất nông nghiệp và sản phẩm của chúng a. Mục tiêu: HS kể được tên một số hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản phẩm của chúng b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, mỗi HS đưa ra ý kiến: + Kể tên một số hoạt động sản xuất nông nghiệp khác mà em biết + Nói tên sản phẩm của hoạt động đó - GV mời một số nhóm trình bày kết quả trước lớp - GV nhận xét, chiếu hình ảnh và bổ sung thêm thông tin về hoạt động sản xuất nông nghiệp: Hoạt động sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất lớn, bao gồm: + Trồng trọt (trồng cây lương thực như trồng lúa, ngô khoai, sắn,...; trồng các loại rau, củ; trồng cây ăn quả,...) + Chăn nuôi (chăn nuôi gia súc: bò, lợn, dê, trâu,...); chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu, chim cút; nuôi thả: cá, tôm;... + Trồng, khai thác, bảo vệ rừng. + Nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH a. Mục tiêu: HS nói được tên và sản phẩm của các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm: Các nhóm lần lượt nói tên một hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương cùng với một số sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp dó. Người sau không nói trùng lặp với người khác. - GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm và chỉnh sửa
- GV nhận xét, đánh giá
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Sản phẩm nào là đặc sản ở địa phương? - GV chốt lại và cung cấp thêm thông tin về một sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu ở địa phương. - GV cho HS đọc thầm nội dung chốt của ông Mặt Trời và kết luận: Sản phẩm nông nghiệp gồm các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi; trồng, bảo vệ và khai thác rừng, thủy hải sản.
D. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS trình bày được lợi ích của các haotj động sản xuất nông nghiệp b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát từ hình 9 đến hình 12 và nêu một số lợi ích của các sản phẩm nông nghiệp.
- GV gọi một số HS lên chỉ hình và trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt: Hoạt động sản xuất nông nghiệp làm ra các sản phẩm để phục vụ cuôc sống con người (thức ăn, đồ uống, trang trí nhà cửa, thuốc,...), làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác (sản xuất thủ công, công nghiệp), đem bán hoặc xuất khẩu thu lại lợi ích kinh tế...
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV nhận xét và tóm tắt lại những kiến thức trọng tâm bài học. - GV nhắc HS tìm hiểu các thông tin liên quan về lợi ích của các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương; các thông tin liên quan đến việc tiêu dùng tiết kiệm sản phẩm sản xuất nông nghiệp và các việc làm giúp bảo vê môi trường sống hằng ngày (liên quan đến sản xuất và sử dụng các sản phẩm nông nghiệp). |
- HS hào hứng tham gia trò chơi
- HS lắng nghe và tiếp thu
- HS quan sát, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: + Hình 1: Trồng lúa -> Lúa gạo + Hình 2: Chăn nuôi gia súc (lợn) -> Thịt + Hình 3: Trồng và chăm sóc hoa, cây cành -> Hoa, cây cảnh + Hình 4: Nuôi cá lồng trên sông, biển -> Cá + Hình 5: Trồng cây ăn quả (thanh long) -> Quả + Hình 6: Nuôi gà/nuôi gia cầm -> Thịt gà, trứng + Hình 7: Chăm sóc rừng (cây keo/cây trăm hoa vàng) -> Gỗ + Hình 8: Đánh bắt ca streen biển -> Hải sản: cá, tôm... - HS trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung - HS lắng nghe, tiêp thu.
- HS thảo luận, đưa ra ý kiến
- HS trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ. Mỗi HS sau khi nêu tên hoạt động sản xuất và sản phẩm nông nghiệp thì sẽ ghi vào tờ giấy chung của cả nhóm. - Một số nhóm HS nêu lên các hoạt động sản xuất và sản phẩm nông nghiệp mà nhóm tìm được. Các nhóm khác bổ sung - Các nhóm lắng nghe và tự đánh giá xem nhóm mình tìm được bao nhiêu câu trả lời đúng. - HS trả lời. HS khác lắng nghe - HS lắng nghe và tiếp thu
- HS lắng nghe, đọc thầm và ghi nhớ
- HS quan sát và trả lời: + Hình 9: Sản phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn. + Hình 10: Sản phẩm nông nghiệp dùng làm hàng hóa để bán. + Hình 11: Sản phẩm nông nghiệp dùng để trang trí nhà cửa (hoa, cây cảnh). + Hình 12: Sản phẩm nông nghiệp dùng để sản xuất thủ công, làm một số đồ dùng trong nhà (cói để làm chiếu). - HS trình bày. Các HS khác quan sắt, bổ sung và nhận xét
- HS chăm chú lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ |
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS trình bày đươc lợi ích của một số sản phẩm nông nghiệp ở địa phương b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong đoạn hội thoại ở trang 38 SGK theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Hai bạn trong hình đang trao đổi về lợi ích của hoạt động sản xuất nông nghiệp nào? + Hoạt động sản xuất nông nghiệp đó có ích lợi gì? - GV yêu cầu một nhóm HS trình bày trước lớp - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. - GV chiếu hình ảnh minh họa và yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi về lợi ích của một số sản phẩm nông nghiệp ở địa phương - GV yêu cầu một số nhóm HS trả lời trước lớp
- GV chốt và gọi 1-2 HS đọc nội dung thông tin của mục Em có biết. - GV nhắc lại một số sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp và nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng củ hoạt động sản xuất nông nghiệp: dùng làm lương thực, thực phẩm, trang trí nhà cửa,...; cung cấp cho các hoạt động sản xuất khác (chế biến); buôn bán và đem lại các lợi ích kinh tế... Bên cạnh đó, GV nêu thêm một số lợi ích kép của hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng rừng, trồng cây giúp bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất, ngăn nước lũ...
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH a. Mục tiêu: HS ghi đủ và đúng tên hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản phảm và lợi ích của hoạt động sản xuất đó. b. Cách tiến hành - GV giao nhiệm vụ cho HS, yêu cầu HS làm việc cá nhân và trao đổi với bạn bên cạnh để hoàn thành phiếu theo gợi ý về ích lợi của một số hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương. - GV hướng dẫn, gợi ý và yêu cầu HS chia sẻ kết quả làm việc với bạn bên cạnh - GV yêu cầu HS về nhà quan sát và ghi thêm các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản phẩm của hoạt động đó.
|
- HS quan sát, thảo luận và chia sẻ câu trả lời với bạn cùng nhóm: + Hai bạn đang trao đổi về lợi ích của hoạt động sản xuất lúa gạo + Hoạt động sản xuất lúa gạo cung cấp lương thực cho con người, đồng thời, gạo còn được bán ra nước ngoài.
- HS trình bày. Các nhóm khác bổ sung - HS lắng nghe và tiếp thu - HS quan sát, trả lời và chia sẻ với bạn cùng nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác lắng nghe, bổ sung. - HS lắng nghe và đọc nội dung.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tự kẻ bảng vào vỏ ghi, thảo luận và điền các thông tin theo yêu cầu.
- HS lắng nghe, chia sẻ kết quả
- HS lắng nghe và ghi nhớ
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)