Giáo án TNXH 3 kết nối bài 10: Hoạt động sản xuất thủ công và công nghiệp

Giáo án bài 10: Hoạt động sản xuất thủ công và công nghiệp sách tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án TNXH 3 kết nối bài 10: Hoạt động sản xuất thủ công và công nghiệp

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 10. HOẠT ĐỘNG SẢN XUÁT THỦ CÔNG VÀ CÔNG NGHIỆP (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên, sản phẩm và lợi ích của một số hoạt động sản xuất thủ công hoặc công nghiệp ở địa phương.
  • Đưa ra được cách xử lí khi gặp các tình huống liên quan đế tiêu dùng tiết kiệm, ảo vệ môi trường
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.
  • Năng lực tự nhiên xã hội:
  • Năng lực nhận thức tự nhiên xã hội: Giới thiệu được một số sản phẩm thủ công hoặc công nghiệp củ địa phương dựa trên thông tin, tranh ảnh, vật thật,… sưu tầm được.
  • Năng lực sử dụng tự nhiên xã hội: Vẽ tranh, viết thông điệp hoặc sử dụng ttranh ảnh, video,… để cha sẻ với những người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức phtiêu dùng tiết kiệm, báo vệ môi trường.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV Tự nhiên xã hội 3, SGK Tự nhiên xã hội 3.
  • Tranh ảnh hoặc video về một số hoạt động và sản phẩm sản xuất thủ công, công nghiệp, đặc biệt là các hoạt động sản xuất thủ công hoặc công nghiệp tiêu biểu ở địa phương (cấp tỉnh/thành phố).
  • Giấy A4 để HS hoạt động
  • Một số thông tin về các sản phẩm thủ công nổi tiếng của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài (ví dụ : vải lụa, đồ mây tre đan, gốm sứ,…)
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tự nhiên xã hội 3.
  • Tranh ảnh, vật thật về một số sản phẩm thủ công hoặc công nghiệp ở địa phương.
  • Bút màu, giấy trắng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai hiểu biết nhất?”

- GV phổ biến luật chơi: GV chiếu lần lượt 4 ảnh trong hình 1 và yêu cầu HS cho biết sản phẩm nào được làm bằng tay, sản phẩm nào được làm bằng máy móc. HS nào trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được tuyên dương.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Để làm ra được các sản phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất thủ công và công nghiệp thì Có rất nhiều nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu về những hình thức này đem đến sự bổ ích và thiết thực. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10. Hoạt động sản xuất thủ công và công nghiệp.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kể được một số hoạt động sản xuất và sản phẩm thủ công

a. Mục tiêu: HS kể được một số hoạt động và sản  phẩm thủ công

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, quan sát hình từ 2 đến 5 và thào luận trả lời câu hỏi:

+ Nêu tên hoạt động sản xuất thủ công trong các hình sau.

+ Sản phẩm của các hoạt động đó là gì?

- GV gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày

 

- GV nhận xét, đánh giá và chiếu thông tin:

 

Hoạt động 2: Nêu lợi ích của hoạt động sản xuát và sản phẩm thủ công

a. Mục tiêu: HS nêu được lợi ích của hoạt động sản xuất thủ công

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát các hình từ 6 đến 9 và mỗi nhóm sẽ thảo luận vè lợi ích của các sản phẩm thủ công theo từng hình được phân công.

- GV cử nhóm HS đại diện trình bày trước lớp và GV chỉnh sửa.

- GV nêu câu hỏi gợi mở và mời một số HS trả lời: Hoạt động sản xuất thủ công có lợi ích gì?

-

- GV nhận xét, đánh giá và chốt: Hoạt dộng sản xuất thủ công làm ra các sản phẩm để phục vụ cuộc sống con người như dùng trong sinh hoạt (nấu nướng, mặc, trang trí,...), ngoài ra còn đem bán để mang lại các ích lợi về kinh tế.

 

Hoạt động 3: Kể tên một số hoạt động sản xuất thủ công và sản phẩm thủ công khác

a. Mục tiêu: HS kể thêm được nhiều hoạt động sản xuất thủ công và sản phẩm thủ công khác.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Kể tên một số hoạt động sản xuất thủ công khác mà em biết. Nói tên sản phẩm của các hoạt động đó.

 

 

- GV mời một số nhóm trình bày kết quả trước lớp.

 

- GV nhận xét và bổ sung thêm thông tin về hoạt động sản xuất thủ công: Có nhiều ngành nghề thủ công như: nghề gốm sứ, nghề làm chiếu, nghề dệt vải, nghề làm nón lá, nghề máy tre đan, nghề chạm khắc đá, nghề đúc kim hoàn, nghề rèn sắt,... Các sản phẩm thủ công truyền thống thường được sản xuất ở các làng nghề thủ công. Nhiều sản phẩm thủ công nổi tiếng đã được sản xuất ra nước ngoài.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Kể tên hoạt động sản xuất thủ công, sản phẩm và lợi ích của hoạt động

a. Mục tiêu:

- HS kể được tên một số hoạt động sản xuất thủ công ở địa phương, sản phẩm và lợi ích của hoạt động sản xuất đó.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi: Nêu tên một số hoạt dộng sản xuất thủ công ở địa phương, sản phẩm và lợi ích của hoạt động sản xuất đó

- GV kiểm tra xem nhóm nào ghi đầy đủ và chính xác nhất

- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục ghi chép và lưu giữ lại thông tin để chuẩn bị cho dự án nhóm ở bài ôn tập

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu:

- HS đưa ra được cách xử lí khi gặp các tình huống liên quan đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

- HS thể hiện trách nhiệm trong việc tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi, quan sát hình 10 và 11, thảo luận chỉ ra và nói tình huống trong mỗi hình theo gợi ý:

+ Mọi người trong hình đang ở đâu?

+ Tình huống gì đang diễn ra?

 

 

 

 

- GV nhân xét, yêu cầu HS thảo luận phân tích và đóng vai xử lí tình huống với bạn bên cạnh

- GV tổ chức cho một số nhóm trình bày, đóng vai xử lí tình huống.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm, tuyên dương các nhóm đưa ra cách xử lí phù hợp.

- GV cho HS đọc thầm nội dung chốt của ông Mặt Trời

 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhắc HS sưu tầm thông tin về hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất công nghiệp ở địa phương.  

 

 

 

 

- HS hào hứng tham gia trò chơi

 

- HS trả lời:

+ Nón lá và các món đồ trang trí làm từ gáo dừa được sản xuất bằng tay là chủ yếu.

+ Xe máy và bút bi được sản xuất bằng máy móc là chủ yếu.

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

- HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Hình 2: Làm gốm -> Đồ gốm sứ (lọ hoa, bát đĩa, tranh treo tường, chậu cây,...)

+ Hình 3: Làm mây tre đan -> Các đồ dùng, đồ trang trí làm bằng mây tre đan (rổ, rá, giỏ, khay,...)

+ Hình 4: Dệt vải thổ cẩm -> Vải thổ cẩm

+ Hình 5: Làm tranh Đông Hồ -> Tranh Đông Hồ

 

- HS các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung:

- HS quan sát và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1 (hình 5): dồ gốm sứ dùng để đựng đồ, vận chuyển, ủ cho men, đun nấu, dọn và lấy thức ăn...

+ Nhóm 2 (hình 6): vật thổ cẩm dùng để đựng nhiều vật mà không sợ bị đứt tay hay bị rách...

+ Nhóm 3 (hình 7): các đồ dùng làm bằng tre đan dùng để đựng đồ, trang trí...

+ Nhóm 4 (hình 8): tranh Đông Hồ để trang trí, thưởng thức mĩ thuật...

- HS nhóm đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung

- Một số HS trả lời, các HS khác lắng nghe và bổ sung.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tích cực thảo luận nhóm. Các HS lần lượt nói tên một hoạt động sản xuất thủ công cùng với một sản phẩm của hoạt động sản xuất đó. Người sau không được nói trùng lặp với người khác.

- HS các nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS quan sát và đọc thầm.

 

 

- HS thảo luận nhóm và ghi chép kết quả thảo luận vào tờ giấy chung của cả nhóm trong 5 phút

 

- HS nộp kết quả cho GV

 

- HS lắng nghe và ghi chép

 

- HS thảo luận và ghi câu trả lời với bạn:

+ Hình 10: Bạn nam cùng với mẹ và chị gái đang ở cửa hàng bán đồ gốm. Bạn nam muốn mẹ mua cho con lợn đất mới trong khi bạn ấy đã có mấy con lợn đất ở nhà rồi.

+ Hình 11: Bố và con gái đang ở siêu thị, trước gian hàng bán các đồ dùng ở nhà (rổ, rá, khay,... bằng nhựa và mây tre đan). Bố đang băn khoăn không biết nên mua đồ nhựa hay mua đồ làm bằng mây tre đan.

- HS thảo luận, phân tích và đóng vai xử lí tình huống.

- HS nhóm lên trình bày, các nhóm khác trao đổi, bổ sung.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS quan sát và đọc thầm

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kể được một số hoạt động sản xuất công nghiệp và sản phẩm của hoạt động đó

a. Mục tiêu: HS kể được một số hoạt động của sản xuất công nghiệp và sản phẩm của hoạt động đó

b. Cách tiến hành

- GV chiếu cho HS xem video về sản xuất nội thất, ván gỗ công nghiệp:

https://www.youtube.com/watch?v=tnPwME5YR50

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, quan sát hình từ 12 đến 15 và thào luận trả lời câu hỏi:

+ Nêu tên hoạt động sản xuất công nghiệp trong các hình sau.

+ Sản phẩm của các hoạt động đó là gì?

- GV gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày trước lớp.

 

- GV nhận xét, đánh giá và chiếu thông tin:

 

Hoạt động 2: Nêu lợi ích của hoạt động sản xuát và sản phẩm công nghiệp

a. Mục tiêu: HS nêu được lợi ích của hoạt động sản xuất công nghiệp

b. Cách tiến hành:

- GV chiếu lần lượt các ảnh trong hình 16 SGK tr.45 cho HS quan sát và thảo luận với nhóm nhỏ để nêu lợi ích của các sản phẩm công nghiệp trong hình:

 

 

 

 

 

 

 

- GV gọi bất kì các HS đại diện lên bốc thăm hình và trình bày trước lớp.

- GV nêu câu hỏi gợi mở và mời một số HS trả lời: Hoạt động sản xuất công nghiệp có lợi ích gì?

- GV nhận xét, đánh giá và chốt: Hoạt dộng sản xuất công nghiệp cũng giống như sản xuất thủ công, chúng đều làm ra các sản phẩm để phục vụ cuộc sống con người như dùng trong sinh hoạt (nấu nướng, mặc, vật liệu,...) ngoài ra còn đem bán để mang lại các ích lợi về kinh tế.

 

 

Hoạt động 3: Kể tên một số hoạt động sản xuất công nghiệp và sản phẩm công nghiệp khác

a. Mục tiêu: HS kể thêm được nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp và sản phẩm công nghiệp khác.

b. Cách tiến hành

- GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh minh họa về hoặt động sản xuất công nghiệp và sả phẩm của hoạt động đó.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi: Kể tên một số hoạt động sản công nghiệp khác mà em biết. Nói tên sản phẩm của các hoạt động đó.

- GV gọi một số nhóm trình bày kết quả trước lớp

 

- GV nhận xét và bổ sung thêm thông tin về hoạt động sản xuất công nghiệp: Công nghiệp là một lĩnh vực sản xuất, bao gồm các nghành nghề: khai thác tài nguyên, chế biến sản phẩm, chế tạo và sửa chữa máy móc, thiết bị,... Hoạt động sản xuất công nghiệp thường diễn ra trong các nhà máy hoặc khu vực rieeg. Có nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp năng lượng, công nghiệp dệt mat, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm,...

- GV nhận xét và bổ sung thêm thông tin về hoạt động sản xuất thủ công: Có nhiều ngành nghề thủ công như: nghề gốm sứ, nghề làm chiếu, nghề dệt vải, nghề làm nón lá, nghề máy tre đan, nghề chạm khắc đá, nghề đúc kim hoàn, nghề rèn sắt,... Các sản phẩm thủ công truyền thống thường được sản xuất ở các làng nghề thủ công. Nhiều sản phẩm thủ công nổi tiếng đã được sản xuất ra nước ngoài.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Kể tên hoạt động sản xuất công nghiệp, sản phẩm và lợi ích của hoạt động

a. Mục tiêu:

- HS kể được tên một số hoạt động sản xuất công nghiệp ở địa phương, sản phẩm và lợi ích của hoạt động sản xuất đó.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chúng ta biết những gì?”

- GV phổ biến luật chơi: GV yêu cầu cứ 6-7 bạn sẽ tự bắt cặp với nhau thành 1 nhóm. GV bật bài nhạc dài 5 phút, các nhóm sẽ thảo luận và viết tên một số hoạt dộng sản xuất thủ công ở địa phương, sản phẩm và lợi ích của hoạt động sản xuất đó lên tờ giấy A4. Sau khi bài nhạc kết thúc, nhóm nào viết được nhiều và đúng nhất sẽ được tuyên dương.

- GV gọi nhóm HS giành chiến thắng lên trình bày sản phẩm.

- GV nhận xét, đánh giá tinh thần làm việc của nhóm

- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục ghi chép và lưu giữ lại thông tin để chuẩn bị cho dự án nhóm ở bài ôn tập

 

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu:

- HS đưa ra được cách xử lí khi gặp các tình huống liên quan đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

- HS thể hiện trách nhiệm trong việc tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 6-7 người ở hoạt động 1, quan sát hình 17 và thảo luận chỉ ra tình huống trong hình:

+ Mọi người trong hình đang ở đâu?

+ Tình huống gì đang diễn ra?

- GV yêu cầu nhóm HS phân tích tình huống và đưa ra cách xử lí phù hợp theo gợi ý: Nếu là em, em sẽ nói và làm gì để tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và lắng nghe

 

 

 

- HS trao đổi, thảo luận và trả lười câu hỏi:

+ Hình 12: Chế biến thức phẩm -> thực phẩm đóng hộp (thịt hộp, cá hộp, rau củ quả đóng hộp,...)

+ Hình 13: Sản xuất gang, thép -> Gang, thép, sắt

+ Hình 14: Dệt may -> vải, quần áo

+ Hình 15: Khai thác dầu thô -> Dầu thô

 

- HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trao đổi, thảo luận và trả lười câu hỏi:

+ Thực phẩm đóng hộp -> dùng làm đồ ăn.

+ Cửa hàng áo quần -> quần áo, váy để mặc

+ Dầu thô -> Dùng để sản xuất dầu hỏa, ầu diesel và xăng nhiên liệu; ngoài ra còn sản xuất ra một số sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu...

+ Gang, thép, sắt -> dùng để làm nhà, làm các công trình giao thông; sản xuất đò dùng trong nhà (dao, kéo,...); vật liệu cho cac ngành sản xuất máy móc khác (xe máy, ô tô,...)

- HS đại diện nhóm lên bốc thăm và trình bày. HS nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh

 

 

- HS trao đổi, trình bày ý kiến của mình. Mỗi HS nêu ít nhất tên một hoạt động sản xuất công nghiệp và sản phẩm của hoạt động đó.

- HS đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

- HS lần lượt trả lời câu hỏi:

+ Nội dung tình huống: HS nhận ra có mùi ga trong bếp

+ Tình huống này sẽ dẫn đến cháy nhà nếu không kịp thời xử lí

+ Em sẽ không động đến thiết bị nào để phát sinh lửa điện, tắt hết công tắc điện trong nhà, khó chặt van bình lại...

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

- HS hào hứng tham gia trò chơi

 

 

- HS thảo luận, đưa ra ý kiến và viết vào giấy.

 

- HS nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác lắng nghe và bô sung.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và thực hiện

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay