Giáo án TNXH 3 kết nối bài 1: Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình
Giáo án bài 1: Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình sách tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án TNXH 3 kết nối bài 1: Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1. GIA ĐÌNH
BÀI 1. HỌ HÀNG VÀ NHỮNG NGÀY KỈ NIỆM CỦA GIA ĐÌNH (3 TiẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được mối quan hệ họ hàng nôi, ngoại
- Viết cách xưng hô hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ trong gia đình họ nội, họ ngoại
- Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.
- Năng lực tự nhiên xã hội:
- Năng lực nhận thức tự nhiên xã hội: Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thộc họ nội, họ ngoại. Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại
- Năng lực sử dụng tự nhiên xã hội: Vẽ được thời gian thoe thứ tự các sự kiện lớn, các mốc thời gian quan trọng đối với gia đình
- Phẩm chất
- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV Tự nhiên xã hội 3, SGK Tự nhiên xã hội 3.
- Sơ đồ các thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại của Hoa (trang 8) trong SGK phóng to (nếu có)
- Đường thời gian (hoạt động 3, trang 10) trong SGK phóng to (nếu có)
- Đối với học sinh
- SGK Tự nhiên xã hội 3.
- Ảnh các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, họ hàng bên ngoại (nếu có).
- Bút màu, giấy trắng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành - GV chiếu cho HS xem video về các thành viên trong gia đình: https://www.youtube.com/watch?v=UEAMz4VonNE - GV đặt câu hỏi cho HS: Nói về một người họ hàng mà em yêu quý. Em đã làm gì để thể hiện tình cảm với người đó? - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong số chúng ta, ai cùng có những người họ hàng mà mình gắn bó và yêu quý nhất. Vì vậy, chủ đề về Gia đình là một nội dung vô cùng thú vị và hấp dẫn. Bài học đầu tiên trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và ghi nhớ được những ngày kỉ niệm đặc biệt của gia đình. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Xác định gia đình họ hàng nội, ngoại a. Mục tiêu: HS nêu được mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1, 2, 3, 4 SGK tr.8, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Quan sát các hình về họ hàng của Hoa và cho biết + Những người nào là họ hàng bên nội? + Những người nào là họ hàng bên ngoại? - GV mời 3-4 HS lên bảng, chỉ hình và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Họ hàng là những người có mối quan hệ dựa trên huyết thống. Những người có mối quan hệ huyết thống với bố là họ hàng bên nội, với mẹ là họ hàng bên ngoại. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với bố là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với mẹ là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên ngoại.
Hoạt động 2: Xưng hô với những người trong gia đình thuộc họ hàng bên nội và bên ngoại a. Mục tiêu: HS biết cách xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát Hình 5, 6 SGK tr.7 và đặt câu hỏi cho HS thảo luận: Em hãy nêu cách xưng hô của Hoa với một số thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội và bên ngoại. - GV mời đại diện 3-4 HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: + Họ hàng nội, ngoại bao gồm ông bà, anh chị em ruột của bố hoặc mẹ và con ruột của họ. + Ở mỗi vùng miền có cách xưng hô khác nhau đối với những thành viên trong họ hàng
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH a. Mục tiêu: HS nói được cách xưng hô của Hoa với các thành viên họ hàng bên nội và bên ngoại theo sơ đồ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu từng nhóm HS làm việc theo nhóm, quan sát Hình 7 trong SGK tr.8, thảo luận và trả lời các hỏi sau: + Các thành viên trong gia đình họ hàng bên bội, bên ngoại của Hoa theo sơ đồ bao gồm những ai? + Nói cách Hoa xưng hô với các thành viên trong gia đình họ hàng bên nội và bên ngoại trong đồ đó. - GV gọi một số nhóm đại diện trình bày trước lớp, yêu cầu các nhóm khác bổ sung và GV chỉnh sửa. - GV nhận xét, đánh giá
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV nhận xét và tóm tắt lại những kiến thức trọng tâm bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. |
- HS quan sát và lắng nghe
- HS trao đổi và chia sẻ câu trả lời
- HS lắng nghe và tiếp thu
- HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS quan sát hình và thực hiện nhiệm vụ.
- HS chỉ hình và trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.: + Họ hàng bên nội của Hoa: Ông bà nội của Hoa; gia đình anh trai của bố Hoa. + Họ hàng bên ngoại của Hoa: ông bà ngoại của Hoa; gia đình em gái của mẹ Hoa. - HS lắng nghe và tiếp thu
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát hình và thực hiện nhiệm vụ. - HS trả lời câu hỏi: + Hoa gọi anh trai của bố là bác trai; vợ của bác trai là bác gái; con trai và con gái của các bác là anh họ và chị họ. + Hoa gọi em gái của mẹ là dì; chồng của dì là chú (theo cách gọi của người miền Bắc); con gái của dì và chú là em họ. - HS trình bày câu trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS trao đổi, thảo luận và trình bày: + Thành viên trong gia đình họ hâng bên nội của Hoa: ông nội – bà nội (bố mẹ của bố Hoa); bác trai – bác gái (anh trai và vợ của anh trai của bố, theo cách gọi của người miền Bắc); anh, chị họ (con của bác trai và bác gái). + Thành viên trong gia đình họ hàng bên ngoại của Hoa: ông ngoại – bà ngoại (bố mẹ của mẹ Hoa); dì – chú (em gái và chồng của em gái của mẹ Hoa, theo cách gọi của người miền Bắc); em họ (con của dì và chú).
- HS trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung
- HS chăm chú lắng nghe
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS chăm chú lắng nghe và phát huy điểm mạnh, sửa chữa điểm yếu |
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Kể tên và nói cách xưng hô a. Mục tiêu: HS xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi và hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu hoạt động: + Kể tên và nói cách xưng hô của em với một số thành viên thuộc gia đình họ hàng bên nội, bên ngoại. + Vì sao em xưng hô như vậy? - GV gọi một số nhóm cử đại diện trình bày trước lớp và chỉnh sửa (nếu cần).
Hoạt động 2: Bày tỏ tình cảm với họ hàng nội, ngoại a. Mục tiêu: HS bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại b. Cách tiến hành - GV chia lớp thành 2 dãy, yêu cầu HS quan sát hai hình 8, 9 trong SGK. - GV giới thiệu về quan hệ giữa những người trong Đó là những thành viên trong gia đình họ hàng của nhau, được thể hiện qua cách xưng hô. - GV yêu cầu mỗi dãy quan sát mỗi tranh và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: + Họ đang gặp nhau vào dịp gì? + Tình cảm của những người trong hình thể hiện như thế nào?
- GV nhận xét và kết luận: + Những người trong hình có mối quan hệ họ hàng với nhau; được thể hiện qua cách xưng hô. Họ gặp nhau vào dịp sính nhật của mỗi thành viên tỏng họ hàng và tết Nguyên đán. + Những người trong hình thể hiện tình cảm gắn bó với nhau, thông qua hành động đến thăm nhau và chúc Tết nhau nhân dịp đón năm mới; tặng quà nhân dịp sinh nhật; sự vui vẻ của mỗi người khi gặp họ hàng của mình. - GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS trao đổi với bạn bên cạnh: + Em thường làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với họ hàng? + Em thường gặp họ hàng vào những dịp nào? Sự kiện được gặp họ hàng mà em nhớ nhất là gì? Ai là người họ hàng mà em yêu quý nhất? - GV gọi 1-2 HS lên trình bày và nhận xét, đánh giá.
B. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: - Viết hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu. - HS tích cực, vui vẻ hoàn thành yêu cầu của hoạt động, tự tin báo cáo trước lớp. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, yêu cầu HS vẽ sơ đồ vào giấy/vở theo gợi ý hoặc sử dụng sơ đồ có sẵn như trang 9 SGK được in ra giấy A4 và chỉnh sửa. - GV quan sát và hỗ trợ HS trong việc điền các xưng hô và vẽ thêm/bớt các ô trong sơ đồ. - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình trong nhóm và gọi một số HS trình bay trước lớp - GV khen ngợi kết quả và tinh thần làm việc của HS - GV yêu cầu HS: Về nhà tìm các ảnh phù hợp để dán vào sơ đồ. Các em hãy giữ lại sơ đồ để giới thiệu cho bố mẹ và lưu trữ như sản phẩm học tập.
|
- HS trả lời câu hỏi và chia sẻ vói các bạn cùng nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác lắng nghe, bổ sung.
- HS quan sát, lắng nghe và cảm nhận
- HS mỗi dãy quan sát, mô tả hình và trả lời câu hỏi trước lớp, các bạn khác trong nhóm lắng nghe và bổ sung: + Hình 8: Họ gặp nhau trong dịp sinh nhật. Các thành viên trong gia đình đều rất vui vẻ, tặng nhau nhiều món quà ý nghĩa. + Hình 9: Họ gặp nhau trong dịp Tết. Các thành viên trong gia đình đều rất vui mừng, hân hoan tảo tặng nhau những lời chúc mừng năm mới. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận, chia sẻ cáu trả lời với bạn bên cạnh.
- HS trình bày, lắng nghe và tiếp thu.
- Mỗi HS tiếp nhận nhiệm vụ, xác định và viết cách xưng hô với các thành viên trong gia đình, họ hàng bên nội, ho hàng bên ngoại vào sơ đồ. Vẽ thêm hoặc bớt các ô so với sơ đồ trang 9.
- HS chia sẻ sản phẩm trong nhóm, trước lớp sau khi hoàn thành
- HS lắng nghe và ghi nhớ
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)