Giáo án và PPT đồng bộ Khoa học 5 cánh diều
Khoa học 5 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Khoa học 5 cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 5 CÁNH DIỀU
BÀI 4: SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC CỦA CHẤT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS trình bày được:
Một số ví dụ đơn giản, gần gũi với cuộc sống về biến đổi hóa học.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
Trình bày được một số ví dụ đơn giản, gần gũi với cuộc sống về biến đổi hóa học.
Thực hiện được một số thí nghiệm đơn giản về biến đổi hóa học.
3. Phẩm chất:
Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
Giáo án.
Máy tính, máy chiếu.
Các hình ảnh, video liên quan đến bài học.
Các thẻ đáp án (A, B, C, D).
Phiếu thực hành và dụng cụ thí nghiệm.
2. Đối với học sinh:
SHS, vở ghi.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Khơi gợi sự hứng thú tìm hiểu bài mới của HS. b. Cách thức thực hiện: - GV cho HS thảo luận câu hỏi khởi động SGK 20: Nêu một số cách em có thể làm để biến đổi một tờ giấy. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học: Bài 4. Sự biến đổi hóa học của chất. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Sự biến đổi hóa học. a. Mục tiêu: HS trình bày được sự biến đổi hóa học trong trường hợp đơn giản. b. Cách tiến hành: - GV cho HS xem (0.15s – 2.00s). - GV mời 1 HS nhận xét sự biến đổi của vôi sống sau khi xem xong video.
- GV nhận xét: Đây là sự biến đổi hóa học. Vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại được tính chất của nó nữa. - GV cung cấp thông tin kiến thức về sự biến đổi hóa học: + Chất ban đầu sẽ biến đổi thành chất khác khi xảy ra biến đổi hóa học. + Một số dấu hiệu của sự biến đổi hóa học có thể nhận thấy như biến đổi màu sắc, thay đổi mùi vị, có khí được tạo thành, xuất hiện vẩn đục,… - GV yêu cầu HS từ định nghĩa về sự biến đổi hóa học, thảo luận nhóm đôi hoàn thành nhiệm vụ sau: Sự biến đổi của đường trong trường hợp nào dưới đây là biến đổi hóa học và trường hợp nào không phải biến đổi hóa học? Vì sao? + Trường hợp 1: Hòa tan đường trong nước + Trường hợp 2: Đun nóng đường đến khi đường đổi màu sắc và có mùi khét. - GV mời đại diện 1 – 2 cặp trình bày kết quả thảo luận. Các cặp còn lại chú ý lắng nghe để nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng. - GV liên hệ với phần khởi động, đặt câu hỏi: Vậy mảnh giấy bị xé vụn có phải là sự biến đổi hóa học không? Tại sao? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời tốt và chuyển sang hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2: Thực hành, thí nghiệm. a. Mục tiêu: HS thực hành được một số thí nghiệm đơn giản về sự biến đổi hóa học. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm nhóm một phiếu thực hành và một bộ dụng cụ Thí nghiệm 1. Tìm hiểu sự biến đổi của gạo và Thí nghiệm 2. Tìm hiểu sự biến đổi của vỏ trứng. - GV hướng dẫn HS cách tiến hành các thí nghiệm như trong phiếu thực hành. - GV mời đại diện 1 – 2 HS dự đoán hiện tượng xảy ra trên vỏ trứng trong mỗi cốc ở thí nghiệm 2.
- Mỗi thí nghiệm, GV cho các nhóm 3p thực hành. GV quan sát, hướng dẫn các nhóm khi cần thiết. - GV yêu cầu các nhóm hoàn thành các câu hỏi thảo luận trong phiếu thực hành sau khi làm xong các thí nghiệm. - GV mời đại diện từng nhóm báo cáo kết quả hoàn thành phiếu thực hành.
- GV nhận xét chung, chốt lại đáp án đúng, tuyên dương các nhóm thực hành tốt. - GV cho HS xem thêm Hoạt động 3: Một số ví dụ về sự biến đổi hóa học. a. Mục tiêu: HS trình bày được một số ví dụ đơn giản về sự biến đổi hóa học. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, xác định sự biến đổi hóa học của chất trong các trường hợp dưới đây và giải thích: Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự biến đổi hóa học của chất? Vì sao?
- Mỗi trường hợp, GV mời đại diện 1 cặp trả lời. Các cặp còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi: Trong những cách em làm biến đổi tờ giấy, cách nào làm cho tờ giấy có sự biến đổi hóa học? Vì sao? - GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi.
- GV chốt lại đáp án đúng, chuyển sang hoạt động tiếp theo. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã học về sự biến đổi hóa học. b. Cách thức thực hiện: - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ thẻ các đáp án (A, B, C, D). GV tổ chức cho HS chơi trò trắc nghiệm. - GV nêu luật chơi: + GV chiếu câu hỏi, sau khi GV đọc xong câu hỏi, GV chiếu các đáp án. + Theo hiệu lệnh của GV, đại diện các nhóm lần lượt giơ thẻ đáp án của nhóm mình. + Nhóm nào trả lời được nhiều đáp án đúng nhất sẽ chiến thắng. - GV mời cả cả lớp cùng tham gia trò chơi: Câu 1: Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác được gọi là gì? A. Sự biến đổi lí học. B. Sự biến đổi cơ học. C. Sự biến đổi sinh học. D. Sự biến đổi hóa học. Câu 2: Trường hợp nào trong hình dưới đây có sự biến đổi hóa học? A. B. C. D. Câu 3: Dấu hiệu nào dưới đây không phải của sự biến đổi hóa học? A. Biến đổi hình dạng và giữ nguyên tính chất. B. Biến đổi màu sắc. C. Thay đổi mùi vị. D. Có khí được tạo thành. Câu 4: Trường hợp nào dưới đây có sự biến đổi hóa học? A. B. C. D. Câu 5: Trường hợp nào dưới đây không có sự biến đổi hóa học? A. B. C. D.
|
- HS thảo luận, suy nghĩ trả lời câu hỏi khởi động.
- HS trả lời: Một số cách làm biến đổi một tờ giấy: Gấp, cắt nhỏ, vò, đốt,… - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS xem video.
- HS nêu hiện tượng: Vôi sống khi thả vào nước đã bị biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo sự tỏa nhiệt. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi chép nội dung kiến thức về sự biến đổi hóa học.
- HS nhóm đôi suy nghĩ hoàn thành nhiệm vụ.
- HS trả lời: Sự biến đổi của đường trong trường hợp 2 là sự biến đổi hóa học vì dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành một chất khác. - HS chữa bài. - HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ câu trả lời.
- HS trả lời: Xé giấy không phải là sự biến đổi hóa học vì mảnh giấy bị xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tạo nhóm, nhận phiếu thực hành và bộ dụng cụ hóa chất 2 thí nghiệm.
- HS chú ý lắng nghe để nắm được cách thực hiện. - HS dự đoán hiện tượng: + Cốc A (vỏ trứng trong giấm): Có sự biến đổi hóa học. + Cốc B (vỏ trứng trong nước): Không có sự biến đổi hóa học. - Các nhóm thực hiện các thí nghiệm.
- Các nhóm hoàn thành câu hỏi thảo luận trong phiếu thực hành.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoàn thành phiếu thực hành: Thí nghiệm 1: + Hạt gạo khi được nghiền nhỏ có sự biến đổi hình dạng so với hạt gạo chưa nghiền. + Gạo và cơm có màu sắc giống nhau (màu trắng); mùi, vị khác nhau. + Khi nấu thành cơm, hạt gạo đã có sự biến đổi hóa học. Thí nghiệm 2: Vỏ trứng 1 ở cốc A bị biến đổi hóa học vì có khí được tạo thành, vỏ trứng biến đổi tính chất khi cho giấm ăn vào. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS xem video.
- HS làm việc theo cặp.
- HS trả lời: + Các hình 6, 8, 10 có sự biến đổi hóa học. + Vì: o Hình 6: Xi măng, cát và nước trộn với nhau sẽ tạo thành vữa xi măng có tính chất hoàn toàn khác với tính chất của 3 chất tạo thành nó. o Hình 8: Chiếc đinh sắt bị gỉ biến đổi màu sắc và có tính chất mới. o Hình 10: Củi bị đốt cháy biến đổi thành màu đen, dễ vỡ. - HS chữa bài. - HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ câu trả lời.
- HS trả lời: Đốt tờ giấy sẽ có sự biến đổi hóa học vì tờ giấy bị đốt thành tro, không còn giữ được tính chất ban đầu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT KHOA HỌC 5 CÁNH DIỀU
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 5: NĂNG LƯỢNG VÀ NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
Hoạt động mở đầu
- Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày em thường thấy người dân sử dụng năng lượng gì để tiết kiệm?
- Theo em để có điện sử dụng người ta sử dụng năng lượng gì?
- Để tiết kiệm điện trong sinh hoạt người dân đã dùng năng lượng gì để thay thế?
1. Năng lượng
- Năng lượng là gì?
- Trong cuộc sống hàng ngày các nguồn năng lượng nào cung cấp cho hoạt động của con người, động vật, thực vật, máy móc,…
- Con người sử dụng năng lượng được lấy từ đâu để sống, phát triển và phát triển?
- Con người lấy năng lượng từ đâu để sống và phát triển?
- Động vật lấy năng lượng từ đâu để sống và phát triển?
- Thực vật lấy năng lượng từ đâu để sống và phát triển?
- Nguồn điện mà chúng ta đang dùng hàng ngày sử dụng nguồn năng lượng nào?
- Khi quạt quay tạo ra năng lượng gì?
- Năng lượng gió và nước được sử dụng để làm gì?
- Em hãy kể tên một số năng lượng có sẵn trong tự nhiên.
- Em hãy kể tên một số năng lượng không có sẵn trong tự nhiên.
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC 5 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Khoa học 5 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 1: ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Đất chứa có những thành phần nào?
A. Khoáng, mùn, không khí, nước,…
B. Chất diệp lục, mùn, khí hydro,…
C. Động vật không xương sống, khoáng,…
D. Đá, mùn, không khí, nước,…
Câu 2: Mùn có nguồn gốc từ đâu?
A. Xác sinh vật bị phân hủy.
B. Điều kiện hình thành đất.
C. Đá và sự phun trào núi lửa.
D. Có trong các khe hở của đất.
Câu 3: Mùn có màu gì?
A. Xanh nhạt.
B. Đen sẫm.
C. Nâu sẫm.
D. Vàng nhạt.
Câu 4: Thành phần nào ở trong các khe hở của đất?
A. Mùn, không khí.
B. Không khí, nước.
C. Nước, mùn.
D. Khoáng.
Câu 5: Đất bị ô nhiễm có đặc điểm gì?
A. Khô cằn, ít chất dinh dưỡng, nước trong đất cũng bị ô nhiễm,…
B. Màu mỡ, nhiều chất dinh dưỡng, nước trong đất dễ bị ô nhiễm,…
C. Đất chứa nhiều vi sinh vật có hại.
D. Đất bị nhiễm chất phóng xạ.
Câu 6: Thành phần nào của đất có nguồn gốc từ đá?
A. Mùn.
B. Khoáng.
C. Nước.
D. Không khí.
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI TOÁN KHOA HỌC 5 CÁNH DIỀU
Bộ đề Khoa học 5 cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC 5 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Thành phần nào của đất có nguồn gốc từ xác vi sinh vật bị phân hủy?
A. Nước.
B. Mùn.
C. Không khí.
D. Khoáng.
Câu 2 (0,5 điểm). Nguyên nhân nào gây ô nhiễm đất được thể hiện trong hình dưới đây?
A. Đất chứa chất thải không được xử lí trong sản xuất công nghiệp.
B. Đất nhiễm mặn do nước biển dâng cao.
C. Đất nhiễm chất độc hại do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
D. Đất chứa nhiều rác thải sinh hoạt khó phân hủy.
Câu 3 (0,5 điểm). Nguyên nhân gây xói mòn đất được thể hiện trong hình dưới đây là
A. địa hình dốc.
B. mưa lớn kéo dài.
C. sử dụng phân bón hóa học.
D. chặt phá rừng.
Câu 4 (0,5 điểm). Chọn phát biểu đúng về hỗn hợp.
A. Mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó trong hỗn hợp.
B. Hỗn hợp được tạo thành từ một chất nhiều số lượng.
C. Mỗi chất trong hỗn hợp thay đổi tính chất của nó.
D. Hỗn hợp được tạo thành từ ít nhất 3 chất trộn vào nhau.
Câu 5 (0,5 điểm). Chất rắn có đặc điểm như thế nào?
A. Không có hình dạng xác định.
B. Có thể lan ra theo mọi hướng.
C. Có hình dạng.
D. Chiếm đầy không gian của vật chứa.
--------------- Còn tiếp ---------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án khoa học 5 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ khoa học 5 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Khoa học 5 cánh diều, soạn khoa học 5 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội tiểu học