Trắc nghiệm khoa học 5 cánh diều

Trắc nghiệm Khoa học 5 cánh diều. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Khoa học 5 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm khoa học 5 cánh diều
Trắc nghiệm khoa học 5 cánh diều
Trắc nghiệm khoa học 5 cánh diều
Trắc nghiệm khoa học 5 cánh diều
Trắc nghiệm khoa học 5 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 1: ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

(20 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Đất chứa có những thành phần nào?

  1. Khoáng, mùn, không khí, nước,…
  2. Chất diệp lục, mùn, khí hydro,…
  3. Động vật không xương sống, khoáng,…
  4. Đá, mùn, không khí, nước,…

Câu 2: Mùn có nguồn gốc từ đâu?

  1. Xác sinh vật bị phân hủy.
  2. Điều kiện hình thành đất.
  3. Đá và sự phun trào núi lửa.
  4. Có trong các khe hở của đất.

Câu 3: Mùn có màu gì?

  1. Xanh nhạt.
  2. Đen sẫm.
  3. Nâu sẫm.
  4. Vàng nhạt.

Câu 4: Thành phần nào ở trong các khe hở của đất?

  1. Mùn, không khí.
  2. Không khí, nước.
  3. Nước, mùn.
  4. Khoáng.

Câu 5: Đất bị ô nhiễm có đặc điểm gì?

  1. Khô cằn, ít chất dinh dưỡng, nước trong đất cũng bị ô nhiễm,…
  2. Màu mỡ, nhiều chất dinh dưỡng, nước trong đất dễ bị ô nhiễm,…
  3. Đất chứa nhiều vi sinh vật có hại.
  4. Đất bị nhiễm chất phóng xạ.

Câu 6: Thành phần nào của đất có nguồn gốc từ đá?

  1. Mùn.
  2. Khoáng.
  3. Nước.
  4. Không khí.

Câu 7: Đất bị ô nhiễm khi chứa

  1. thành phần làm đất bị khô cằn.
  2. các loại chất thải, hóa chất độc hại hoặc bị nhiễm nước mặn,…
  3. nhiều chất dinh dưỡng giúp các loại cỏ dại phát triển.
  4. các loại vi sinh vật có hại cho sự phát triển của cây trồng.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)  

Câu 1: Đâu không phải là vai trò của đất đối với cây trồng?

  1. Giữ cho rễ cây bám chặt vào đất.
  2. Giữ cho cây đứng vững.
  3. Cung cấp chất dinh dưỡng, nước, không khí,…
  4. Hấp thụ ánh sáng mặt trời.

Câu 2: Đâu không là nguyên nhân gây ô nhiễm đất?

  1. Đất chứa nhiều rác thải sinh hoạt khó phân hủy.
  2. Đất chứa chất thải không được xử lí.
  3. Đất sau khi được cày, bừa trước khi gieo trồng.
  4. Đất nhiễm mặn do nước biển dâng cao.

Câu 3: Đâu không là nguyên nhân gây xói mòn đất?

  1. Mưa lớn kéo dài.
  2. Làm ruộng bậc thang.
  3. Chặt phá rừng.
  4. Địa hình dốc.

Câu 4: Ô nhiễm đất không gây ra tác hại nào sau đây?

  1. Gây ô nhiễm nguồn nước.
  2. Làm giảm năng suất cây trồng.
  3. Làm cho con người, động vật bị mắc bệnh.
  4. Gây hiệu ứng nhà kính.

Câu 5: Bộ phận nào của cây lấy chất dinh dưỡng, nước, không khí từ đất?

  1. Rễ cây.
  2. Lá cây.
  3. Thân cây.
  4. Quả.

Câu 6: Hình ảnh dưới đây cho biết đất gặp phải tình trạng gì?

 

  1. Đất nhiễm mặn.
  2. Đất khô cằn, thiếu chất dinh dưỡng.
  3. Đất màu mỡ, phì nhiêu.
  4. Đất chứa nhiều sỏi, đá.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Vì sao động vật có thể sống được trong đất?

  1. Vì trong đất có không khí, nước và khoáng.
  2. Vì trong đất có các tầng sỏi, đá.
  3. Vì động vật có thể tự sản sinh ra không khí và nước trong đất.
  4. Vì động vật có thể lấp đầy các khoảng trống trong đất.

Câu 2: Hiện tượng nào dưới đây không phải hậu quả của ô nhiễm đất?

  1. Suy thoái đất.
  2. Suy giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
  3. Làm thay đổi thành phần của đất.
  4. Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.

Câu 3: Làm mất đất canh tác, làm cây bị đổ hoặc kém phát triển, làm hỏng đường sá,… là tác hại của

  1. xói mòn đất.
  2. ô nhiễm đất.
  3. mất nguồn nước.
  4. khói bụi từ xe cộ.

Câu 4: Xử lí chất thải công nghiệp đúng cách trước khi thải ra môi trường là biện pháp phòng chống

  1. xói mòn đất.
  2. ô nhiễm đất.
  3. thay đổi thành phần của đất.
  4. ô nhiễm tiếng ồn.

Câu 5: Vì sao trong trồng trọt cần làm cho đất tơi xốp?

  1. Để có nhiều không khí giúp cây phát triển.
  2. Để cây có giá đỡ, giúp cây đứng thẳng.
  3. Để làm tăng chất khoáng và mùn cho đất.
  4. Để bổ sung nước cho đất.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Biện pháp nào dưới đây là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống xói mòn đất?

  1. Xây bờ kè.
  2. Trồng thảm cỏ.
  3. Phun thuốc trừ sâu đúng liều lượng.
  4. Trồng cây gây rừng.

Câu 2: Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát và quản lí vấn đề ô nhiễm đất tại Việt Nam?

  1. Bộ Y tế.
  2. Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  4. Bộ Quốc phòng.

 

Trắc nghiệm khoa học 5 cánh diều
Trắc nghiệm khoa học 5 cánh diều

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án khoa học 5 cánh diều

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm khoa học 5 cánh diều, đề trắc nghiệm khoa học 5 cánh diều có đáp án, trắc nghiệm khoa học 5 cánh diều trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập khoa học 5 CD

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay