Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 8 chân trời sáng tạo
Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ
TỪ SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
BÀI 1: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS học về:
Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản.
Đặc điểm chính của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Năng lực tìm hiểu lịch sử: khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử (1.1 – 1.11) dưới sự hướng dẫn của GV để nhận thực những vấn đề cơ bản của bài học.
Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
Xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản.
Nêu được một số đặc điểm chính của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về “các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ” để:
Tìm kiếm thông tin và xác định một số quốc gia hiện nay theo thể chế quân chủ lập hiến.
Lựa chọn, sưu tầm các tư liệu từ nhiều nguồn (sách, internet) để viết tiểu sử của một số nhân vật lịch sử nổi bật trong các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ như: G. Oa-sinh-tơn, T. Giép-phép-xơn, M. Rô-be-spie.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về các cuộc cách mạng tư sản để mở rộng và nâng cao nhận thức.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SHS Lịch sử và Địa lí 8.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn?, HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm về sự kiện, hình ảnh liên quan đến nước Anh, Mỹ, Pháp (quốc vương đang cai trị nước Anh, ngày quốc khánh của Mỹ, ngày quốc khánh của Pháp, quốc kì của Pháp, chân dung nhân vật lịch sử).
c. Sản phẩm: HS chọn đáp án đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm và chuẩn kiến thức của GV.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 đội chơi, tổ chức nhanh cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn.
- GV phổ biến luật chơi: GV lần lượt đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm về sự kiện, hình ảnh liên quan đến nước Anh, Pháp, Mỹ. Các đội chơi xung phong giành quyền trả lời câu hỏi. Đội nào trả lời đúng và nhanh nhất, đội đó là người chiến thắng.
- GV lần lượt đọc các câu hỏi:
Câu 1: Quốc vương đang cai trị nước Anh là:
A. Henry II.
B. Vua Charles III.
C. Edward I Longshanks.
D. John.
Câu 2: Ngày Quốc khánh của Mỹ là:
A. Ngày 4/7.
B. Ngày 2/9.
C. Ngày 1/10.
D. Ngày 26/1.
Câu 3: Đâu là quốc kì của Pháp?
A. | B. |
C. | D. |
Câu 4: Ngày Quốc khánh của Pháp là:
A. Ngày 1/8.
B. Ngày 14/7.
C. Ngày 30/5.
C. Ngày 28/1.
Câu 5: Hình ảnh dưới đây nói về nhân vật lịch sử nào?
A. Vua Sác-lơ II.
B. Vua Guy-li-am I.
C. Vua Sác-lơ I.
D. Vua Hen-ry V.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các đội chơi nghe GV đọc câu hỏi, thảo luận nhanh và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các đội chơi xung phong trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các đội chơi khác lắng nghe câu trả lời của đội bạn, nêu đáp án khác (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | A | A | B | C |
- GV tuyên bố đội thắng cuộc.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Giữa thế kỉ XVI, nền quân chủ châu Âu đối mặt với nhiều thách thức: sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa; nhu cầu khẳng định vị thế chính trị của giai ấp tư sản; những tư tưởng tự do của trào lưu Khai sáng. Trong bối cảnh đó, cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã nổ ra ở Nê-đéc-lan (Nederland). Sau Nê-đéc-lan, cách mạng diễn ra ở Anh, Mỹ, Pháp trong các thế kỉ XVII – XVIII. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc cách mạng? Đặc điểm và ý nghĩa của các cuộc cách mạng đó là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Cách mạng tư sản Anh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Xác định được địa điểm và nguyên nhân diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Anh.
- Nêu được kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của cuộc Cách mạng tư sản Anh.
b. Nội dung:
- Nguyên nhân: GV dẫn dắt, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
+ Xác định trên lược đồ 1.1 địa điểm diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Anh.
+ Dựa vào thông tin trong bài và tư liệu 1.2, em hãy trình bày những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh.
- Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm: GV dẫn dắt, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
+ Cách mạng tư sản Anh đã đạt được những kết quả gì? Theo em sự khác biệt cơ bản giữa hình thức quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến là gì?
+ Nêu những nét chính về ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Anh.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Quảng Bình Quan (Cổng Hạ Lũy Thầy)
Một đoạn thành nhà Mạc (Lạng Sơn)
- Các em đã từng đến các địa danh, di tích này chưa?
- Nếu có, hãy chia sẻ về những sự kiện lịch sử có liên quan đến các địa danh hoặc di tích đó mà em biết?
Hệ thống Lũy Thầy:
- Là một tuyến phòng thủ kiên cố.
- Năm 1672, Quân Trịnh liên tục tấn công mặt lũy Trấn Ninh nhưng không hạ được thành, phải rút lui, chấm dứt cuộc chiến gần 50 năm và mở ra hơn một thế kỷ hòa hoãn.
Thành nhà Mạc
- Là một trong số khá ít di tích còn lại của thời kỳ nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam.
- Năm 1592, nhà Mạc thua trận, các quý tộc và quan lại rút về vùng núi Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
- Trong thập niên cuối thế kỷ XVI, một quý tộc nhà Mạc đã tổ chức đắp thành ở núi Vệ Sơn - Đông Kinh.
CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
BÀI 4: XUNG ĐỘT NAM – BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH – NGUYỄN
NỘI DUNG BÀI HỌC
Sự ra đời Vương triều Mạc
Các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn
Hệ quả xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh Nguyễn
PHẦN 1. SỰ RA ĐỜI VƯƠNG TRIỀU MẠC
THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm 1
Khai thác Tư liệu 4.1 và cho biết: Nạn đói có thường xuyên xảy ra không? Tình cảnh đói khổ ra sao? Những nơi nào xảy ra nạn đói?
Nhóm 2
Khai thác Tư liệu 4.1 và cho biết: Vì sao thành nhà Mạc lại được xây dựng ở Lạng Sơn?
“(Năm 1512). Hạn hán, trong nước đói to…
Năm ấy (năm 1517), trong nước đói to, xác người chết đói nằm gối lên nhau. Những nơi trải qua binh lửa như Đông Triều, Giáp Sơn ở Hải Dương, Yên Phong, Tiên Du, Đông Ngàn ở Kinh Bắc lại càng đói dữ…”
(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 3, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội,
1998, trang 64, 86))
Một đoạn tường thành nhà Mạc (Tam Thanh, Lạng Sơn)
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
Đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.26, em hãy trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
Một đoạn tường thành nhà Mạc (Tam Thanh, Lạng Sơn)
- Sự suy yếu của nhà Lê
Thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái.
Dân chúng nổi dậy chống lại triều đình
Các cuộc khởi nghĩa nổ ra.
Năm khởi nghĩa | Người lãnh đạo | Địa điểm |
1511 | Trần Tuấn | Sơn Tây (Hà Nội) |
1512 | Lê Hy, Trịnh Hưng | Nghệ An, Thanh Hóa |
1515 | Phùng Chương | Tam Đảo |
1516 | Trần Cảo | Đông Triều (Quảng Ninh) |
- Sự ra đời của Triều Mạc:
Năm 1527, Mạc Đăng Dung dần thâu tóm quyền hành.
Ông lật đổ Triều Lê sơ, lên ngôi vua.
Triều Mạc được thành lập, đóng đô ở Thăng Long.
Xác định những điểm giống nhau về quá trình thâu tóm quyền lực và phế truất ngôi vua của Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung.
Hồ Quý Ly | Mạc Đăng Dung | |
Thâu tóm quyền lực | Hồ Quý Ly nhờ mối quan hệ khăng khít với các vua Trần. Ông có hai người cô là vợ vua Trần Minh Tông, bản thân ông lấy em gái vua Trần Nghệ Tông, lại gả con gái vua cho vua Trần Thuận Tông. | Mạc Đăng Dung đi lên bằng con đường võ nghiệp. Thời Lê Uy Mục, ông thi tuyển dũng sĩ, trúng Đô lực sĩ xuất thân (Võ trạng nguyên), được sung vào đội Túc vệ hầu vua. |
Thành lập Vương triều | Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên làm vua, lập ra nhà Hồ. | Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc. |
PHẦN 2. CÁC CUỘC XUNG ĐỘT NAM – BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH – NGUYỄN
- a) Xung đột Nam – Bắc triều
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
Em hãy quan sát hình bên, đọc thông tin mục 2a SGK tr.27 và trả lời câu hỏi: Em hãy giải thích nguyên nhân làm bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S
CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
BÀI 10: CÔNG XÃ PA-RI (NĂM 1871)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Chiến tranh giữa Pháp và Phổ xảy ra vào thời gian nào?
- Tháng 07/1870
- Tháng 03/1871
- Tháng 10/1881
- Tháng 02/1882
Câu 2: Hội đồng Công xã ra đời vào:
- 18/03/1871
- 26/03/1871
- 15/04/1891
- 27/08/1891
Câu 3: Hội đồng Công xã tập trung trong tay quyền:
- Lập pháp
- Hành pháp
- Tư pháp
- Cả A và B.
Câu 4: Các chính sách của Hội đồng Công xã đều hướng tới quyền lợi của:
- Đại đa số quần chúng
- Tầng lớp tư sản
- Hoàng tộc và quý tộc
- Công nhân
Câu 5: Công xã Paris tồn tại được bao nhiêu lâu?
- 72 ngày
- 1 năm
- Đến thế chiến thứ nhất.
- Đến nay.
Câu 6: Kết cục của Chiến tranh Pháp – Phổ là gì?
- Quân Phổ bại trận.
- Quân Pháp thua trận.
- Pháp – Phổ kí hiệp định đình chiến.
- Nhân dân Paris nổi dậy đòi lật đổ chính quyền Napoleon III, thiết lập nền Cộng hoà.
Câu 7: Cơ quan cao nhất của nhà nước kiểu mới là:
- Chính phủ lâm thời.
- Hội đồng Xô viết.
- Hội đồng Công xã.
- Uỷ ban Công xã.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Đâu là kết quả chiến tranh Pháp – Phổ?
- Thành phố Paris và nước Pháp tan hoang.
- Pháp chiến thắng ngoạn mục.
- Napoleon III cùng 10 vạn quân thất trận ở Sedan và bị bắt làm tù binh.
- Napoleon I cùng 10 vạn quân thất trận ở Sedan và bị bắt làm tù binh.
Câu 2: Chính phủ mới của giai cấp tư sản được thành lập sau chiến tranh Pháp – Phổ tên là gì?
- Chính phủ Vệ quốc
- Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân
- Công hoà Dân chủ Pháp
- Công xã Paris
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ đề Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)
I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Cách mạng tư sản Anh bùng nổ vào thời gian nào?
A. Tháng 11 năm 1640
B. Tháng 1 năm 1642
C. Tháng 8 năm 1642
D. Tháng 2 năm 1648
Câu 2. Tại sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản?
A. Mở đường cho nền tư bản chủ nghĩa phát triển.
B. Đem đến hi vọng được giải phóng, độc lập của nhân dân thuộc địa khắp nơi trên thế giới.
C. Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Đâu không phải đặc điểm của Cách mạng tư sản Pháp?
A. Do liên minh tư sản – quý tộc lãnh đạo.
B. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
C. Diễn ra dưới hình thức nội chiến.
D. Là cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Câu 4. Chiếc máy kéo sợi Gien-ni được phát minh vào năm nào?
A. Năm 1764
B. Năm 1769
C. Năm 1784
D. Năm 1785
Câu 5. Phát minh nào của Cách mạng công nghiệp ra đời đã làm thay đổi cách thức giao tiếp của nhân loại?
A. Điện thoại di động
B. Đồng hồ thông minh
C. Hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ.
D. Máy tính cơ học.
Câu 6. Trong thế kỉ XVI – XIX, Pháp đã đặt ách đô hộ lên các quốc gia nào ở Đông Nam Á?
A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-lip-pin.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
C. Việt Nam, Lào, Thái Lan.
D. Việt Nam, Lào, Mi-an-ma
Câu 7. Chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung là gì?
A. Đẩy mạnh phát triển kinh tế thuộc địa.
B. Thực hiện chính sách cướp đoạt ruộng đất, áp đặt chính sách “ngu dân”
C. Bảo tồn và lưu giữ nền văn hóa thuộc địa của các nước Đông Nam Á.
D. Thực hiện các chính sách bành trướng sang phía Đông.
Câu 8. Vương triều Mạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Vua Lê ăn chơi không lo đến đất nước nên bị nhà Minh xâm lược.
B. Mạc Đăng Dung nổi dậy cướp ngôi vua Lê để dành chính quyền.
C. Nhà Lê suy thoái, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổi dậy ở khắp mọi nơi.
D. Nhân dân không phục với các chính sách của vua Lê nên đã tôn Mạc Đăng Dung lên làm vua.
Câu 9. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?
A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn
B. Nhà Mạc với nhà Lê
C. Nhà Lê với nhà Nguyễn
D. Nhà Trịnh với nhà Mạc
Câu 10. Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt di cư đến vùng nào để khai hoang mở đất?
A. Vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên.
B. Vùng đất Phú Yên.
C. Vùng đất Quảng Nam
D. Vùng đất Mô Xoài, Bến Nghé.
Câu 11. Kinh đô Thăng Long trong các thế kỉ XVI – XVIII còn được gọi là gì?
A. Phố Hiến.
B. Thanh Hà.
C. Kẻ Chợ.
D. Cửa Đông.
Câu 12. So với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài trong giai đoạn XVI – XVIII diễn ra như thế nào?
A. phát triển hơn.
B. ngưng trệ hơn.
C. ngang bằng.
D. lúc phát triển hơn, lúc kém hơn.
II. Phần tự luận (2 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao nói cách mạng tư sản Pháp là một cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)
I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Lãnh thổ nước ta bao gồm những vùng nào?
A. Vùng đất, vùng trời, vùng biển.
B. Vùng đất, vùng trời, vùng hải đảo.
C. Vùng biển, vùng trời, vùng đất.
D. Vùng đất và vùng trời.
Câu 2. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đã tác động như thế nào đến tài nguyên khoáng sản của nước ta?
A. ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới
B. tiếp giáp với Biển Đông
C. trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật
D. nằm ở nơi giao thoa của vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
------Còn tiếp-----------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k/năm
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ lịch sử 8 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Lịch sử 8 chân trời, soạn lịch sử 8 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THCS