Giáo án và PPT đồng bộ Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Mĩ thuật 12 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ




































Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Mĩ thuật 12 kết nối
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC
NỘI DUNG: LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TRIỂN LÃM MĨ THUẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu được nội dung, hình thức và không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Nhận biết được vai trò của triển lãm mĩ thuật trong đời sống xã hội và xây dựng được kế hoạch trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Phân tích và đánh giá được hiệu quả thẩm mĩ của hoạt động triển lãm sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Xác định được đối tượng nghiên cứu và một số cách tiếp cận trong lĩnh vực lí luận mĩ thuật.
- Biết cảm thụ các tác phẩm/sản phẩm mĩ thuật và nhận thức được trách nhiệm trong xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động triển lãm mĩ thuật.
3. Phẩm chất
- Yêu thích lĩnh vực lí luận mĩ thuật và có khả năng tổ chức triển lãm mĩ thuật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV Mĩ thuật 12.
- Một số tư liệu, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK Mĩ thuật 12.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được ý nghĩa hoạt động của một triển lãm mĩ thuật.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung về hoạt động triển lãm mĩ thuật.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hoạt động triển lãm mĩ thuật và ý nghĩa của hoạt động triển lãm mĩ thuật.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Nhóm 1: Triển lãm mĩ thuật gồm những hoạt động như thế nào?
+ Nhóm 2: Không gian để tổ chức triển lãm mĩ thuật như thế nào?
+ Nhóm 3: Nêu các dạng thức khác của triển lãm mĩ thuật.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên các nhóm.
- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:
+ Chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm.
+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.
+ Sự tham gia của HS trong lớp.
+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận về nội dung:
+ Những hoạt động của triển lãm mĩ thuật.
+ Không gian để tổ chức triển lãm mĩ thuật.
+ Các dạng thức khác của triển lãm mĩ thuật.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức:
- Những hoạt động của triển lãm mĩ thuật: các hoạt động tổ chức, trưng bày, giới thiệu những sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật theo một sự kiện hay chủ đề cụ thể.
Triển lãm tranh về quê hương Bình Định của họa sĩ Đặng Mậu Tựu | Triển lãm tranh cá nhân của họa sĩ Lê Quang |
Triển lãm tranh Sắc màu tôi yêu của học sinh trường Ngô Thời Nhiệm | Triển lãm tranh với chủ đề “Chào năm mới 2021” của các bé mầm non Lí Thường Kiệt |
- Không gian để tổ chức triển lãm mĩ thuật: diễn ra tại một không gian xác định.
Triển lãm tranh tại Bảo tàng | Triển lãm tranh tại không gian trường |
![]() | ![]() |
Triển lãm tranh ngoài trời (công viên, festival,...) |
- Các dạng thức khác của triển lãm mĩ thuật: giới thiệu tác giả, tác phẩm kết hợp với hoạt động tìm hiểu giá trị thẩm mĩ của các loại hình mĩ thuật truyền thống.
Triển lãm gốm Dáng xuân 2022 - Triển lãm quy tụ các tác phẩm gốm đương đại của 50 nghệ sĩ tạo hình trong câu lạc bộ gốm. Hầu hết các tác phẩm xuất phát từ 3 làng nghề gốm truyền thống: Bát Tràng, Phù Lãng, Hương Canh. - Tác phẩm tham gia triển lãm khá đa dạng về thể loại như điêu khắc, tranh gốm, phù điêu, gốm ứng dụng, với chủ đề về vẻ đẹp mùa xuân, quê hương, đất nước, thiên nhiên, loài vật, vừa mang đậm nét truyền thống, vừa thể hiện những câu chuyện thời sự.
| ||
Triển lãm gốm Loong Koong - Với chủ đề xuyên suốt từ truyền thống cho tới những phản ánh hiện thực xã hội ngày nay, triển lãm gốm “Loong Koong” giới thiệu gần 50 tác phẩm gốm của hai nghệ sĩ Trịnh Vũ Hiếu và Bùi Quốc Khánh. - “Loong Koong” là âm thanh của những mảng, miếng gốm khi va vào nhau.
|
HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Biết được vai trò của hoạt động triển lãm kĩ thuật.
- Nhận biết được nội dung của trưng bày triển lãm mĩ thuật.
- Biết được các hình thức trưng bày triển lãm mĩ thuật.
b. Nội dung:
- Những kiến thức cơ bàn về vai trò của hoạt động triển lãm mĩ thuật.
- Nội dung và hình thức của trưng bày triển lãm mĩ thuật.
- Không gian triển lãm mĩ thuật.
c. Sản phẩm: HS thực hiện tổ chức triển lãm mĩ thuật.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Vai trò của hoạt động triển lãm mĩ thuật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác thông tin về vai trò của hoạt động triển lãm mĩ thuật SGK tr.6 và cho biết: Các vai trò trong hoạt động triển lãm mĩ thuật có mối quan hệ với nhau như thế nào? - GV trình chiếu cho HS quan sát video về vai trò của triển lãm mĩ thuật: + Truyền thông quảng bá: + Truyền cảm hứng: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin SGK kết hợp sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh để tìm hiểu về vai trò của hoạt động triển lãm mĩ thuật. - GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS: + Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm đôi. + Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện một số HS trình bày về vai trò của hoạt động triển lãm mĩ thuật. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận: Trong lĩnh vực mĩ thuật, triển lãm là một công cụ truyền đạt thông tin, kích thích trí tưởng tượng, gợi mở những ý tưởng và thúc đẩy sự kết nối giữa người sáng tạo với công chúng và với sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | NHẬN BIẾT 1. Vai trò của hoạt động triển lãm mĩ thuật - Giáo dục: Thông tin về các vấn đề trong cuộc sống: văn hóa, lịch sử, khoa học,... và hiểu biết thêm về nghệ thuật. - Giải trí: Mang tới sự hấp dẫn về hình ảnh, màu sắc và độc đáo về ý tưởng, đem tới cho người xem những trải nghiệm thú vị. - Truyền cảm hứng: Hình thức, ý tưởng trưng bày mới mẻ tạo nguồn cảm hứng, thu hút cũng như phát triển sự sáng tạo cho người xem. - Truyền thông quảng bá: Giới thiệu đặc trưng, giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và các thông tin khác tới công chúng. - Cảm thụ và phê bình nghệ thuật: Giúp công chúng có thể tiếp cận, thưởng thức và đánh giá sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
|
Nhiệm vụ 2: Nội dung của trưng bày triển lãm mĩ thuật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Trình bày nội dung của trưng bày triển lãm mĩ thuật. - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về nội dung của hoạt động triển lãm mĩ thuật: Trình bày dưới Nhiệm vụ 2. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK kết hợp sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh để tìm hiểu về nội dung của trưng bày triển lãm mĩ thuật. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện một số HS trình bày về nội dung của trưng bày triển lãm mĩ thuật. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Nội dung của trưng bày triển lãm mĩ thuật Nội dung của hoạt động triển lãm mĩ thuật thường được tổ chức dựa trên các dự kiến về chủ đề nội dung, ý tưởng tổ chức, tên gọi, yêu cầu về lựa chọn tác phẩm, tổ chức thông tin quảng bá cho hoạt động triển lãm, tiến trình, thời gian triển lãm, các hoạt động kèm theo (nếu có). |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT MĨ THUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LIỆU MÀU BỘT (HOẶC CHẤT LIỆU TƯƠNG ĐƯƠNG)
KHÁM PHÁ
- Chất liệu màu bột là chất liệu như thế nào?
- Em hãy tìm hiểu và nêu cảm nhận về tranh chất liệu màu bột.
- Màu bột được sử dụng như thế nào trong mĩ thuật?
- Sự khác nhau giữa màu bột sử dụng trong công nghiệp và mĩ thuật.
NHẬN BIẾT
- Màu bột có những đặc điểm gì?
- Nêu sự khác biệt giữa tranh màu bột với các tranh chất liệu hội họa mà em biết.
- Những dụng cụ nào được sử dụng khi vẽ tranh màu bột?
- Dụng cụ sử dụng khi vẽ tranh màu bột có gì khác với tranh màu nước?
- Nêu cách sử dụng màu bột
- Điều gì quyết định bề mặt của màu bột?
- Nêu cách sử dụng bút trong thực hành vẽ chất liệu màu bột (hoặc chất liệu tương đương).
- Chỉ ra một số kĩ thuật trong thực hành chất liệu màu bột (hoặc chất liệu tương đương).
- Kĩ thuật vẽ màu bột có gì khác với kĩ thuật vẽ màu nước?
- Em hãy thực hiện các kĩ thuật cơ bản bằng màu bột (hoặc chất liệu tương đương).
THẢO LUẬN
- Trao đổi về đặc điểm, kĩ thuật thể hiện tranh chất liệu màu bột.
VẬN DỤNG
- Sử dụng màu bột (hoặc chất liệu tương đương) trang trí một vật dụng mà em yêu thích.
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM MĨ THUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ trắc nghiệm Mĩ thuật 12 Kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TRIỂN LÃM MĨ THUẬT
(23 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (11 CÂU)
Câu 1: Hoạt động triển lãm mĩ thuật là gì?
A. Hoạt động thường diễn ra tại một không gian xác định, là dạng thức giới thiệu tác giả, tác phẩm kết hợp với hoạt động tìm hiểu giá trị thẩm mĩ của các loại hình mĩ thuật truyền thống.
B. Phương pháp giáo dục chủ yếu phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, giúp học sinh chủ động quan sát, phát huy tối đa trí tưởng tượng và sáng tạo thông qua việc trải nghiệm từ các tác phẩm mĩ thuật.
C. Dạng thức giới thiệu tác giả, tác phẩm kết hợp với hoạt động tìm hiểu giá trị thẩm mĩ của các loại hình thuộc nghệ thuật thị giác.
D. Hoạt động thưởng thức cái đẹp, phụ thuộc vào sự hiểu biết, khiếu thẩm mĩ và ý thích của riêng từng người.
Câu 2: Trong lĩnh vực mĩ thuật, công cụ truyền đạt thông tin, kích thích trí tưởng tượng, gợi mở những ý tưởng và thúc đẩy sự kết nối giữa người sáng tạo với công chúng và với sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật được gọi là:
A. Trưng bày. | B. Truyền cảm hứng. | C. Triển lãm. | D. Quảng bá. |
Câu 3: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm mĩ thuật thường có mấy vai trò chính?
A. 6. | B. 3. | C. 4. | D. 5. |
Câu 4: Vai trò giáo dục của triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm là gì?
A. Thông tin về các vấn đề trong cuộc sống: văn hóa, lịch sử, khoa học,…và hiểu biết thêm về nghề thuật.
B. Giới thiệu đặc trưng, giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và các thông tin khác tới công chúng.
C. Giúp công chúng có thể tiếp cận, thưởng thức và đánh giá sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
D. Tạo nguồn cảm hứng, thu hút, phát triển sự sáng tạo cho người xem.
Câu 5: Mang tới sự hấp dẫn về hình ảnh, màu sắc và độc đáo về ý tưởng, đem tới cho người xem những trải nghiệm thú vị là vai trò gì của triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm?
A. Truyền thông, quảng bá.
B. Giải trí.
C. Truyền cảm hứng.
D. Cảm thụ và phê bình nghệ thuật.
Câu 6: Vai trò truyền cảm hứng của triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm là gì?
A. Giúp công chúng có thể tiếp cận, thưởng thức và đánh giá sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
B. Hình thức, ý tưởng trưng bày mới mẻ tạo nguồn cảm hứng, thu hút cũng như phát triển sự sáng tạo cho người xem.
C. Thông tin về các vấn đề trong cuộc sống: văn hóa, lịch sử, khoa học,…và hiểu biết thêm về nghề thuật.
D. Giới thiệu đặc trưng, giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và các thông tin khác tới công chúng.
Câu 7: Giới thiệu đặc trưng, giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và các thông tin khác tới công chúng là vai trò gì của triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm?
A. Giáo dục.
B. Truyền cảm hứng.
C. Truyền thông quảng bá.
D. Lí luận, phê bình mĩ thuật.
Câu 8: Vai trò cảm thụ và phê bình nghệ thuật trong triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm là gì?
A. Giúp công chúng có thể tiếp cận, thưởng thức và đánh giá sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
B. Định hướng cho công chúng thưởng thức cái đẹp, đánh giá sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
C. Giúp công chúng phát huy tối đa trí tưởng tượng và sáng tạo thông qua việc trải nghiệm từ các tác phẩm mĩ thuật.
D. Định hướng cho công chúng tìm hiểu giá trị thẩm mĩ của các loại hình mĩ thuật truyền thống.
Câu 9: Nội dung của hoạt động triển lãm mĩ thuật thường được tổ chức dựa trên bao nhiêu dự kiến?
A. 9. | B. 6. | C. 7. | D. 8. |
Câu 10: Triển lãm mĩ thuật thường được tổ chức theo hình thức nào?
A. Nhóm, cá nhân, khu vực, toàn quốc.
B. Trực tiếp và trực tuyến.
C. Chuyên đề.
D. Khu vực và thế giới.
Câu 11: Đặc điểm của không gian trong lớp học trưng bày triển lãm sản phẩm mĩ thuật là gì?
A. Phù hợp tổ chức triển lãm, trưng bày theo sự kiện quan trọng của nhà trường, địa phương.
B. Hình thức trưng bày thường đặt trên các giá vẽ, sắp xếp khoa học, giúp người xem dễ dàng quan sát.
C. Mang tính chất giao lưu, phối hợp của các khối lớp, học sinh trong toàn trường.
D. Phù hợp tổ chức triển lãm, trưng bày sản phẩm mĩ thuật của lớp vào dịp tổng kết cuối kì học, năm học,…
--------------- Còn tiếp ---------------

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ mĩ thuật 12 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối, soạn mĩ thuật 12 kết nối tri thức