Giáo án và PPT KHTN 9 kết nối Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học. Thuộc chương trình Khoa học tự nhiên 9 phân môn Vật lí kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 9 Kết nối tri thức
BÀI 1. NHẬN BIẾT MỘT SỐ DỤNG CỤ, HÓA CHẤT. THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Kể tên một số dụng cụ thí nghiệm quang học?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ VÀ CÁCH SỬ DỤNG.
Hoạt động 1. Một số dụng cụ thí nghiệm quang học
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số dụng cụ thí nghiệm quang học?
Sản phẩm dự kiến:
- Nguồn sáng
- Bản bán trụ và bảng chia độ
- Bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính.
Hoạt động 2. Một số dụng cụ thí nghiệm điện tử.
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số dụng cụ thí nghiệm điện tử?
Sản phẩm dự kiến:
- Điện kế
- Đồng hồ đo điện đa năng
- Cuộn dây dẫn có hai đèn LED.
Hoạt động 3. Một số dụng cụ thí nghiệm tìm hiểu về chất và sự biến đổi chất
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số dụng cụ thí nghiệm tìm hiểu về chất và sự biến đổi chất?
Sản phẩm dự kiến:
- Bát sứ
- Phễu
- Bình cầu
- Lưới tản nhiệt.
Hoạt động 4. Một số dụng cụ trong quan sát nhiễm sắc thể
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số dụng cụ trong quan sát nhiễm sắc thể
Sản phẩm dự kiến:
- Kính hiển vi
- Tiêu bản cố định NST
II. MỘT SỐ HÓA CHẤT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số hóa chất cơ bản trong phòng thí nghiệm?
Sản phẩm dự kiến:
- Một số hóa chất cơ bản là:
- Kim loại (Na, Fe, Cu…)
- Phi kim (S, I2, ….)
- Oxide (CuO, CaO,…)
- Axit, base,….
- Chất hữu cơ, chất chỉ thị…
- Lưu ý: Hóa chất được bảo quản trong chai hoặc lọ, có nắp đậy và được ghi thông tin rõ ràng…
III. VIẾT VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy viết và trình bày cấu trúc của một bài báo cáo về một vấn đề khoa học?
Sản phẩm dự kiến:
- Cấu trúc của một bài báo cáo khoa học: tiêu đề, tóm tắt, giới thiệu, phương pháp, kết quả, thảo luận, kết luận và tài liệu tham khảo.
- Đặc điểm của từng phần trong bài báo cáo:
1. Tiêu đề: Cần chính xác và mô tả rõ ràng nội dung của báo cáo.
2. Tóm tắt: Một đoạn văn ngắn, tổng hợp nội dung chính của báo cáo, bao gồm mục tiêu, phương pháp, kết quả và kết luận.
3. Giới thiệu: Mô tả vấn đề nghiên cứu và tầm quan trọng của vấn đề; mục tiêu của nghiên cứu.
4. Phương pháp: Mô tả quá trình thực hiện thí nghiệm hoặc quá trình thu thập dữ liệu; xử lí dữ liệu; liệt kê vật liệu, hoá chất và dụng cụ sử dụng.
5. Kết quả: Trình bày dữ liệu thu được một cách rõ ràng, sử dụng biểu đồ, hình ảnh hoặc bảng.
6. Thảo luận: Phân tích và giải thích ý nghĩa của kết quả; so sánh với các nghiên cứu khác (nếu có).
7. Kết luận: Tóm tắt những phát hiện chính và gợi ý cho những nghiên cứu sau này.
8. Tài liệu tham khảo: Liệt kê tất cả nguồn thông tin đã sử dụng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Vì sao trên điện kế, vạch 0 lại nằm giữa thang đo?
A. Giúp các giá trị trên thang đo được cân đối hơn, thuận lợi cho việc quan sát số liệu
B. Do giá trị điện kế chỉ có thể là âm hoặc dương nên vạch số 0 nằm giữa thang đo thuận lợi cho việc quan sát, đọc số liệu
C. Để tránh hỏng điện kế khi điện kế chỉ giá trị âm
D. Để thang đo được cân đối hơn
Câu 2: Khi sử dụng và bảo quản phễu thủy tinh cần lưu ý điều gì?
A. Sử dụng phễu, bình thủy tinh mỏng cho các dung dịch kiềm, acid đậm đặc
B. Đặt phễu trong vòng sắt cặp trên giá sắt hoặc đặt trực tiếp trên các dụng cụ để hứng
C. Khi rót cần đổ thật đầy chất lỏng lên phễu
D. Có thể bảo quản chung phễu thủy tinh với các dụng cụ thí nghiệm khác
Câu 3: Khi sử dụng các hóa chất nguy hiểm như H2SO4 đặc ta cần làm gì?
A. Sử dụng các trang thiết bị bảo hộ đầy đủ
B. Mở cửa phòng khi làm thí nghiệm
C. Chỉ nên làm thí nghiệm vào ban ngày
D. Đổ H2SO4 thừa vào hệ thống nước thải chung
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Để trình bày một bài thuyết trình, cần có những bước nào? Và cần trình bày những gì?
- Tóm tắt những phát hiện chính và gợi ý cho những nghiên cứu sau này là nội dung của mục nào trong cấu trúc bài báo cáo một vấn đề khoa học?
- Khi dòng điện đi vào chốt G0 (hoặc G1) và đi ra từ chốt âm (-) thì kim điện kế có hiện tượng gì?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Vật lí 9 Kết nối tri thức