Đáp án Vật lí 9 kết nối Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hóa chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học
File đáp án Vật lí 9 kết nối tri thức Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hóa chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
BÀI 1. NHẬN BIẾT MỘT SỐ DỤNG CỤ, HÓA CHẤT. THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC
Khởi động: Để kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cần tiến hành thí nghiệm. Làm thế nào lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn?
Hướng dẫn chi tiết:
Để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn, em cần:
- Tìm hiểu về cấu tạo, chức năng (công dụng) của dụng cụ, hóa chất.
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, những lưu ý khi thực hiện thí nghiệm với dụng cụ và hóa chất.
I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Câu hỏi: Để tạo tia sáng, chùm sáng, có thể dùng đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp. Em hãy đề xuất một cách làm khác.
Hướng dẫn chi tiết:
Có thể tạo ra tia sáng, chùm sáng bằng cách khác như:
- Sử dụng đèn của điện thoại và các tấm chắn sáng có khe hẹp hoặc dùng một tấm bìa đục lỗ nhỏ.
- Hoặc dùng đèn laser. Lưu ý: không chiếu đèn laser vào mắt người xung quanh.
Hoạt động: Quan sát điện kế, giải thích vì sao vạch 0 nằm giữa thang đo?
Hướng dẫn chi tiết:
Vạch 0 nằm giữa thang đo để kim điện kế lệch sang phía nào ta cũng có thể đọc được giá trị của dòng điện.
Câu hỏi 1: Phễu, phễu chiết, bình cầu trong phòng thí nghiệm thường được làm bằng vật liệu gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chúng?
Hướng dẫn chi tiết:
- Phễu, phễu chiết, bình cầu trong thí nghiệm thường được làm bằng thủy tinh.
- Lưu ý khi sử dụng phễu:
- Cần đặt phễu trong vòng sắt cặp trên giá sắt hoặc đặt trực tiếp trên dụng cụ để hứng như chai, lọ, bình tam giác, bình cầu...
- Khi rót chất lỏng vào phễu để lọc nên lưu ý đừng để chất lỏng bắn lên, không được đổ chất lỏng đầy phễu sẽ khiến phễu dễ bị nghiêng làm chất lỏng tràn ra ngoài. Nên để chất lỏng ít nhất cách miệng giấy lọc khoảng 1 cm.
- Không sử dụng các vật sắc nhọn làm hỏng bề mặt của phiễu, nếu muốn rửa các chất bẩn bám trên thành phiễu thì có thể dùng axit oxalic loãng.
- Khi sử dụng tránh đổ vỡ, tránh bị thương vì toàn bộ phễu được làm từ thủy tinh.
- Lưu ý khi sử dụng phễu chiết:
- Chú ý khi rót chất lỏng vào phễu cần rót từ từ, tránh trường hợp chất lỏng bắn lên có thể gây nguy hiểm cho người tiếp xúc với nó.
- Không đổ chất lỏng đầy phễu, nên để bề mặt chất lỏng cách phễu ít nhất 1 cm để tạo khoảng không, giảm áp lực lên phễu.
- Lưu ý khi sử dụng bình cầu:
- Vệ sinh bình cầu sau khi sử dụng bằng chổi rửa chuyên dụng.
- Bảo quản bình cầu bằng cách để đứng sản phẩm trên khay hoặc giá đỡ bình cầu để tránh bể vỡ.
- Sử dụng bếp chuyên dụng cho bình cầu để nhiệt độ khi đun được phân bố đều cả bình, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Theo dõi nhiệt độ bếp đun bằng nhiệt kế và điều chỉnh cho phù hợp dựa vào độ sôi của từng loại dung dịch.
- Dùng kẹp cổ bình cầu để nối và cố định nhám nối giữa các sản phẩm, từ đó bảo đảm an toàn cho quá trình thí nghiệm.
Câu hỏi 2: Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, tại sao cần phải dùng lưới tản nhiệt?
Hướng dẫn chi tiết:
Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, cần phải dùng lưới tản nhiệt vì lưới tản nhiệt giúp nhiệt độ được phân bố đều cả bình, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm hỏng bình.
II. MỘT SỐ HÓA CHẤT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Hoạt động: Sử dụng hóa chất và dụng cụ trong phòng thí nghiệm:
Đề xuất dụng cụ, hóa chất và thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học chung của acid hoặc base.
Hướng dẫn chi tiết:
Thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid:
- Dụng cụ: Mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, ống nghiệm.
- Hoá chất: Dung dịch HCl loãng, giấy quỳ tím, Zn viên.
- Thực hiện:
- Thí nghiệm 1: Chứng minh acid làm đổi màu chất chỉ thị: Đặt mẩu giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, lấy dung dịch HCl loãng và nhỏ một giọt lên mẩu giấy quỳ tím. Mô tả các hiện tượng xảy ra.
- Thí nghiệm 2: Chứng minh acid phản ứng với kim loại: Cho một viên Zn vào ống nghiệm, sau đó cho thêm vào ống nghiệm khoảng 2 mL dung dịch HCl loãng. Mô tả các hiện tượng xảy ra.
Câu hỏi 1: Khi thực hiện lấy hóa chất rắn, lỏng, cần lưu ý gì để các hóa chất đảm bảo được độ tinh khiết và bảo quản được lâu dài?
Hướng dẫn chi tiết:
- Chất rắn dạng bột: Dùng thìa xúc hoá chất để lấy hoá chất rắn dạng bột.
- Chất rắn dạng miếng: Dùng kẹp gắp hoá chất cho trượt nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm.
- Khi cho hoá chất lỏng vào ống nghiệm: Dùng ống hút nhỏ giọt.
- Hoá chất dùng xong nếu thừa không cho ngược trở lại bình chứa, chỉ lấy lượng hoá chất đủ dùng.
Câu hỏi 2: Tại sao cần phải đọc cẩn thận nhãn hóa chất trước khi sử dụng?
Hướng dẫn chi tiết:
Cần phải đọc cẩn thận nhãn hóa chất trước khi sử dụng vì nhãn hoá chất thể hiện các thông tin cần thiết và chủ yếu về hoá chất, giúp người sử dụng biết và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, giám sát. Đọc cẩn thận nhãn hoá chất trước khi sử dụng, không sử dụng hoá chất không có nhãn mác hoặc nhãn mác bị mờ để đảm bảo an toàn khi sử dụng hoá chất.
Câu hỏi 3: Tại sao không được tự ý nghiền, trộn các hóa chất?
Hướng dẫn chi tiết:
Không được tự ý nghiền, trộn các hóa chất vì tự ý trộn các hóa chất với nhau sẽ tạo ra các phản ứng phức tạp, không kiểm soát được, thậm chí gây nổ.
Câu hỏi 4: Em cần lưu ý gì khi sử dụng các hóa chất dễ bay hơi; hóa chất độc hại; hóa chất nguy hiểm (H2SO4 đặc,...)?
Hướng dẫn chi tiết:
Những lưu ý để sử dụng các hoá chất dễ bay hơi; hóa chất độc hại; hóa chất nguy hiểm (H2SO4 đặc,…) an toàn:
- Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hoá chất nếu không có nhãn mác hoặc nhãn mác bị mờ.
- Tuyệt đối không làm đổ, vỡ, không để hoá chất bắn vào người, quần áo. Không rót quá đầy đèn cồn, không mồi lửa cho đèn cồn này bằng đèn cồn khác, dùng đèn cồn xong đậy nắp để tắt lửa.
- Hoá chất trong phòng thực hành cần phải đựng trong lọ có nút đậy kín, phía ngoài có nhãn ghi tên hoá chất. Nếu hoá chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng.
- Không dùng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.
- Không cho hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài chỉ dẫn).
- Hoá chất dùng xong nếu thừa không cho ngược trở lại bình chứa.
- Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.
- Sử dụng kính bảo hộ, gang tay, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc … để đảm bảo an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
III. VIẾT VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC
Hoạt động 1: Em hãy so sánh cấu trúc của bài báo cáo một vấn đề khoa học theo cách thức quy định chung với các báo cáo thực hành hay báo cáo thí nghiệm, điều tra mà em đã thực hiện.
Hướng dẫn chi tiết:
- Giống: Đều có tiêu đề, mục tiêu, trang thiết bị, các bước tiến hành, kết quả, thảo luận và kết luận.
- Khác:
Báo cáo một vấn đề khoa học |
Báo cáo thí nghiệm |
Có mục tóm tắt. |
Không có mục tóm tắt. |
Có mục giới thiệu. |
Chỉ có mục tiêu. |
Trang thiết bị và các bước làm thí nghiệm gộp chung trong mục phương pháp. |
Trang thiết bị và các bước chia thành hai mục khác nhau. |
Có mục tài liệu tham khảo. |
Không có mục tài liệu tham khảo. |
Hoạt động 2: Lựa chọn một hoạt động nghiên cứu hoặc hoạt động thực hành và viết báo cáo cho hoạt động này.
Giải rút gọn:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TẾ VỀ DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ THỰC TRẠNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
Tóm tắt: Báo cáo trình bày kết quả của cuộc khảo sát về dịch sốt xuất huyết và thực trạng ở địa phương. Đối tượng khảo sát gồm 30 chủ hộ gia đình và cán bộ địa phương. Kết quả cho thấy tác động của sốt xuất huyết và diễn biến dịch tại địa phương, qua đó giúp phòng ngừa dịch bệnh.
I. Giới thiệu
- Sốt xuất huyết hiện đang là vấn đề sức khỏe quan trọng và được nhiều người quan tâm.
- Mục tiêu của nghiên cứu:
- Điều tra thực trạng của dịch sốt xuất huyết ở địa phương.
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa.
II. Phương pháp
- Phương pháp và công cụ khảo sát thực tế
- Phương pháp: Điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phỏng vấn trực tiếp một số đối tượng.
- Công cụ: Bộ phiếu hỏi và đề cương phỏng vấn trực tiếp.
- Đối tượng khảo sát
- Đối tượng: 30 chủ hộ gia đình và cán bộ địa phương.
- Địa bàn khảo sát: các tổ dân phố số 1, 2, 3 thuộc phường Minh Khai.
III. Kết quả
- Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của dịch sốt xuất huyết đối với sức khỏe con người
100% đối tượng đều biết ảnh hưởng của dịch sốt xuất huyết đối với sức khỏe cộng đồng.
- Thực trạng về tình hình mắc sốt xuất huyết ở địa phương
- Số chủ hộ bản thân là người mắc sốt xuất huyết hoặc có người thân trong nhà mắc sốt xuất hiện: 01 người, chiếm 3,33%.
- Kết luận: số người mắc sốt xuất huyết ở địa phương là rất ít.
- Thực trạng về các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết
Mọi người đều đã nắm rõ các biện pháp phòng ngừa dịch sốt xuất huyết. Các hộ gia đình đều đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch.
IV. Thảo luận
Người dân hiểu rõ về sự nguy hại mà sốt xuất huyết gây ra và chủ động có những biện pháp phòng tránh dịch ngay sau khi có thông báo.
V. Kết luận
Nhận thức về tác động của dịch sốt xuất huyết và chuẩn bị các biện pháp phòng chống.
Tài liệu tham khảo
- Báo sức khỏe và đời sống (2022), Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng.
- Wikipedia (2023), Sốt xuất huyết.
IV. BÀI THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC
Hoạt động 1: Để thực hiện thuyết trình báo cáo kết quả nghiên cứu, thực hành, em hãy xây dựng bản trình chiếu trên phần mềm.
Giải rút gọn:
Có thể tham khảo bài sau:
Trang 1 |
Trang 2 |
Trang 3 |
Trang 4 |
Trang 5 |
Trang 6 |
Trang 7 |
Trang 8 |
Hoạt động 2: Trình bày báo cáo với các bạn trong lớp về một vấn đề khoa học mà em đã lựa chọn.
Giải rút gọn:
“Xin chào thầy cô và các bạn! Sau đây, em xin thay mặt nhóm em: Báo cáo kết quả khảo sát thực tế về dịch sốt xuất huyết và thực trạng ở địa phương”.
Sau đó, em sẽ thuyết trình theo báo cáo đã chuẩn bị sẵn.
Sau khi thuyết trình, em nói rằng: “Bài báo cáo của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe! Em rất mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn”.
Hoạt động: Em hãy thiết kế một báo cáo treo tường để trình bày kết quả của một nghiên cứu khoa học hoặc một bài thực hành mà em đã thực hiện trong môn Khoa học tự nhiên.
Giải rút gọn:
Câu hỏi: Em hãy so sánh ưu, nhược điểm của hai cách thuyết trình báo cáo: sử dụng phần mềm trình chiếu và sử dụng báo cáo treo tường.
Giải rút gọn:
Sử dụng phần mềm trình chiếu |
Sử dụng báo cáo treo tường |
|
Ưu điểm |
- Thay đổi nội dung linh hoạt. - Có thể thêm hình ảnh, âm thanh, video vào bài thuyết trình. |
- Giúp cho người xem dễ quan sát thông tin. - Không cần dụng cụ trình chiếu. |
Nhược điểm |
- Dễ gặp khó khăn trong việc trình bày khi máy tính có vấn đề. - Cần có một số kỹ năng về phần mềm. |
- Không thay đổi được nội dung sau khi đã in ra. - Khó chia sẻ với người khác. |