Giáo án KHTN 9 kết nối Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Giáo án Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học sách Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Vật lí 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 1: NHẬN BIẾT MỘT SỐ DỤNG CỤ, HÓA CHẤT. THUYẾT TRÌNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHOA HỌC

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được một số dụng cụ và hóa chất sử dụng trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 9.
  • Trình bày được các bước viết và trình bày báo cáo; làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra.
  • Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về các dụng cụ, hóa chất trong thí nghiệm và thuyết trình về một vấn đề khoa học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về thí nghiệm, hóa chất, báo cáo một vấn đề khoa học.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Nhận biết và nêu được tên và cách sử dụng của một số dụng cụ thí nghiệm.

+ Nhận biết được một số hóa chất cơ bản trong phòng thí nghiệm.

  • Tìm hiểu tự nhiên:

+ Trình bày và thảo luận về nội dung báo cáo một vấn đề khoa học, nội dung bài thuyết trình một vấn đề khoa học.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Vận dụng được kiến thức và kĩ năng về khoa học tự nhiên để thiết kế một báo cáo của một nghiên cứu khoa học.

  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính, hình ảnh nguồn sáng, hình ảnh ví dụ các trang của bài thuyết trình một vấn đề khoa học trên phần mềm trình chiếu,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Từ tham quan thực tế phòng thí nghiệm, giúp HS trả lời được câu hỏi mở đầu trong SGK.
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận theo nhóm, phát biểu ý kiến của bản thân, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.
  4. Sản phẩm học tập: HS nêu được cách để lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp để thực hiện thành công thí nghiệm.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu: Để kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cần tiến hành thí nghiệm.

- GV nêu câu hỏi: Làm thế nào lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, dự đoán, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Gợi ý đáp án:

+ Để xác định được dụng cụ, hóa chất phù hợp ta cần xác định được mục đích của thí nghiệm, phương pháp thực nghiệm, giả thuyết,…

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Sau khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến, GV nhận xét vào nội dung bài học: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: i 1: Nhận biết một số dụng cụ, hóa chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Giới thiệu một số dụng cụ và cách sử dụng

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được các dụng cụ cơ bản trong môn Khoa học tự nhiên lớp 9 bao gồm dụng cụ thí nghiệm quang học, điện từ và thí nghiệm tìm hiểu về chất và sự biến đổi chất.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng chúng.
  3. Sản phẩm:

- Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chuẩn bị hoặc chiếu hình ảnh và giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm cho HS:

+ Dụng cụ thí nghiệm quang học: Nguồn sáng (hình 1.1), bản bán trụ và bảng chia độ (hình 1.2), bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính (hình 1.3).

 
   

+ Dụng cụ thí nghiệm điện từ: Điện kế (hình 1.4), đồng hồ đo điện năng (hình 1.5), sơ đồ mô tả cách mắc đèn LED (hình 1.6).

   
 

+ Dụng cụ thí nghiệm tìm hiểu về chất và sự biến đổi chất: Bát sứ (hình 1.7), phễu (hình 1.8), bình cầu (hình 1.9), lưới tản nhiệt (hình 1.10.

   
   

+ Dụng cụ dùng trong quan sát nhiễm sắc thể: Hộp có chứa các tiêu bản cố định NST (hình 1.11).

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV sử dụng kĩ thuật Mảnh ghép và đưa ra nhiệm vụ cho các nhóm:

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, chức năng sử dụng, các lưu ý khi sử dụng và bảo quản một số dụng cụ thí nghiệm quang học.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, chức năng sử dụng, các lưu ý khi sử dụng và bảo quản một số dụng cụ thí nghiệm điện từ.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, chức năng sử dụng, các lưu ý khi sử dụng và bảo quản một số dụng cụ thí nghiệm tìm hiểu về chất và sự biến đổi chất.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, chức năng sử dụng, các lưu ý khi sử dụng và bảo quản một số dụng cụ dùng trong quan sát nhiễm sắc thể.

- HS đọc thông tin trong SGK, quan sát các dụng cụ thí nghiệm, suy nghĩ và thảo luận về câu hỏi và chủ đề của nhóm mình.

Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép

- HS hình thành các nhóm mảnh ghép mới, chia sẻ những câu trả lời và thông tin của vòng 1.

- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết.

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ nội dung vừa thảo luận.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và trả lời nội dung Câu hỏi và Hoạt động  (SGK – tr7,8)

+ Câu hỏi (SGK – tr7): Để tạo ra tia sáng, chùm sáng, có thể dùng đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp. Em hãy đề xuất một cách làm khác.

+ Hoạt động (SGK – tr7): Quan sát điện kế, giải thích vì sao vạch 0 nằm giữa thang đo.

+ Câu hỏi (SGK – tr8):

1. Phễu, phễu chiết, bình cầu trong phòng thí nghiệm thường được làm bằng vật liệu gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chúng?

2. Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, tại sao cần phải dùng lưới tản nhiệt?

- Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV kết luận về nội dung tìm hiểu một số dụng cụ và cách sử dụng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về các nội dung:

*Trả lời Câu hỏi (SGK – tr7)

Để tạo ra tia sáng, chùm sáng, có thể dùng đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp. Đề xuất một cách làm khác:

 + Dùng đèn chiếu vào một miếng bìa có khoét một lỗ nhỏ, dùng một miếng bìa làm màn hứng sao cho vệt sáng từ lỗ nhỏ đi là là trên màn hứng.

+ Vệt sáng hẹp, thẳng trên màn hứng được coi là tia sáng (hình bên).

*Trả lời Hoạt động (SGK – tr7)

Quan sát điện kế thấy vạch 0 nằm giữa thang đo, vì điện kế có thể phát hiện dòng điện cảm ứng, kim diện kế có thể lệch sang phải hoặc sang trái. Do đó, giá trị điện kế chỉ có thể là âm hoặc dương nên vạch số 0 nằm giữa thang đo thuận lợi cho việc quan sát, dọc số liệu.

*Trả lời Câu hỏi (SGK – tr8)

1. - Phễu dùng để rót chất lỏng hoặc dùng để lọc.

- Phễu chiết dùng để tách chất theo phương pháp chiết.

- Bình cầu dùng để đựng chất lỏng, pha chế dung dịch, dun nóng, chưng cất.

*Lưu ý:

+ Không được cho các dung dịch kiểm, acid đậm đặc vào những loại phễu, bình thuỷ tinh mỏng.

+ Với phễu thuỷ tinh, khi dùng phải đặt phễu trong vòng sắt cập trên giá sắt hoặc đặt trực tiếp trên các dụng cụ để hứng như: chai, lọ, bình tam giác, bình cầu,...

+ Khi rót chất lỏng, cần chú ý tránh để chất lỏng bắn ra ngoài.

+ Không đổ chất lỏng quá đẩy phễu vì như thế phễu sẽ bị nghiêng và chất lỏng có thể trào ra ngoài.

+ Nên để các phễu thuỷ tinh, bình cầu ở tủ, kệ riêng, tránh để chúng va chạm sẽ làm đổ vỡ, hư hỏng.

+ Những loại phễu thuỷ tinh, bình cầu không sử dụng phải khử trùng sạch sẽ, bỏ vào thùng rác có chứa vật sắc nhọn.

2. Dùng để phân tán nhiệt khi đốt, tránh làm vỡ các dụng cụ thuỷ tinh khác.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về nội dung Giới thiệu một số dụng cụ và cách sử dụng và chuyển sang nội dung Một số hóa chất cơ bản trong phòng thí nghiệm.

I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ VÀ CÁCH SỬ DỤNG

1. Một số dụng cụ thí nghiệm quang học

a) Nguồn sáng

- Để tạo ra chùm sáng hẹp được biểu diễn bằng tia sáng, ta có thể sử dụng một đèn dây tóc được nối với nguồn điện 12 và các tấm chắn sáng có một hoặc nhiều khe sáng.

- Có thể sử dụng nguồn laser trong phòng thí nghiệm.

b) Bản bán trụ và bảng chia độ

- Bản bán trụ là một khối thủy tinh trong suốt.

- Bảng chia độ được sử dụng để đọc giá trị góc tới, góc khúc xạ và góc phản xạ khi nghiên cứu hiện tượng khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần.

c) Bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất qua thấu kính

- Bao gồm: Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, màn chắn, vật sáng được tạo ra bằng cách chiếu sáng từ đèn qua khe hình chữ F. Để dịch chuyển vật sáng, thấu kính và màn chắn một cách dễ dàng, người ta sử dụng giá quang học đồng trục.

2. Một số dụng cụ thí nghiệm điện từ

a) Điện kế

- Là dụng cụ dùng để phát hiện dòng điện cảm ứng.

b) Đồng hồ đo điện năng

- Đồng hồ đo điện đa năng cho phép đo được các đại lượng khác nhau như cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở,... trong mạch điện một chiều cũng như mạch điện xoay chiều.

c) Cuộn dây dẫn có hai đèn LED

- Sử dụng cuộn dây dẫn có hai đầu dây nối với hai đèn LED mắc song song, ngược cực theo sơ đồ để phát hiện dòng điện cảm ứng.

3. Một số dụng cụ thí nghiệm tìm hiểu về chất và sự biến đổi chất

(Bảng dụng cụ thí nghiệm tìm hiểu về chất và sự biến đổi chất – SGK.tr8).

4. Một số dụng cụ dùng trong quan sát nhiễm sắc thể

- Để quan sát nhiễm sắc thể (NST) cần sử dụng kính hiển vi và các tiêu bản cố định NST.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu một số hóa chất cơ bản trong phòng thí nghiệm

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được một số hóa chất trong phòng thí nghiệm hóa học ở trường, các hóa chất cơ bản là: kim loại, phi kim, oxide, acid, chất hữu cơ, chất chỉ thị.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về một số chất cơ bản trong phòng thí nghiệm và cách bảo quản.
  3. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về một số hóa chất cơ bản trong phòng thí nghiệm.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh và giới thiệu về một số hóa chất cơ bản trong phòng thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông

+ Kim loại: Na, Fe, Cu,…

+ Phi kim: S, I2,…

+ Oxide: CuO, CaO, MnO2,…

+ Acid: HCl, H2SO4,…

+ Base: NaOH, NH3,…

+ Chất hữu cơ: C2H5OH, C6H12O6,…

+ Chất chỉ thị: giấy pH, phenolphthalein,…

- GV giới thiệu cách bảo quản hóa chất.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và trả lời nội dung Hoạt động và Câu hỏi (SGK – tr9)

+ Hoạt động (SGK – tr9): Đề xuất dụng cụ, hóa chất và thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học chung của acid hoặc base.

+ Câu hỏi (SGK – tr9)

1. Khi thực hiện lấy hoá chất rắn, lỏng, cần lưu ý gì để các hoá chất đảm bảo được độ tinh khiết và bảo quản được lâu dài?

2. Tại sao cần phải đọc cẩn thận nhãn hoá chất trước khi sử dụng?

3. Tại sao không được tự ý nghiền, trộn các hoá chất?

4. Em cần lưu ý gì khi sử dụng các hoá chất dễ bay hơi; hoá chất độc hại; hoá chất nguy hiểm (H₂SO₄ đặc,...)?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về các nội dung:

*Trả lời Hoạt động (SGK – tr9)

(Đính kèm phía dưới Hoạt động)

*Trả lời Câu hỏi (SGK – tr9)

(Đính kèm phía dưới Hoạt động)

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết nội dung Một số hóa chất cơ bản trong phòng thí nghiệm và chuyển sang nội dung Viết và trình bày báo cáo một vấn đề khoa học.

II. MỘT SỐ HÓA CHẤT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

- Trong phòng thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông có các chất cơ bản là: kim loại, phi kim, oxide, acid, base, chất hữu cơ, chất chỉ thị,…

- Các hoá chất cần được bảo quản trong chai hoặc lọ, có nắp đậy và được dán nhãn ghi thông tin về hoá chất. Những hoá chất dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng như KMnO4, AgNO3,... cần được đựng trong các lọ tối màu và để ở chỗ tối hoặc bọc kín bằng giấy màu đen phía ngoài lọ.

*Trả lời Hoạt động (SGK – tr9)

- Dụng cụ:

+ Ống nghiệm hoặc cốc thuỷ tinh.

+ Giấy pH hoặc bộ que thử p.

+ Bình xịt nước.

+ Dụng cụ đo lường chính xác.

+ Dụng cụ trộn và đựng dung dịch.

- Hoá chất:

+ Acid: Có thể sử dụng acid acetic (CH3COOH), acid sulfuric loãng (H₂SO₄) hoặc acid clohydric loãng (HCl).

+ Base: Dung dịch nước xút (NaOH) hoặc dung dịch amonia (NH3).

- Thực hiện thí nghiệm:

+ Chuẩn bị dung dịch: Chuẩn bị dung dịch acid và base ở nồng độ thấp bằng cách pha loãng chúng với nước.

+ Đo pH: Đo pH của từng dung dịch bằng giấy pH hoặc que thử pH. Ghi lại kết quả.

- Kiểm tra tính chất màu sắc:

+ Thêm một vài giọt dung dịch chất thử pH vào từng dung dịch. Chất thử thường thay đổi màu để chỉ ra tính chất acid hoặc base.

- Chứng minh tính chất dẫn điện:

+ Sử dụng dụng cụ đo điện trở để đo điện trở của dung dịch acid và base. Dung dịch base thường dẫn điện tốt hơn so với dung dịch acid.

- Chứng minh tính chất phản ứng với kim loại nhóm I:

+ Thêm một số hạt kim loại nhóm I như sodium (Na) vào dung dịch acid và base để quan sát phản ứng.

- Chứng minh tính chất phản ứng với dung dịch điện li:

+ Thêm một chất chuyển màu (ví dụ như phenolphthalein) vào dung dịch base và quan sát sự thay đổi màu sắc.

*Trả lời Câu hỏi (SGK – tr9)

1. Các hoá chất cần được bảo quản trong chai hoặc lọ, có nắp đậy và được dán nhãn ghi thông tin về hoá chất. Những hoá chất dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng như KMnO4, AgNO3,... cần được đựng trong các lọ tối màu và để ở chỗ tối hoặc bọc kín bằng giấy màu đen phía ngoài lọ.

2. Cần phải đọc cẩn thận nhân hoá chất trước khi sử dụng vì:

- Đọc kĩ nhãn mác hoá chất trước khi sử dụng để hiểu về các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa.

- Các nhãn mác cung cấp đầy đủ những thông tin về hoá chất, nhà sản xuất.

3. Không nên tự ý nghiền và trộn các hoá chất, vì:

- Tự ý nghiền và trộn các hoá chất mà không có kiến thức chuyên sâu về tính chất và  phản ứng hoá học, không biết được cơ chế phản ứng có thể tạo ra các chất mới, độc hại và khó kiểm soát.

- Một số hoá chất có thể tạo ra hỗn hợp chất nổ khi bị trộn với nhau. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ nổ và gây thương tích nghiêm trọng.

- Việc tiếp xúc với các hoá chất mà không tuân thủ các biện pháp an toàn có thể gây ra độc tính đối với sức khoẻ con người và ảnh hưởng tới môi trường.

4. Một số lưu ý khi sử dụng các hoá chất dễ bay hơi; hoá chất độc hại; hoá chất nguy hiểm (H₂SO₄ đặc,...):

- Trước khi dùng hoá chất, cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp.

- Cần sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp, bao gồm kính bảo hộ, găng tay, áo chống hoá chất, mặt nạ phòng độc (nếu cần thiết).

- Lưu trữ hoá chất theo các quy tắc an toàn, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.

- Trước khi sử dụng, kiểm tra hoá chất để đảm bảo không bị rò rỉ hoặc bị biến chất.

- Thực hiện các thí nghiệm sử dụng hoá chất trong môi trường có đủ sự thoát khí đối với hoá chất dễ bay hơi, hoá chất độc hại.

- Xử lí chất thải đúng cách.

- Đối với các hoá chất nguy hiểm như H₂SO₄ đặc, cần tuân thủ các biện pháp an toàn và đặc biệt phải sử dụng các trang thiết bị bảo đầy đủ vì nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho da và mắt.

Hoạt động 3. Viết và trình bày báo cáo một vấn đề khoa học

  1. Mục tiêu: HS quan sát một số báo cáo treo tường trong các hội thi khoa học kĩ thuật của HS và nêu được một số nội dung trong báo cáo khoa học.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung báo cáo khoa học, cách sử dụng bảng biểu, đồ thị trong báo cáo khoa học.
  3. Sản phẩm: HS mô tả được cấu trúc và nội dung cần có trong một bài báo cáo khoa học.
  4. Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 150k
  • Đến lúc nhận lần 1. Gửi tiếp 150k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Chat hỗ trợ
Chat ngay