Nội dung chính Đạo đức 5 kết nối Bài 7: Phòng, tránh xâm hại

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Phòng, tránh xâm hại sách Đạo đức 5 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức

BÀI 7. PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI

1. Tìm hiểu một số biểu hiện xâm hại trẻ em

- Một số biểu hiện xâm phạm trẻ em:

+ Xâm hại thể chất: đánh đập, tác động vật lí, thực hiện hành vi bạo lực lên cơ thể trẻ…

+ Xâm hại tinh thần: nói xấu, lăng mạ, chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ,…

+ Xâm hại tình dục: đụng chạm vùng riêng tư, bắt ép trẻ tham gia hành vi quan hệ tình dục, nói những lời nhạy cảm về tình dục với trẻ,…

+ Xao nhãng, bỏ mặc: bỏ bê về mặt cảm xúc, không quan tâm đến các nhu cầu cơ bản của trẻ như ăn uống, học tập, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe,…

2. Tìm hiểu vì sao phải phòng, tránh xâm hại

Trẻ em là những người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lí. Chính vì vậy, hậu quả do xâm hại gây ra đối với trẻ em rất nặng nề cả về thể chất cũng như tinh thần. Điều đáng ngại là không phải lúc nào trẻ em bị xâm hại cũng thể hiện những tổn thương về tâm lí ra bên ngoài. Đôi khi, cơn sang chấn tâm lí phải sau nhiều năm xảy ra sự việc mới bộc phát rõ.

3. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em

Điều 51 luật trẻ em 2016 quy định rõ:

1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin,

thông báo, tố giác hành vi xâm hai trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc

có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.

2. Cơ quan lao động - thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tổn hại, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em.

3. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp nhận và xử lí thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.

4. Tìm hiểu một số cách phòng, tránh xâm hại

Các bước phòng, tránh xâm hại:

  • Bước 1: Nhận diện tình huống nguy hiểm
  • Bước 2: Từ chối, nói không
  • Bước 3: Nhanh chóng rời khỏi tình huống nguy hiểm

Bước 4: Chia sẻ với người lớn đáng tin cậy.

=> Giáo án Đạo đức 5 Kết nối bài 7: Phòng, tránh xâm hại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Đạo đức 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay