Giáo án Đạo đức 5 Kết nối bài 7: Phòng, tránh xâm hại
Giáo án bài 7: Phòng, tránh xâm hại sách Đạo đức 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Đạo đức 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 7: PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI
BÀI 7: PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI
(5 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được một số biểu hiện xâm hại.
Biết vì sao phải phòng, tránh xâm hại.
Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.
Thực hiện được một số kĩ năng để phòng, tránh xâm hại.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
Năng lực điều chỉnh hành vi: Thông qua việc biết phòng, tránh xâm hại cho bản thân.
3. Phẩm chất
Trung thực, trách nhiệm: thể hiện qua việc biết quý trọng bản thân, biết phòng, tránh và chống lại các hành vi xâm hại trẻ em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Vở Bài tập Đạo đức 5.
Video, clip, hình ảnh, câu chuyện có nội dung phòng, tránh xâm hại.
Thẻ bày tỏ thái độ, phiếu học tập, sticker, máy chiếu, máy tính (nếu có).
2. Đối với học sinh
SHS Đạo đức 5.
Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS nghe hát bài “Tự bảo vệ mình nhé" (sáng tác: Nguyễn Văn Chung) - GV đặt câu hỏi cho HS cả lớp: Để bảo vệ bản thân, chúng ta cần làm gì? - GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án: Để bảo vệ bản thân, chúng ta cần: + Không đến nơi thưa người hoặc ở riêng với ai. + Không được để ai nhìn thấy vùng đồ bơi của riêng mình. + Không để ai chạm tay chỉ cha mẹ ta thôi. + Phải bỏ đi tránh xa liền. + Kể lại với cha mẹ để bảo vệ chúng ta. + Khi gặp những người không tốt thì cần phải tránh xa. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Cơ thể của chúng ta thuộc về chính chúng ta. Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể chúng ta mà khiến ta khó chịu. Nếu ai cố tình, ta cần "Nói không – Rời đi – Kể lại. Chúng ta cùng vào bài học “Phòng, tránh xâm hại” để tìm hiểu kĩ hơn các em nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biểu hiện xâm hại trẻ a. Mục tiêu: HS kể được một số biểu hiện xâm hại trẻ. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu tranh minh họa SGK tr.47 - 48. - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu biểu hiện xâm hại trẻ em ở các tranh trên. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Tranh 1: Bạn nam bị người đàn ông đánh gây đau đớn, đây là biểu hiện của xâm hại thể chất. + Tranh 2: Bạn nữ bị người đàn ông sờ vào mông gây khó chịu, sợ hãi, đây là biểu hiện của xâm hại tình dục. + Tranh 3: Bạn nam đói, mệt mà bố bạn không quan tâm, đây là biểu hiện của việc bỏ mặc, xao nhãng. + Tranh 4: Bạn nam bị mẹ mắng ở nơi công cộng làm bạn xấu hổ, đây là biểu hiện của xâm hại tinh thần. - GV đưa ra câu hỏi mở rộng: Hãy kể thêm các biểu hiện khác nhau xâm hại trẻ em mà em biết. - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ xung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí: Ngoài các biểu hiện xâm hại trên, còn có nhiều biểu hiện xâm hại trẻ em khác như: + Xâm hại thể chất: bạo lực (đấm, đá, tát,...), mua bán, bóc lột. Xâm hại thể chất trẻ em không chỉ là hành vi bạo lực gia đình, mà còn là hành vi bạo lực học đường và các hành vi bạo lực khác.
+ Xâm hại tinh thần: lăng mạ, chửi bới, chỉ chiết, cưỡng ép trẻ em lột bỏ quần áo trước mặt nhiều người hoặc nơi công cộng, cấm trẻ em ra khỏi nhà, buộc trẻ em phải chứng kiến cảnh bạo lực của người có hành vi bạo lực với thành viên gia đình khác, người khác hoặc các con vật,.... + Bỏ mặc, xao nhãng: bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em, đối xử tồi tệ với trẻ em như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm,...
+ Xâm hại qua mạng: doạ nạt qua các phương tiện điện tử, tung tin, bêu riếu trên mạng.... + Xâm hại tình dục: dụ dỗ, xúi bẩy, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện một số hành vi mang tính chất kính dục không phù hợp với lứa tuổi, nhìn chỗ kín (thị dâm), nói chuyện về vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục, bộ phận sinh dục (khẩu dâm), dụ dỗ, cho trẻ xem phim khiêu dâm, dâm ô, giao cấu, hiếp dâm trẻ em,...
- GV mở rộng cho HS xem video về một số biểu hiện xâm hại trẻ em https://youtu.be/mRoicF1QVL4 (0:43 đến 1:52) - GV đặt câu hỏi cho HS: + Theo em hành vi nào trong hai hành vi trong video là hành vi xâm hại trẻ? + Em hãy nêu biểu hiện của hành vi đó. + Em rút ra được kết luận gì sau khi xem video? - GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Theo em cả hai hành vi trong video đều là biểu hiện rõ ràng của hành vi xâm hại trẻ. + Trong video số 1: Hành vi lợi dụng việc dạy bơi để dụng chạm vào các bộ phận kín của bé khiến bé cảm thấy khó chịu và sợ hãi. + Trong video số 2: Sử dụng những cử chỉ, biểu cảm, lời nói mang tính chất bất lịch sự liên quan đến cơ thể của trẻ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và xấu hổ. + Thông qua video, em nhận thấy không chỉ việc có những động chạm cơ thể quá mức cho phép mà việc sử dụng những lời nói, hành vi về các bộ phận nhạy cảm của người khác cũng là biểu hiện của việc xâm hại. - GV trình chiếu cho HS quan sát một số biểu hiện tiêu biểu của xâm hại trẻ. Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải phòng, tránh xâm hại a. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của việc phòng, tránh xâm hại. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy dự đoán điều gì có thể xảy ra đối với các bạn trong tranh ở Hoạt động 1. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập, chốt đáp án: + Tranh 1: Bạn nam bị người đàn ông đánh gây đau đớn, bạn có thể phải chịu những vết sẹo, những di chứng trên cơ thể suốt đời, chậm phát triển khả năng vận động, năng lực xã hội, khả năng nhận thức, thể hiện ngôn ngữ,... + Tranh 2: Bạn nữ bị người đàn ông sờ vào mông gây khó chịu, sợ hãi, bạn có thể phải chịu những hậu quả như bị hoảng loạn tinh thần, không tin tưởng vào người khác và môi trường xung quanh; buồn rầu, chán nản và tự đổ lỗi, không còn yêu thương, quý trọng bản thân;... + Tranh 3: Bạn nam đói, mệt mà bố bạn không quan tâm, bạn có thể chịu những hậu quả như gầy yếu, suy dinh dưỡng, lo âu, trầm cảm, có triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn, tự kỉ.... + Tranh 4: Bạn nam bị mẹ mắng ở nơi công cộng làm bạn xấu hổ, bạn có thể trở nên tự ti, mặc cảm với bản thân và nghĩ rằng mẹ không yêu thương mình, từ đó bạn dần xa lánh bố mẹ, bạn bè hoặc có thể dùng cách học kém để chống đối,... - GV mời 1 HS đọc các trường hợp SGK tr.41 - 42 trước lớp. HS khác theo dõi và đọc thầm theo. - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu những hậu quả mà các bạn Hạt, Cân, Mận, Khởi phải gánh chịu trong các trường hợp trên. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Trường hợp a: Bạn Hạt ngày càng trở nên nhút nhát, sợ sệt và chậm chạp hơn do bị trách mắng nhiều. + Trường hợp b: Bạn Cân trở nên lì đòn, hay cáu kỉnh và bắt nạt các bạn trong lớp do bạn thường xuyên bị đánh. + Trường hợp c: Mận gần như rơi vào trạng thái trầm cảm, ít nói, ít cười, không chia sẻ với ai, đặc biệt là rất sợ hãi người khác giới vì bạn từng suýt bị xâm hại. + Trường hợp d: Anh em bạn Khởi không được quan tâm, chăm sóc chu đáo do bố mẹ bạn thường xuyên vắng nhà nhiều ngày, khiến cho hai anh em còi cọc và kết quả học tập không tốt. - GV đặt câu hỏi mở rộng cho HS thảo luận cả lớp: Theo em, vì sao phải phòng, tránh xâm hại? - GV mời các HS xung phong phát biểu nêu ý kiến. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án đúng: Xâm hại trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả về thể chất và tâm lí đối với người bị xâm hại: + Về thể chất: Những trẻ em bị xâm hại thường mang những vết sẹo, những di chứng trên cơ thể suốt đời. Hậu quả thường thấy nhất về mặt thể chất của trẻ là tình trạng chậm phát triển trong khả năng vận động, năng lực xã hội, khả năng nhận thức, thể hiện ngôn ngữ.... + Về hành vi: Trẻ có thể trở nên quá lệ thuộc, thụ động, tránh né mọi khả năng phải đối đầu, hoàn toàn phục tùng lời của người khác hoặc trở nên tiêu cực, hiếu chiến, phá phách, không yêu thương bản thân, có thể tự làm đau mình; khả năng tập trung kém, tự ti, tự hạ thấp giá trị bản thân,... + Về tâm lí: Bị hoảng loạn tinh thần, không tin tưởng vào người khác và môi trường xung quanh. Trẻ thường buồn rầu, chán nản và tự đổ lỗi, không còn yêu thương quý trọng bản thân, thậm chí có nạn nhân còn tự tử để chấm dứt những đau đớn phải chịu. Do vậy, việc phòng, tránh xâm hại trẻ em là việc làm hết sức cần thiết để trẻ em được lớn lên trong tình yêu thương, được chăm sóc và phát triển toàn diện. - GV cho HS xem video mở rộng “Xâm hại, bạo lực trẻ em - Nỗi đau dai dẳng” https://youtu.be/DzAz1YlMCqU (6:11 đến 8:35). - GV đặt câu hỏi cho HS: + Những số liệu thống kê về các vụ việc bạo hành trẻ em nói lên điều gì? + Quyết định tiêu cực của các nạn nhân sau khi bị xâm hại đến từ đâu? + Theo em, nên làm gì để phòng tránh xâm hại ở trẻ? - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ ý nghĩa của thông điệp. - GV chốt kiến thức: + Những số liệu cụ thể về các vụ việc xâm hại trẻ cho thấy tình trạng này đã, đang diễn từng giây từng phút ngoài xã hội. Số lượng các nạn nhân bị xâm hại ngày càng nhiều thêm. + Những quyết định tiêu cực và dại dột của các nạn nhân đều xuất phát từ sự đau đớn, mệt mỏi và thậm chí là sự tuyệt vọng không thể nguôi ngoai. + Để phòng, tránh xâm hại ở trẻ cần phải có những quy định, sự chung tay của cả cộng đồng. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em a. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc mục thông tin SGK tr.49 trước lớp: - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em. - GV mời 1 – 2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Hành vi làm tổn hại đến trẻ tùy vào tính chất và hậu quả có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (có thể chịu mức án cao nhất là từ chung thân hoặc tử hình). + Phòng tránh xâm hại trẻ là trách nhiệm của:
+ Trẻ em cũng như các cá nhân cần được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự. - GV cho HS xem video “Nâng cao hiệu quả phòng chống xâm hại trẻ em” - GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận: + Pháp luật đã được thực thi như thế nào đối với các đối tượng xâm hại trẻ? + Để đẩy mạnh việc phòng, tránh và bảo vệ trẻ trước hành vi xâm hại cần có các giải pháp nào? - GV mời HS cả lớp phát biểu ý kiến. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí: + Pháp luật đã thực thi đúng người đúng tội thể hiện sự nghiêm minh, răn đe đối với tội phạm và sự công bằng, bảo vệ lẽ phải đối với các nạn nhân. + Để đẩy mạnh việc phòng, tránh và bảo vệ trẻ trước hành vi xâm hại cần có sự giáo dục từ gia đình, nhà trường về các biện pháp ứng phó khi trẻ bị xâm hại đồng thời phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật siết chặt các quy định về xử lí đối tượng xâm hại và các cơ quan hỗ trợ trẻ em ở các địa phương. Hoạt động 4: Tìm hiểu một số cách phòng, tránh xâm hại a. Mục tiêu: HS nêu được một số cách phòng, tránh xâm hại. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Nhận diện các nguy cơ bị xâm hại. - GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK tr.50. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 HS để thực hiện yêu cầu : Em hãy nêu tình huống có nguy cơ bị xâm hại trong các bức tranh trên và giải thích vì sao. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập, chốt đáp án: + Tranh 1: Bạn nữ không quen người đàn ông đó nhưng lại có ý định đi nhờ xe, điều này rất nguy hiểm, bạn có thể bị xâm hại về thể chất hoặc tình dục,... + Tranh 2: Bạn nam có thể bị xâm hại vì bạn không quen người phụ nữ đó nhưng lại thích thú khi được tặng quà, một người không quen biết mà tặng quà cho bạn thì phần lớn là có mục đích xấu. + Tranh 3: Nếu bạn nữ mở cửa cho người đàn ông lạ vào nhà thì sẽ có nguy cơ bị xâm hại về thể chất, tình dục,... + Tranh 4: Bạn nam có nguy cơ bị xâm hại nếu gặp người xấu vì bạn đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ. - GV nêu thêm yêu cầu mở rộng: Em hãy nêu thêm các tình huống có nguy cơ bị xâm hại khác mà em biết. - GV mời một số HS xung phong phát biểu. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí: Ngoài ra, còn có các tình huống khác có nguy cơ bị xâm hại như: đưa quá nhiều hình ảnh, thông tin của mình lên mạng xã hội; kết bạn, nói chuyện với những người không quen biết; tò mò truy cập vào những trang mạng có nội dung không lành mạnh; đi chơi với người mới quen trên mạng mà không có sự đồng ý của bố, mẹ.... - GV yêu cầu HS xem video “Cảnh giác trước hành vi bóc lột, xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng” …………………………… |
- HS lắng nghe bài hát.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.
- HS quan sát ảnh.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nghe video.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS làm việc nhóm.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài.
- HS làm việc nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS phát biểu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video mở rộng.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS làm việc cá nhân.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát tranh.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận.
- HS phát biểu.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS xem video.
- HS thảo luận nhóm. ………………… |
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án kì I + 1/2 giáo án kì II
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
- Ít nhất 6 đề kiểm tra theo cấu trúc mới: Với ma trận, đáp án, thang điểm
Phí Đặt
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
- Giáo án word: 450k/môn
- Giáo án Powerpoint: 500k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 900k/môn
2. Với các môn còn lại
- Giáo án word: 300k/môn
- Giáo án Powerpoint: 350k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
- Giáo án word: 1500k
- Giáo án Powerpoint: 1700k
- Trọn bộ word + PPT: 2500k
=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k . Lấy về dùng thực tế. THấy hài lòng thì 7 ngày sau gửi nốt phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Chuyển phí vào TK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- Ngân hàng VCB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây