Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn đạo đức lớp 5 bộ sách "Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 2345. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1:

 BIẾT ƠN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

BÀI 1:

BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

(4 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên và những đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước
  • Biết vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước
  • Thể hiện được lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
  • Nhắc nhở bạn bè có thái độ, hành vi biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn với người lao động.

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng lòng nhân ái, yêu mến, kính trọng, biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 5.
  • Bộ tranh về biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
  • Bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu (sáng tác Nguyễn Đức Toản).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. 2. Đối với học sinh
  • SHS Đạo đức 5.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu (sáng tác Nguyễn  Đức Toàn).

https://www.youtube.com/watch?v=UdtveSjlyXI

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Người anh hùng nào được nhắc tới trong bài hát?

+ Nội dung bài hát gợi lên cho em những suy nghĩ gì?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Trong bài hát, người nữ anh hùng Võ Thị Sáu được tôn vinh với sự hy sinh quả cảm, sự kiên cường đấu tranh cho cách mạng nước nhà.

+ Bài hát gợi lên trong em niềm tự hào dân tộc, sự kính trọng và biết ơn đối với những hy sinh to lớn mà người nữ anh hùng Võ Thị Sáu, chị thà hy sinh chứ không chịu khuất phục trước kẻ thù để bảo vệ đồng bào, đồng chí. Qua đó, em cũng trân trọng hơn cuộc sống hòa bình ngày hôm nay, ngày mà chúng em được cắp sách đến trường trong tình yêu thương của gia đình, thầy cô, bạn bè.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhờ có những chiến sĩ, người anh hùng quả cảm đó , chúng ta mới có được cuộc sống m no, hạnh phúc như hiện tại. Vì vậy, chúng ta cần biết ơn người có công với quê hương, đất nước. Bài học “Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước” sẽ giúp các em hiểu được vì sao chúng ta cần biết ơn họ thông qua việc tìm hiểu những đóng góp của họ trong cuộc sống. Từ đó, thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước bằng những lời nói, việc làm cụ thể.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước.

a. Mục tiêu: HS nêu được một số đóng góp của những anh hùng, chiến sĩ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm bài “Võ Thị Sáu – nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ”.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Chị Võ Thị Sáu đã có công gì đối với quê hương, đất nước?

+ Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tấm gương đó?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Chị Võ Thị Sáu đã góp phần công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên mảnh đất nơi chị sinh ra và lớn lên, bảo đồng chí, đồng đội và nhân dân đồng thời là tấm gương sáng với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh để các chiến sĩ, nhân dân noi theo.

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi (sử dụng kĩ thuật tia chớp): Nêu những đóng góp cho quê hương, đất nước của các nhân vật trong mỗi bức ảnh.

- GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án tham khảo:

STT

Nhân vật

Đóng góp

1

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013)

Là người “Anh cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam, góp phần to lớn cho thắng lợi giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

2

Nhạc sĩ Văn Cao

(1923-1995)

Nhạc sĩ với nhiều ca khúc nổi tiếng đặc biệt là ca khúc Tiến quân ca, quốc ca chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

3

Bác sĩ Tôn Thất Tùng 

(1912-1982)

Vị giáo sư tài ba của nền y học Việt Nam không chỉ xây dựng nền móng cho nền y học Việt Nam hiện đại mà còn sản xuất thành công Penicillin, và phương pháp “cắt gan có kế hoạch”

4

Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ

(1904-2010)

Cuộc đời mẹ Thứ nuôi con trong những năm tháng lận đận, đói nghèo nhưng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, mẹ lần lượt động viên 9 người con ra chiến trường. Mẹ có 9 người con trai, 1 một con rể, 2 cháu ngoại hy sinh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc.

5

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Xuân Sính

Bà là một nữ chính khách, nhà quản lý giáo dục, nhà toán học, giáo sư và nhà giáo Nhân dân người Việt Nam. Bà là nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam.

6

Bà Mai Kiều Loan – Tổng Giám đốc Công ty sữa Việt Nam Vinamilk

Bà là một nữ doanh nhân Việt Nam, điều hành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Bà từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII. Bà là người đưa tên tuổi sữa Việt Nam ra toàn thế giới.

- GV yêu cầu HS: Hãy kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục,...mà em biết.

- GV mời HS giơ tay phát biểu. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét và chốt đáp án:

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thanh Tùng.

+ Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền – người xây dựng và đóng góp cho sự phát triển của trường Đoàn Thị Điểm, nơi sản sinh ra thế hệ học trò xuất sắc cho đất nước...

Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải biết ơn người có công với quê hương, đất nước

a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải biết ơn người có công với quê hương, đất nước.  

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát hình, đọc nội dung SHS tr.7 và trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta cần phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV nêu kết luận: Chúng ta cần phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước bởi chúng ta cần gìn giữ và phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc có từ bao đời nay đồng thời thể hiện sự trân trọng những công lao, đóng góp đó đã tạo nên một đất nước hòa bình, phát triển mà chúng ta đang có ngày hôm nay.

Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước

a. Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh 1 – 6 SHS tr. 8 và trả lời câu hỏi: Hãy kể tên những việc thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước trong các bức ảnh.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Trường hợp

Những việc em cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước

1

Giúp đỡ những thương binh, bệnh binh

2

Dân hương, dâng hoa lên đài tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ.

3

Hát những ca khúc ngợi ca về anh hùng, quê hương, đất nước.

4

Tham gia các hội thi về tìm hiểu, kể chuyện về người có công với quê hương, đất nước.  

5

Viết thư thăm hỏi những chiến sĩ, cán bộ ngoài đảo xa.

6

Học tập và rèn luyện theo tấm gương tích cực của những người có công với đất nước, quê hương.

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi (áp dụng phương pháp đàm thoại và kĩ thuật tia chớp): Kể thêm những việc làm khác thể hiện lòng biết ơn với người có công với quê hương, đất nước?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Người có công với quê hương đất nước đã góp phần tạo nên một cuộc sống tốt đẹp, tích cực hơn cho chúng ta ngày hôm nay. Vì vậy, chúng ta cần kính trọng, biết ơn người người có công với quê hương, đất nước bằng thái độ, lời nói và việc làm phù hợp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

Bài tập 1: Bày tỏ ý kiến.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc yêu cầu Bài tập 1 SHS tr.9 và dùng thẻ học tập để bày tỏ ý kiến.

Theo em, ai là người có công với quê hương đất nước? Vì sao?

- GV mời đại diện HS phát biểu, nêu ý kiến. Các HS khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

a. Có, vì nhờ có người lính mới bảo vệ được hòa bình, an toàn cho đất nước

b. Có, vì người mẹ đã phải hy sinh và chịu mất mát khi mất đi những người thân yêu để bảo vệ tổ quốc.

c. Không đồng tình.

d. Đồng tình, vì họ đã sáng tạo nên một bản sắc cho quê hương.

e. Đồng tình, vì học khai hoang, lập nên nơi sinh sống cho nhiều người.

g. Không đồng tình.

h. Đồng tình vì những góp của hoa học nâng cao chất lượng sống của nhân dân.

i. Không đồng tình.

Bài tập 2: Nhận xét ý kiến

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc yêu cầu bài tập 2 và trả lời câu hỏi: Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

a. Đồng tình với ý kiến của An và không đồng tình với ý kiến của Đạt. Vì không phải ai đóng góp cũng được coi là người có công, những người có công phải là những người có đóng góp nổi bật, cho sự nghiệp chung của đất nước.

b. Đồng tình với ý kiến của Tình và không đồng tình với ý kiến của Thanh. Vì việc đền ơn đáp nghĩa là của tất cả mọi người, nhà nước là cơ quan trung gian để chúng ta thực trách nhiệm của mình.

c. Đồng tình với ý kiến của Nghĩa và không đồng tình với ý kiến của Thực. Vì có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước.

d. Đồng tình với ý kiến của Minh và Bình. Mỗi bạn đều đã nêu ra được ý đúng.

Bài tập 3: Bày tỏ ý kiến

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc yêu cầu bài tập 2 và trả lời câu hỏi: Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước? Vì sao?

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

a. Đồng tình vì thể hiện sự biết ơn đối với sự hy sinh cao cả của những người mẹ khi mất đi những người con trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.  

b. Đồng tình vì thể hiện trách nhiệm nối tiếp và gìn giữ những đóng góp cha ông để lại.

c. Đồng tình.

d. Đồng tình vì việc tìm hiểu, tuyên truyền về lịch sử quê hương giúp bản thân và cộng đồng thêm yêu và trân trọng những công lao của thế hệ đi trước.

e. Đồng tình vì điều đó thể hiện sự trân quý với công lao của tấm gương đó.

g. Không đồng tình.

Bài tập 4: Nhận xét thái độ, hành vi

- GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Đọc và xử lí tình huống a.

+ Nhóm 2: Đọc và xử lí tình huống b.

+ Nhóm 3: Đọc và xử lí tình huống c.

+ Nhóm 4: Đọc và xử lí tình huống d.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày nhận xét của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ a. Thắng làm như vậy là không thể hiện sự tôn trọng, kính trọng đối với danh nhân đó.

+ b. Vân có thái độ ham học hỏi về lịch sử dân tộc thể hiện sự trân trọng, biết ơn đối với những người có công trong lịch sử nước nhà, đặc biệt là anh hùng đất Việt.

+ c. Phúc thể hiện thái độ thờ ơ, vô cảm đối với sự hy sinh của người lính cứu hỏa, người đã liều mình để giữ gìn sự bình yên cho cuộc sống và cứu những người trong cơn hoạn nạn.

+ d. Việc Kha không muốn tham gia vì sợ ảnh hưởng đến thời gian học là không có cơ sở bởi việc tìm hiểu cũng là một cách để Kha trau dồi kiến thức về lịch sử, con người dân tộc.

Bài tập 5: Xử lí tình huống

- GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Đọc và xử lí tình huống a.

+ Nhóm 2: Đọc và xử lí tình huống b.

+ Nhóm 3: Đọc và xử lí tình huống c.

+ Nhóm 4: Đọc và xử lí tình huống d.

 - GV khuyến khích HS xây dựng kịch bản, đóng vai và xử lí tình huống.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Tình huống a: em nên thuyết phục Sơn rằng ông bạn cũng là thương binh cho nên bạn hiểu rõ những vất vả, đau đớn của những người thương binh khác trải qua, chúng mình cùng giúp cả ông bạn nữa.

+ Tình huống b: Páo nên giải thích cho các bạn: Mỗi nghề nghiệp đều quan trọng và có vai trò khác nhau trong xã hội. Pháp muốn góp sức mình bảo vệ quê hương, đất nước.

+ Tình huống c: Sử nên giảng giải cho các bạn nghe về việc cần phải giữ gìn và trân trọng những đóng góp của nhà hảo tâm. Họ đã mang đến cây cầu cho chúng mình có đường qua lại cho nên chúng ta cần bảo vệ nó.

+ Tình huống d: Thu nên giải thích chi bố mẹ nghe việc làm đó không hề ảnh hưởng đến việc học tập của em và hứa sẽ hoàn thành và đảm bảo việc học.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn qua những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước.  

b. Cách tiến hành

Bài tập 1

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Phóng viên nhí”, chia sẻ một số việc bản thân đã làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước.  

- GV chọn một HS xung phong làm phóng viên, lần lượt hỏi các bạn trong lớp: Bạn đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước?

- GV hướng dẫn HS làm phóng viên có thể hỏi: Có khi nào bạn chứng kiến những lời nói, việc làm chưa biết ơn người có công với quê hương, đất nước? Bạn có suy nghĩ gì về điều đó?

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài tập 2

- GV chia HS làm các nhóm (4 HS/ nhóm).

- GV hướng dẫn các nhóm trao đổi, thảo luận, tạo ra một sản phẩm thể hiện lòng biết ơn với người có công với quê hương, đất nước. Giờ học sau sẽ triển lãm và trình bày sản phẩm trước lớp.

- GV gợi ý cho HS một số sản phẩm:

+ Viết đoạn văn.

+ Vẽ tranh.

+ Thiết kế poster...

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

+ Thể hiện được lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

+ Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

+ Đọc trước Bài 2 –  Tôn trọng sự khác biệt của người khác (SHS tr.13).

 

- HS xem và hát theo giai điệu bài hát.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

- HS đọc thầm bài đọc.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu.

 

 

 

- HS phát biểu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS làm việc theo nhóm đôi.

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS đọc yêu cầu bài tập 1, suy nghĩ và trả lời.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS làm việc cặp đôi.

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS làm việc cặp đôi.

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm và tình huống được giao.

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS quan sát tình huống và đọc yêu cầu bài tập.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.

 

- HS trả lời phỏng vấn.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm, nộp sản phẩm vào bài học sau.

 

 

 

- HS tham khảo.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

ĐÁNH GIÁ HỌC SINH SAU BÀI HỌC

  1. Hoàn thành tốt: Nêu được đóng góp của một số người có công với quê hương, đất nước ở xung quanh; Biết vì sao phải biết ơn người có công với quê hương, đất nước; Thể hiện được lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi; Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
  2. Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu cần đạt của bài nhưng chưa đầy đủ.
  3. Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu cần đạt của bài.
Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức

=> Đặt bây giờ để có giáo án sớm nhất. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Xem chi tiết

Từ khóa: Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức theo mẫu công văn mới nhất , giáo án word đạo đức 5 sách KNTT, tải giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức, GA đạo đức 5 KNTT2024

Tài liệu giảng dạy môn Đạo đức tiểu học

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay