Trắc nghiệm đạo đức 5 kết nối tri thức
Trắc nghiệm Đạo đức 5 kết nối tri thức. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Đạo đức 5 kết nối tri thức.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
BÀI 1: BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
(15 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Việc làm thể hiện sự đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước là:
- Mẹ Việt Nam anh hùng thức canh gác nhiều cuộc họp quan trọng cho các cán bộ, chiến sĩ cách mạng.
- Dùng quyền hành để tham ô, tham nhũng tại địa phương.
- Nghe bác trưởng thôn kể chuyện về sự hi sinh anh dũng của các liệt sĩ.
- Viết thư thăm các chú bộ đội ở ngoài đảo xa.
Câu 2: Để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước, em có thể:
- Tham quan danh lam, thắng cảnh của đất nước.
- Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
- Chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Dành nhiều thời gian để học môn Lịch sử.
Câu 3: Người có công với quê hương đất nước là:
- Người sáng lập nên một công ty.
- Những người thành đạt, giàu có.
- Tất cả ca sĩ, diễn viên.
- Nhà khoa học có nhiều cống hiến.
Câu 4: Em đồng ý với ý kiến về người có công với quê hương, đất nước nào sau đây?
- Nhiệm vụ của học sinh là học tập chăm chỉ để trở thành người có ích cho xã hội mới là biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
- Quan tâm, chăm sóc những gia đình thương binh, liệt sĩ mới là hành động thể hiện sự biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
- Đền ơn đáp nghĩa người có công với quê hương, đất nước là trách nhiệm của Nhà nước và những tổ chức, cơ quan có quyền hạn.
- Đền ơn đáp nghĩa người có công với quê hương, đất nước là trách nhiệm của mọi công dân.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về người có công với quê hương, đất nước?
- Quan tâm, chăm sóc những gia đình thương binh, liệt sĩ mới là biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
- Việc đền ơn, đáp nghĩa chỉ là trách nhiệm của Nhà nước và người lớn tuổi.
- Những người dùng quyền hành để tham ô không phải là người có công với quê hương, đất nước.
- Chúng ta biết ơn tất cả những người có đóng góp thầm lặng trong cuộc sống hằng ngày cho quê hương, đất nước.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về người có công với quê hương, đất nước?
- Chúng ta cần biết ơn người có công với quê hương, đất nước là những người nổi tiếng.
- Quan tâm, chăm sóc những gia đình thương binh, liệt sĩ mới là biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
- Việc đền ơn, đáp nghĩa chỉ là trách nhiệm của Nhà nước và người lớn tuổi.
- Học tập chăm chỉ để trở thành người có ích cho xã hội cũng là biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về người có công với quê hương, đất nước?
- Đền ơn đáp nghĩa là trách nhiệm của mọi công dân.
- Những người dùng quyền hành để tham ô không phải là người có công với quê hương đất nước.
- Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí cũng là biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
- Biết ơn người có công với quê hương, đất nước vì họ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây không thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương đất nước?
- Viết về tấm gương người có công với quê hương đất nước.
- Tham quan danh lam, thắng cảnh của đất nước.
- Tìm hiểu, tuyên truyền về lịch sử quê hương.
- Cố gắng học tập thật giỏi để sau này góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
Câu 5: Theo em, vì sao cần tổ chức các hoạt động kỉ niệm Ngày thương binh liệt sĩ 27/7?
- Để tri ân, tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh – những người có công với quê hương, đất nước. Đồng thời, nhắc nhớ chúng ta về trách nhiệm phải sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ đi trước.
- Để thể hiện chúng ta là người biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
- Vì đó là trách nhiệm của Nhà nước và những người lớn tuổi.
- Vì đó là những người có đóng góp thầm lặng, mang lại hòa bình cho chúng ta.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về người có công với quê hương, đất nước?
- Cần thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước bằng thái độ chân thành, tôn trọng.
- Chỉ thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước vào ngày lễ kỉ niệm.
- Nói lời cảm ơn người có công với quê hương, đất nước là một trong những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với họ.
- Quan tâm, giúp đỡ gia đình những người có công với quê hương, đất nước là trách nhiệm của mỗi công dân.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Chị Võ Thị Sáu đã có công gì đối với quê hương, đất nước?
- Dũng cảm, sáng tạo và luôn hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương.
- Gan dạ, mưu trí, dũng cảm và anh dũng hy sinh thân mình để chống thực dân Pháp, bảo vệ sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
- Trung thành, quả cảm và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một nữ trinh sát, tham gia nhiều trận tập kích quân Mỹ.
- Quả cảm, kiên trung, tận hiến cho Tổ quốc khi sẵn sàng hy sinh thân mình trước nòng súng của đế quốc Mỹ, bảo vệ người dân Bà Rịa – Vũng Tàu.
Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự biết ơn người có công với quê hương, đất nước là:
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
Câu 3: Đâu là người có công đối với quê hương, đất nước trong lĩnh vực giáo dục?
A. Tổng bí thư Trường Chinh |
B. Nhạc sĩ Văn Cao |
C. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình |
D. Nhà giáo Hoàng Xuân Sính |
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Giờ ra chơi, Thanh lấy bút vẽ rồi tô màu thêm râu, tóc vào một bức ảnh danh nhân trong sách giáo khoa. Trong trường hợp này, em sẽ làm gì?
- Em sẽ ghi nhớ và nêu ý kiến trong giờ sinh hoạt lớp để giáo viên phê bình hành vi của bạn.
- Em sẽ nhắc nhở bạn đó là hành vi thiếu tôn trọng với người có công vì vậy bạn nên tẩy đi và không tiếp diễn hành vi đó nữa.
- Em phê bình hành vi của bạn ngày khi nhìn thấy bạn vẽ để bạn nhanh chóng thấy hành vi của mình là không phù hợp.
- Em sẽ rủ các bạn khác cùng không chơi với bạn nữa vì bạn có hành vi không tôn trọng mọi người xung quanh.
Câu 2: Vừ là một cậu bé dân tộc miền núi. Vừ ước mơ sau này trở thành một người lính biên phòng ngày đêm canh giữ biên cương. Các bạn thắc mắc “Bây giờ đất nước đã hòa bình rồi, sao bạn lại mơ ước làm người lính biên phòng?”. Nếu em là Vừ em sẽ nói gì với các bạn?
- Em sẽ giải thích cho các bạn về sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của người lính biên phòng dù chiến tranh đã không còn nhưng chủ quyền Tổ quốc cần được bảo vệ và giữ vững an ninh trật tự xã hội.
- Em sẽ giải thích cho các bạn về sự thú vị trong công việc, nhiệm vụ hằng thường của người lính biên phòng là giữ vững hạnh phúc, ấm no, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn cho người dân vùng biên giới.
- Em sẽ giải thích cho các bạn về sự cao cả của công việc, sự hãnh diện của người thân khi có con cháu làm người lính biên phòng, vững tay súng chiến đấu bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc Việt Nam.
- Em sẽ giải thích cho các bạn về niềm tự hào của em khi thấy những tấm gương người lính biên phòng chắc tay súng bảo vệ sự bình yên cho bản làng, giúp bà con xóa mù chữ, cải thiện điều kiện sống.
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Trắc nghiệm tải về là bản word
- Có đủ trắc nghiệm các bài học + đáp án các câu hỏi
- Đã có đủ kì I, đang cập nhật liên tục để đến 20/11 có đủ cả năm
PHÍ TÀI LIỆU:
- 200k/học kì - 250k/cả năm
CÁCH TẢI:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận trắc nghiệm
=> Giáo án đạo đức 5 kết nối tri thức
Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm đạo đức 5 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm đạo đức 5 kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm đạo đức 5 kết nối tri thức trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập đạo đức 5 KNTT