Nội dung chính Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 12: Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 12: Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống sách khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 12_TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

 

  1. TẾ BÀO LÀ GÌ?

- Các sinh vật được tạo nên từ tế bào.

- Không phải số lượng tế bào trong các cơ thể vi khuẩn, nấm men, thực vật và động vật là giống nhau

=> Tên bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

+ Một số tế bào trong cơ thể cây xanh: tế bào thịt lá, tế bào thịt quả, tế bào ống dẫn, tế bào lông hút…

+ Một số tế bào trong cơ thển người: Tế bào hồng cầu, tế bào mô ruột, tế bào thần kinh, tế bào gan, tế bào cơ…

  1. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA MỘT SỐ LOẠI TẾ BÀO

- Có nhiều loại tế bào, chúng có hình dạng khác nhau: hình cầu ở tế bào trứng và chua; hình lõm hai mặt ở tế bào hồng cầu; hình sao ở tế bào thần kinh….

- Kích thước của tế bào ở mỗi sinh vật là khác nhau. Ví dụ: vi khuẩn là những sinh vật đơn kích thước nhỏ nhất, phần lòng đỏ của trứng chim đà điều được cho là tế bào lớn nhất...

- Hình dạng, kích thước của các loại tế bào thực vật và động vật thường rất nhỏ thường không nhìn thấy được. Nhưng cũng có một số tế bào khá lớn như tế bào thịt cà chua, tế bào sợi gai, tế bào trứng gà.. mắt ta có thể nhìn thấy được.

III. CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO ĐỘNG VẬT VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT

- Cấu tạo tế bào động vật và thực vật rất phức tạp. Trong đó, có các thành phần chính: màng tế bào, tế bào chất, nhân, thành tế bào, không bào trung tâm và lục lạp.

- Nhận biết lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh:

+ Lục lạp mang sắc tố quang hợp có màu xanh lục, gọi là diệp lục

+ Diệp lục hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp nên chất hữu cơ

  1. CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC

- Tế bào nhân sơ:

+ Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh và không chứa bào quan có màng

+ Có kích thước rất nhỏ 0,5 – 10um, bằng 1/10 tế bào nhân thực

+ Được tìm thấy ở những sinh vật đơn bào, ví dụ như các loại vi khuẩn

- Tế bào nhân thực:

+ Tế bào nhân thực, có nhân và các bào quan có màng

+ Có kích thước lớn hơn 10 – 100um), gấp 10 lần tế bào nhân sơ

+ Được tìm thấy ở các sinh vật đa bào như động vật, thực vật, nấm…

  1. SỰ LỚN LÊN VÀ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO

- Thực chất sự lớn lên của cơ thể sinh vật là nhờ hai quá trình liên tiếp không thể tách rời nhau, đó là tế bào lớn lên đến một mức độ nhất định thì sinh sản, các tế bào con lớn lên lại sinh sản, cứ như vậy tiếp tục làm tăng số lượng và kích thước của tế bào,...).

- Sự sinh sản của một tế bào để tạo ra 2 tế bào mới được gọi là sự phân bào. Sự phân bào xảy ra ở cả tế bào thực vật và động vật trong suốt đời sống của chúng, đó là cơ sở cho sự sinh trưởng và sự thay thế các tế bào già và tế bào bị tổn thương ở mỗi cơ thể.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay