Nội dung chính Khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 18: Nấm
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 18: Nấm sách khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều
BÀI 18: NẤM
- SỰ ĐA DẠNG CỦA NẤM
- Nhận biết nấm
- Nấm thường nhỏ, thân mềm, thường có mũ hình chóp hoặc tủa dài.
- Nấm là sinh vật dị dưỡng, thức ăn của chúng là các chất hữu cơ có trong môi trường.
- Nấm sống cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể thực vật, động vật, con người hoặc sống trên đất ẩm, rơm rạ, thân cây gỗ mục…
- Cấu tạo của cây nấm gồm:
+ Mũ nấm
+ Thân nấm
+ Sợi nấm
- Sự đa dạng của nấm
- Nấm được phân chia thành các nhóm khác nhau: nấm túi, nấm đảm, nấm tiếp hợp.
Các loại nấm | Đặc điểm | Ví dụ |
Nấm túi | Thể quả có dạng túi | Nấm bụng dê, nấm cục, nấm men… |
Nấm đảm | Thể quả có dạng hình mũ | Nấm hương, nấm rơm, nấm đùi gà, … |
Nấm tiếp hợp | Sợi nấm phân nhánh | Nấm mốc trên các loại bánh mì, hoa quả… |
- Nấm có thể đơn bào hoặc đa bào, nấm đa dạng về hình thái, cấu tạo và về cách dinh dưỡng.
- VAI TRÒ VÀ TÁC HẠI CỦA NẤM
- Vai trò:
+ Phân hủy xác động vật, thực vật làm sạch môi trường
+ Làm thức ăn bổ dưỡng cho con người
+ Dùng làm dược liệu chữa bệnh
- Tác hại:
+ Gây bệnh cho động vật, thực vật
+ Gây bệnh ngoài da ở người
+ Một số nấm độc khi ăn vào gây ngộ độc, có thể dẫn tới tử vong