Nội dung chính Khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo bài 22: Phân loại thế giới sống
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 22: Phân loại thế giới sống sách khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách chân trời sáng tạo
BÀI 22: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG
- SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG
- Thế giới sống đa dạng về số lượng các loài sinh vật, đa dạng về đặc điểm và môi trường sống của chúng.
- Phân loại sinh vật dựa vào đặc điểm tế bào (tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực), cấp độ tổ chức cơ thể (cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào), khả năng di chuyển, dinh dưỡng (tự dưỡng, dị dưỡng), môi trường sống (môi trường nước, môi trường cạn, ...).
- CÁC BẬC PHÂN LOẠI SINH VẬT
- Bậc phân loại sinh vật theo thứ tự từ thấp đến cao trong thế giới sống:
Loài => Chi => Họ => Bộ => Lớp => Ngành=> Giới
- Trong đó, loài là bậc phân loại cơ bản, bậc phân loại càng nhỏ thì sự khác nhau giữa các sinh vật cùng bậc càng ít
- Cách gọi tên sinh vật:
+ Tên phổ thông là cách gọi phố biến của loài có trong danh lục tra cứu
+ Tên khoa học là cách gọi tên một loài sinh vật theo tên chỉ/ giống và tên loài
+ Tên địa phương là cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia
- CÁC GIỚI SINH VẬT
- Tìm hiểu về năm giới sinh vật
- Sinh vật được chia thành năm giới, đại diện mỗi giới là:
+ Vi khuẩn thuộc giới Khởi sinh;
+ Trùng giày thuộc giới Nguyên sinh;
+ Nấm rơm thuộc giới Nấm;
+ Cây cam thuộc giới Thực vật;
+ Gấu thuộc giới Động vật
- Dựa vào đặc điểm tế bào, tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng, ... làm tiêu chí để phân biệt năm giới sinh vật
- Môi trường sống của các sinh vật:
Giới | Đại diện | Môi trường sống | ||||
Nước | Cạn | Sinh vật | ||||
Khởi sinh | Vi khuẩn E.coli | + | + | + | ||
Nguyên sinh | Trùng noi | + | - | - | ||
Nấm | Nấm rơm | - | + | - | ||
Thực vật | Cây ray muống | + | + | - | ||
Động vật | Cá chép | + | - | - |
- KHÓA LƯƠNG PHÂN
- Các tiêu chí được sử dụng để phân biệt các sinh vật trong hình:
+ Khả năng di chuyển
+ Khả năng bay
+ Có chân hoặc không
- Cách xây dựng khoá lưỡng phân:
+ Bước 1. Xác định đặc điểm đặc trưng của mỗi sinh vật
+ Bước 2. Dựa vào một đặc điểm đặc trưng nhất để phân chia sinh vật thành hai nhóm
+ Bước 3. Tiếp tục phân chia các nhóm trên thành hai nhóm nhỏ hơn cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn một sinh vật
+ Bước 4. Xây dựng khoá lưỡng phân hoàn chỉnh