Nội dung chính Khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo bài 4: Đo chiều dài

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 4: Đo chiều dài sách khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách chân trời sáng tạo

BÀI 4: ĐO CHIỀU DÀI

 

  1. ĐƠN VỊ VÀ DỤNG CỤ ĐO CHIỀU DÀI
  2. Cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật

- Chiều dài đoạn thẳng AB ngắn hơn chiều dài đoạn thẳng CD

- Ước lượng: chiều dài đoạn thẳng CD = 2cm, chiều dài đoạn thẳng AB = 1.9cm.

  1. Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài

- Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét (metre) kí hiệu m.

- Các ước số và bội số thập phân của đơn vị metre ta thường gặp là kilometre (km), decimetre (dm), centimetre (cm) và milimetre(mm),...

  1. Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài

- Những dụng cụ đo chiều dài thông dụng: Thước dây, thước cuộn, thước mét,...

- Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau để thực hiện phép đo chiều dài của các vật được chính xác. Dựa vào chiều dài của vặt cần đo để lựa chọn thước đo phù hợp. Ví dụ thước kẻ thường dùng để đo chiều dài của quyển sách, thước dây để đo chiều dài cánh cửa, thước kẹp do đường kính của viên bị,...

- Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước. Trên một số loại thước thông thường có ghi GHĐ và ĐCNN

- GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước

- ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay