Nội dung chính Ngữ văn 7 cánh diều Bài 3: Nói và nghe
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Nói và nghe sách ngữ văn 7 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)
THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ
I. YÊU CẦU
- Khái niệm: Thảo luận nhóm về một vấn đề còn gây tranh cãi là dùng hình thức nói (thuyết trình) để trao đổi, tranh luận về một vấn đề nào đó còn có ý kiến chưa thống nhất. Mục đích thảo luận là nêu lên những điểm thống nhất và khác biệt của các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.- Những điều cần lưu ý:
+ Lựa chọn được vấn đề gây tranh cãi (chưa thống nhất).
+ Xác định các điểm đã thống nhất và các điểm còn khác biệt.
+ Chuẩn bị ý kiến của cá nhân về các điểm chưa thống nhất.
+ Chú ý đến thái độ, cử chỉ khi phát biểu, thảo luận.
II. CHUẨN BỊ BÀI NÓI
Đề bài: Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản "Bạch tuộc" (Véc-nơ) là không có thực, một số người lại cho là có thực. Em sẽ nêu ý kiến như thế nào trong buổi thảo luận nhóm?
- Lập dàn ý:
+ Mở đầu: Nêu vấn đề cần thảo luận: Sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc có thực hay không?".
+ Nội dung chính:
- Nêu tóm tắt nội dung câu chuyện Bạch tuộc.
- Nêu ý kiến khái quát của mình.
- Nêu các lí lẽ và bằng chứng về chuyện sự việc và con người có thực và không có hoặc chưa có thực.
- Nêu ý kiến nhằm giải quyết các điểm gây tranh cãi.
+ Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của cá nhân về những điều có thực và không có hoặc chưa có thực trong văn bản đang được thảo luận.
III. TRÌNH BÀY BÀI NÓI
IV. TRAO ĐỔI BÀI NÓI
=> Giáo án tiết: Thảo luận về một vấn đề