Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều (có đáp án)

Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 bộ sách mới Cánh diều. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theofile word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Ngữ văn 7 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều (có đáp án)

Một số tài liệu quan tâm khác


ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN “ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM”

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Nội dung của phần 2 trong văn bản là gì?

  1. Giới thiệu về truyện Đất rừng Phương Nam
  2. Thiên nhiên trong truyện Đất rừng phương Nam
  3. Con người trong truyện Đất rừng phương Nam
  4. Tính cách con người trong truyện Đất rừng phương Nam

Câu 2: Văn bản bàn về vấn đề gì trong truyện Đất rừng phương Nam?

  1. Thiên nhiên và con người
  2. Thiên nhiên và động vật
  3. Con người và loài vật
  4. Con người và động vật

Câu 3: Theo tác giả Bùi Hồng con người Nam Bộ được Đoàn Giỏi khắc họa như thế nào?

  1. Dịu dàng
  2. Nóng nảy
  3. sắc sảo
  4. Rụt rè

Câu 4: Những nhân vật nào được tác giả Bùi Hồng nhắc đến trong phần 3 của văn bản?

  1. Dì Tư Béo, Chú Võ Tòng
  2. Lão Ba Ngủ
  3. Ông Hai bán rắn
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Câu văn nào trong văn bản nêu đánh chung về truyện Đất rừng phương Nam?

  1. Cùng với thiên nhiên được Đoàn Giỏi về với những màu sắc lộng lẫy, cuồn cuộn, tràn trề sức sức là những con người Nam Bộ với những nét sắc sảo lạ lùng
  2. Nhân vật trong Đất rừng phương Nam có nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề như một xã hội thu nhỏ, hoạt động suốt hai triền sông vào rừng U Minh, xuống tận mũi Cà Mau
  3. Truyện Đất rừng phương Nam có kết cấu chương hồi jieeru truyền thống: không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ
  4. Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Lonng Giang.

Câu 6: Văn bản viết về vấn đề gì? Nhan đề văn bản thể hiện vấn đề ấy như thế nào?

  1. Văn bản viết về thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam. Nhan đề văn bản đã nêu rõ vấn đề được thể hiện trong văn bản.
  2. Văn bản nói về con người Nam Bộ. Nhan đề nói về thiên nhiên
  3. Văn bản nói về con người Nam Bộ. Nhan đề nói về con người Nam Bộ
  4. Cả 3 đáp án trên.
  5. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Văn bản được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 2. (2 điểm) Nội dung chính của văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam"?

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tôi dụi mắt bò ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tri hồ điệp. Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Và gió đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tôi chỉ chực nôn ọe. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây. Một con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước, thoạt trông tôi tưởng là một con rắn từ dưới nước cất đầu lên. Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất. Chốc sau đã lại thấy nó nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy. Tôi mê quá! Mà thằng Cò cũng mê như tôi. Hai đứa cùng ước: phải chi mình được dừng thuyền lại đây vài hôm để bắt chim thì phải biết! Chim từ những đâu tập trung về ở đây, nhiều không thể nói được! Ở đây, còn có rất nhiều giống chim lạ, không thấy bày bán ở chợ Mặt Trời. Chúng đậu thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng.

(Trích “Đất rừng phương Nam” – Đoàn Giỏi)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

  1. Nghị luận
  2. Thuyết minh
  3. Tự sự
  4. Biểu cảm

Câu 2: Trong câu văn sau, từ ngữ nào là ngôn ngữ vùng miền?

“Hai đứa cùng ước: phải chi mình được dừng thuyền lại đây vài hôm để bắt chim thì phải biết!”

  1. Phải chi
  2. Dừng thuyền
  3. Vài hôm
  4. Bắt chim

Câu 3: Trong đoạn trích, tác giả sử dụng trình tự kể và miêu tả nào sau đây?

  1. Từ cụ thể đến khái quát
  2. Từ xa đến gần
  3. Từ dưới lên trên
  4. Từ trong ra ngoài

Câu 4: Đoạn trích trên tập trung kể và tả về đối tượng nào?

  1. Cuộc đi chơi thú vị của nhân vật tôi và Cò
  2. Chợ Mặt Trời
  3. Các loài chim ở đất rừng phương Nam
  4. Sông nước Cà Mau

Câu 5: Vị trí quan sát của người kể chuyện và miêu tả trong đoạn trích ở đâu?

  1. Từ trên khoang thuyền
  2. Tự chợ Mặt Trời
  3. Từ trên bìa rừng
  4. Từ dưới gốc cây

Câu 6: Trong câu: “Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất”, từ “nó” chỉ đối tượng nào?

  1. Chim già đãy
  2. Con điêng điểng
  3. Chim cồng cộc
  4. Loài chim lạ
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Nêu thể loại, PTBĐ của tác phẩm

Câu 2: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 "Đoàn Giỏi đã từng viết một loại sách về  các con vật trên rừng...." đến "...rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận..." (SGK, tr.85)

  1. a) Trong đoạn trích, người viết đã nhận xét về điểm mạnh gì của nhà văn Đoàn Giỏi?
  2. b) Bằng chứng được tác giả trích dẫn trong đoạn trích như thế nào?
  3. c) Qua cảm nhận của người viết về "Đất rừng phương Nam" dưới ngòi bút của Đoàn Giỏi ở đoạn trích trên, em hiểu hơn điều gì về thiên nhiên Cà Mau?

 

Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 cánh diều (có đáp án)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
  • Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
  • Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, Toán phí : 250k/cả năm
  • Các môn còn lại: 200k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)

Từ khóa: Đề kiểm tra ngữ văn 7 cánh diều, đề kiểm tra 15 phút bộ ngữ văn 7 cánh diều, bộ đề trắc nghiệm tự luận ngữ văn 7 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay