PBT Tiếng Việt 4 cánh diều Tuần 6: Măng non

Phiếu bài tập Tiếng Việt 4 cánh diều Tuần 6: Măng non. Tài liệu soạn đa dạng các câu hỏi, bài tập để học sinh ôn tập kiến thức. Bộ tài liệu bao gồm đầy đủ phiếu học tập cho 35 tuần để học sinh luyện tập. Bộ tài liệu có file word và tải về được. Mời thầy cô tham khảo!

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 4 cánh diều tạo cả năm

Trường:…………………………………………..

Họ và tên:……………………Lớp………………

 

PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 4

TUẦN 6: MĂNG NON

 

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

- Luyện từ và câu: Luyện tập về biện pháp tu từ nhân hóa.        

- Viết: Luyện tập viết đoạn văn miêu tả cây cối.   

 

BÀI TẬP

  1. ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng.

CÔ BÉ LÀNG CHĂM

Đông Chiêu bẻ cục đất sét bằng nắm tay đặt trên mặt bàn nhỏ. Hai bàn tay em mềm mại, thoăn thoắt biến cục đất sét vô tri thành cái nồi xinh xắn, trong khi hai chân em không ngừng di chuyển xung quanh mặt bàn. Nét đặc biệt trong nghề gốm cổ truyền của làng Chăm là không dùng bàn xoay mà người thợ phải đi xung quanh cái bàn.

Trên mảnh sân nhỏ, những chiếc nồi tròn vo, đều đặn như được đúc từ một cái khuôn, được tắm nắng trước khi đem nung. Ở quê Đông Chiêu, cách nung đồ gốm cũng khác lạ, không cần cho sản phẩm vào lò mà xếp xen kẽ với rơm rạ, củi khô thành nhiều lớp trên bãi đất trống đầu làng. Khi gió nổi, người thợ mới châm lửa cháy bùng, và chỉ cần mười lăm đến hai mươi phút đã đủ chín sản phẩm.

Đã chín giờ, Đông Chiêu ngừng tay, đi ôn tập cho buổi học chiều. Như bao cô học trò Chăm nhỏ khác, ngoài việc học em còn phải giúp đỡ cha mẹ nhiều việc để cải thiện cuộc sống vốn không mấy dư dả. Năm nay Đông Chiêu thi tốt nghiệp tiểu học nên em càng phải học nhiều hơn...

(Theo Hồ Việt Khuê)

Câu 1. Dưới bàn tay khéo léo của Đông Chiêu cục đất sét đã biến thành vật gì?  

  1. cái nồi
  2. cái bình
  3. cái chén
  4. cái cốc

Câu 2. Nét đặc biệt trong nghề gốm cổ truyền của làng Chăm là gì?

  1. Người thợ dùng một cái bàn xoay.
  2. Người thợ phải đi xung quanh cái bàn.
  3. Đồ vật phải được đúc bằng khuôn.
  4. Sản phẩm làm ra không cần nung qua lửa.

Câu 3. Vì sao tác giả nói những cái nồi do bạn Đông Chiêu làm ra như đúc từ một cái khuôn? 

  1. Vì những chiếc nồi tròn vo và đều đặn.
  2. Vì những chiếc nồi đều do một người làm ra.
  3. Vì những chiếc nồi đều được làm ra từ một chiếc bàn xoay.
  4. Vì Đông Chiêu đã đo đạc kĩ trước khi thực hiện làm sản phẩm.

Câu 4. Những người Chăm nung đồ gốm bằng cách nào?   

  1. Xếp sản phẩm trên sân à phơi nắng cho đến khi chín sản phẩm.
  2. Cho sản phẩm vào lò và dùng củi đun từ mười lăm đến hai mươi phút đủ chín sản phẩm.
  3. Không cần cho sản phẩm vào lò mà xếp xen kẽ với rơm rạ, củi khô thành nhiều lớp trên bãi đất trống đầu làng. Khi gió nổi người thợ mới châm củi bùng cháy.
  4. Người Chăm nung gốm bằng lò nung công nghiệp.

Câu 5. Qua bài em rút ra được bài học gì?

  1. Ngoài việc học tập chúng ta cần phải biết giúp đỡ cha mẹ công việc nhà.
  2. Chúng ta phải biết nặn đồ gốm để giúp cha mẹ.
  3. Chúng ta phải học tập thật giỏi không nên làm những việc gây ảnh hưởng đến việc học tập.
  4. Cần phát triển làng nghề truyền thống ở các địa phương.
  5. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 Bài 1. Em hãy đọc đoạn văn sau và tìm ra các sự vật được nhân hóa.    

Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù như xay lúa ở trong. Cả bọn lừ đừ mệt mỏi như thế, cho đến ngày thứ bảy thì không chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn.

 

Sự vật được nhân hóa

Cách nhân hóa

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

 

Bài 2. Em hãy dùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để biến những sự vật dưới đây thêm sinh độ và đặt câu với chúng.   

  1. chú chuồn chuồn.

........................................................................................................................

........................................................................................................................

  1. cây đa

........................................................................................................................

........................................................................................................................  

III. VIẾT

Bài 1. Em hãy tưởng tượng mình là một thành phần trong “Vương quốc Hộp bút”, hãy viết một đoạn văn ngắn để giới thiệu về thế giới bên trong của chiếc hộp bút.   

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

Bài 2. Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả về loài cây ăn quả mà em yêu quý.

Gợi ý:

  • Giới thiệu về cây mà em định tả.
  • Tả bao quát, tả chi tiết từng bộ phận của cây.

Nêu ích lợi của cây, tình cảm của em với loài cây đó.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: PBT tiếng việt 4 cánh diều tạo cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay