Phiếu trắc nghiệm âm nhạc 5 chân trời Chủ đề 1: Vui ngày khai trường
Bộ câu hỏi trắc nghiệm âm nhạc 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1: Vui ngày khai trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án âm nhạc 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 1: VUI NGÀY KHAI TRƯỜNG
(19 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)
Câu 1: Bài hát Đường đến trường vui lắm có phần nhạc do ai sáng tác?
A. Lưu Hà An. | B. Hàn Ngọc Bích. | C. Phạm Tuyên. | D. Lê Dũng. |
Câu 2: Những sự vật nào xuất hiện trong bài hát Đường đến trường vui lắm?
- A. Đàn chim, hạt mưa, giọt nắng.
- B. Núi, mây, cầu vồng, mặt trời.
- C. Đồng lúa, chiếc cầu tre, suối, cầu vồng.
- D. Cánh diều, sách vở, bàn ghế, bảng, phấn trắng.
Câu 3: Câu hát đầu tiên trong bài hát Đường đến trường vui lắm là:
- A. Thắp sáng những nụ cười Việt Nam.
- B. Cầu vồng sáng lung linh những ước mơ đến trường.
- C. Đường đến trường vui lắm có tiếng suối reo vang.
- D. Đường đến trường vui lắm, đồng lúa chín thơm bông.
Câu 4: Vạch nhịp là:
- A. Vạch nằm ngang, gồm các vạch nhạt và đậm.
- B. Những vạch để kết thúc bản nhạc.
- C. Phần khuông nhạc được giới hạn được giới hạn bởi hai vạch nhịp.
- D. Những vạch thẳng đứng cắt ngang khuông nhạc, dùng để phân chia khuông nhạc thành các ô nhịp.
Câu 5: Ô nhịp là:
- A. Phần khuông nhạc được giới hạn bởi hai vạch nhịp.
- B. Phần khuông nhạc được giới hạn bởi ba vạch nhịp.
- C. Phần khuông nhạc được giới hạn bởi một vạch nhịp.
- D. Phần khuông nhạc được giới hạn bởi bốn vạch nhịp.
Câu 6: Đàn măng-đô-lin là:
- A. Nhạc cụ sử dụng bàn phím.
- B. Nhạc cụ truyền thống của người Việt Nam.
- C. Nhạc cụ có kích thước nhỏ, hộp đàn làm bằng gỗ, có hình quả lê.
- D. Nhạc cụ được làm từ gỗ, có bốn dây.
Câu 7: Đàn măng-đô-lin gồm mấy bộ phận?
A. 5. | B. 6. | C. 7. | D. 8. |
Câu 8: Đàn măng-đô-lin có các cặp cao độ giống nhau là:
A. Đồ, Rê, Mi, Son. | B. Son, Rê, La, Mi. |
C. Pha, Si, Mi, Đồ. | D. Si, La, Pha, Rê. |
Câu 9: Tác giả sáng tác bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây là:
A. Lê Dũng. | B. Trương Quang Lục. |
C. Trịnh Công Sơn. | D. Bùi Quang Minh. |
Câu 10: Đàn măng-đô-lin được sử dụng như thế nào?
- A. Người chơi dùng tay của mình nhấn vào phím đàn để búa đán đánh vào dây và tạo ra âm thanh.
- B. Người chơi dùng một miếng gảy bằng nhựa để gảy hoặc dung dây đàn, trong khi các ngón tay trái bấm lên dây trên các ngăn phím để tạo ra âm thanh.
- C. Người chơi dử dụng que hay miếng gẩy vào dây để tạo âm thanh.
- D. Người chơi kéo hoặc gẩy đàn bằng tay phải và bấm nốt bằng tay trái để tạo ra âm thanh.
Câu 11. Măng-đô-lin thường được chơi song tấu cùng:
A. Đệm hát. | B. Dàn nhạc. |
C. Đàn vi-ô-lông. | D. Đàn ghi-ta. |
Câu 12: Đàn măng-đô-lin có âm thanh như thế nào?
A. Trong trẻo, vui tươi và nảy gọn. | B. Trầm, ấm. |
C. Cao vút, trong sáng. | D. Nhẹ nhàng, sâu lắng. |
2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào không đúng khi nói về vạch nhịp?
- A. Để kết thúc một bản nhạc, người ta dùng vạch nhịp kép.
- B. Vạch nhịp gồm vạch nhịp kép, vạch nhạt, vạch đậm.
- C. Là những vạch thẳng đứng cắt ngang khuông nhạc.
- D. Dùng để phân chia khuông nhạc thành các ô nhịp.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đàn măng-đô-lin?
- A. Nhạc cụ dây gảy, phát triển ở thể kỉ 18 ở Đức và Ý.
- B. Âm thanh trong trẻo, vui tưởi, nảy gọn.
- C. Thường chơi độc tấu, song tấu cùng đàn pi-a-no hoặc ghi-ta.
- D. Đàn gồm đầu đàn, thùng đàn, lỗ cộng hưởng và ngựa đàn.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Hình ảnh dưới đây nói về:
A. Vạch nhịp. B. Ô nhịp. C. Vạch nhịp kép. D. Vạch nhạt. |
Câu 2: Hình ảnh dưới đây nói về:
A. Vạch đậm. B. Ô nhịp. C. Vạch nhịp kép. D. Vạch nhạt. |
Câu 3: Hình ảnh dưới đây nói về loại nhạc cụ nào?
A. Ghi-ta. B. Đàn bầu. C. Đàn tranh. D. Măng-đô-lin. |
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1. Trong các hình dưới đây, măng-đô-lin là hình nào?
Hình 1 | Hình 2 | Hình 3 | Hình 4 |
A. Hình 1. | B. Hình 2. | C. Hình 3. | D. Hình 4. |
Câu 2. Trong bài hát Đường đến trường vui lắm, cụm từ “đường đến trường” được nhắc đến bao nhiêu lần?
A. 4. | B. 5. | C. 6. | D. 7. |