Giáo án và PPT đồng bộ Âm nhạc 5 chân trời sáng tạo
Âm nhạc 5 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Âm nhạc 5 chân trời
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ 1: VUI NGÀY KHAI TRƯỜNG
(4 tiết)
TIẾT 1: KHÁM PHÁ
HÁT – ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG VUI LẮM!
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hình thành các nhận thức cơ bản về âm thanh và nhịp điệu trên con đường đến trường.
- HS mô phỏng được các âm thanh theo mẫu tiết tấu.
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái của bài hát Đường đến trường vui lắm!
- Biết hát với các hình thức đồng ca có lĩnh xướng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực âm nhạc:
- Gọi tên và mô phỏng được các âm thanh trong đời sống theo mẫu tiết tấu đơn giản.
- Hát rõ lời và thuộc lời, biết thể hiện các nốt ngân dài, biết hát nối tiếp cho bài Đường đến trường vui lắm!.
3. Phẩm chất
- Yêu quê hương, yêu tổ quốc, cảnh đẹp của đất nước.
- Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 5.
- Tranh minh họa câu chuyện Đường đến trường vui lắm!.
- Bảng tương tác (nếu có).
- Hình ảnh các sự vật tạo ra âm thanh.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Âm nhạc 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: KHÁM PHÁ (17 PHÚT) | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu bức tranh chủ đề và đặt câu hỏi gợi ý để HS nêu tên những sự vật có thể phát ra âm thanh: + Bức tranh nói lên nội dung gì? + Trong bức tranh có những sự vật nào tạo ra âm thanh? - GV mời các HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Bức tranh là hình ảnh các bạn nhỏ cùng nhau đến trường. + Trong bức tranh, có rất nhiều sự vật tạo ra âm thanh:
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỗi sự vật đều phát ra những âm thanh khác nhau tạo nên bản hòa ca rộn ràng của cuộc sống. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các âm thanh qua tiết Khám phá và câu chuyện Sơn Ca cùng bạn đến trường nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Hình thành các nhận thức cơ bản về âm thanh trong cuộc sống và âm thanh trong các mối quan hệ âm nhạc. b. Cách thức thực hiện - GV tổ chức cho HS kể chuyện Sơn Ca cùng bạn đến trường và hướng dẫn HS mô phỏng lại các âm thanh trong câu chuyện theo mẫu tiết tấu. Sơn Ca cùng bạn đến trường Hôm nay là ngày khai giảng năm học mới. Từ trên cao, Sơn Ca nhìn thấy các bạn nhỏ chào ông bà, bố mẹ rồi tung tăng đến trường. Sau cơn mưa, bầu trời như cao và trong xanh hơn, phía xa xa cầu vồng sáng rực rỡ. Sơn Ca nghe thấy tiếng sáo diều vi vu hoà trong tiếng xào xạc khi gió lùa qua cánh đồng lúa. Những chú trâu đủng đỉnh gặm cỏ, thỉnh thoảng ngẩng đầu lên kêu "nghé ọ....!". Sơn Ca bay qua chiếc cầu tre, những âm thanh cọt kẹt vang lên hoà cùng với tiếng bước chân nhịp nhàng của các bạn học sinh. Đến công trường, Sơn Ca nghe tiếng các bạn nhỏ í ới gọi nhau và cười đùa thích thú. Một năm học mới thật rộn ràng đang đến. - GV kể mẫu câu chuyện Sơn Ca cùng bạn đến trường. - GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong kể lại câu chuyện trước lớp. - GV đặt câu hỏi gợi mở để HS nêu được tên các âm thanh trong đời sống. + Em hãy nêu tên những âm thanh trong đời sống có trong câu chuyện? + Em hãy mô phỏng các âm thanh ấy theo cách riêng của mình? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Những âm thanh trong đời sống có trong câu chuyện:
+ Có thể mô phỏng những âm thanh ấy bằng cách dùng bút gõ vào bàn, vỗ tay tạo nhịp điệu, huýt sáo,… C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH a. Mục tiêu: HS mô phỏng được các âm thanh theo mẫu tiết tấu. b. Cách thức thực hiện - GV mô phỏng âm thanh có trong câu chuyện theo mẫu tiết tấu và yêu cầu HS lặp lại. - GV yêu cầu các HS khác làm mẫu và cả lớp lặp lại với các âm thanh khác trong câu chuyện. - GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). |
- HS quan sát tranh và lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe vào bài mới.
- HS lắng nghe GV kể chuyện.
- HS lắng nghe. - HS kể lại câu chuyện.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lặp lại âm thanh theo mẫu tiết tấu.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HÁT: ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG VUI LẮM! (14 PHÚT) | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức HĐ nhằm giúp HS khởi động giọng trước khi học hát. - Gợi ý: GV cho HS luyện thanh với mẫu âm ngân dài bằng các nguyên âm (u, i, a, ô). - GV mời các HS trình bày phần khởi động giọng của mình trước lớp. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau luyện tập khởi động giọng, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào học hát bài Đường đến trường vui lắm! nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Nêu được một vài thông tin về bài hát như tên, nội dung. Nói lên được mong ước của bản thân về thế giới ước mơ sau khi khi nghe bài hát. b. Cách thức thực hiện - HS quan sát hình ảnh bản nhạc kết hợp với nghe bài hát. - GV nêu câu hỏi. + Em hãy chỉ ra những chỗ có nốt ngân dài, hát luyến trong bài hát? + Nội dung bài hát nói về điều gì? + Hãy cho biết niềm vui của bạn nhỏ trong bài hát? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). |
- HS khởi động giọng.
- HS lắng nghe vào bài mới.
- HS quan sát
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT ÂM NHẠC 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
CHỦ ĐỀ 1. VUI NGÀY KHAI TRƯỜNG
LÝ THUYẾT ÂM NHẠC: VẠCH NHỊP VÀ Ô NHỊP
- Hãy cho biết vạch nhịp là gì?
- Hãy cho biết ô nhịp là gì?
- Hãy phân biệt vạch nhịp và ô nhịp?
- Theo em, vạch nhịp và ô nhịp khác nhau như thế nào?
- Vạch nhịp là những vạch nằm ngang, gồm những vạch nhạt và đậm. Đúng hay sai?
- Ô nhịp là phần khuông nhạc được giới hạn bởi bốn vạch nhịp. Đúng hay sai?
- Vạch nhịp được dùng để làm gì?
- Thế nào là vạch nhịp kép?
- Vạch nhịp gồm một vạch nhạt và một vạch đậm được gọi là gì?
- Vạch nhịp là những vạch thẳng đứng hay nằm ngang?
- Một bài hát có bao nhiêu vạch nhịp, ô nhịp?
- Một bài hát có bị giới hạn là bao nhiêu vạch nhịp, ô nhịp không?
- Dòng nhạc đầu tiên trong bài hát Ngày vui đến trường có bao nhiêu ô nhịp, vạch nhịp?
- Hai câu cuối của bài hát Ngày vui đến trường có bao nhiêu ô nhịp? Có bao nhiêu vạch nhịp?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM ÂM NHẠC 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Âm nhạc 5 chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 1: VUI NGÀY KHAI TRƯỜNG
(19 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)
Câu 1: Bài hát Đường đến trường vui lắm có phần nhạc do ai sáng tác?
A. Lưu Hà An. | B. Hàn Ngọc Bích. | C. Phạm Tuyên. | D. Lê Dũng. |
Câu 2: Những sự vật nào xuất hiện trong bài hát Đường đến trường vui lắm?
A. Đàn chim, hạt mưa, giọt nắng.
B. Núi, mây, cầu vồng, mặt trời.
C. Đồng lúa, chiếc cầu tre, suối, cầu vồng.
D. Cánh diều, sách vở, bàn ghế, bảng, phấn trắng.
Câu 3: Câu hát đầu tiên trong bài hát Đường đến trường vui lắm là:
A. Thắp sáng những nụ cười Việt Nam.
B. Cầu vồng sáng lung linh những ước mơ đến trường.
C. Đường đến trường vui lắm có tiếng suối reo vang.
D. Đường đến trường vui lắm, đồng lúa chín thơm bông.
Câu 4: Vạch nhịp là:
A. Vạch nằm ngang, gồm các vạch nhạt và đậm.
B. Những vạch để kết thúc bản nhạc.
C. Phần khuông nhạc được giới hạn được giới hạn bởi hai vạch nhịp.
D. Những vạch thẳng đứng cắt ngang khuông nhạc, dùng để phân chia khuông nhạc thành các ô nhịp.
Câu 5: Ô nhịp là:
A. Phần khuông nhạc được giới hạn bởi hai vạch nhịp.
B. Phần khuông nhạc được giới hạn bởi ba vạch nhịp.
C. Phần khuông nhạc được giới hạn bởi một vạch nhịp.
D. Phần khuông nhạc được giới hạn bởi bốn vạch nhịp.
Câu 6: Đàn măng-đô-lin là:
A. Nhạc cụ sử dụng bàn phím.
B. Nhạc cụ truyền thống của người Việt Nam.
C. Nhạc cụ có kích thước nhỏ, hộp đàn làm bằng gỗ, có hình quả lê.
D. Nhạc cụ được làm từ gỗ, có bốn dây.
Câu 7: Đàn măng-đô-lin gồm mấy bộ phận?
A. 5. | B. 6. | C. 7. | D. 8. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án âm nhạc 5 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ âm nhạc 5 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Âm nhạc 5 chân trời, soạn âm nhạc 5 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Âm nhạc tiểu học