Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện Kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 9 (Lắp đặt mạng điện trong nhà) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
Đề số 02
Câu 1: Ngành nghề nào sau đây liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà?
A. Thợ điện dân dụng.
B. Kỹ sư điện.
C. Nhà thiết kế chiếu sáng.
D. Tất cả các ngành nghề trên.
Câu 2: Thợ điện dân dụng có nhiệm vụ gì?
A. Lắp đặt, sửa chữa và bảo trì mạng điện trong nhà.
B. Thiết kế hệ thống điện.
C. Sản xuất thiết bị điện.
D. Kinh doanh vật tư điện.
Câu 3: Kỹ năng nào cần thiết cho một thợ điện dân dụng?
A. Kiến thức về điện.
B. Kỹ năng thực hành.
C. Kỹ năng làm việc nhóm.
D. Tất cả các kỹ năng trên.
Câu 4: Thành phần nào dưới đây không thuộc chi phí lắp đặt mạng điện trong nhà?
A. Dây dẫn điện.
B. Thiết bị điện.
C. Thuế thu nhập cá nhân.
D. Công lắp đặt.
Câu 5: Vì sao khi đấu nối ổ cắm điện, dây pha thường được nối vào lỗ bên phải?
A. Để đảm bảo an toàn, tránh rò điện ra vỏ thiết bị.
B. Vì thuận tiện khi lắp đặt.
C. Theo thói quen của thợ điện.
D. Vì dây pha không quan trọng.
Câu 6: Có mấy bước để tính toán chi phí lắp đặt mạng điện trong nhà?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7: Sơ đồ ở hình bên có thiết bị nào dưới đây?
A. Aptomat một cực.
B. Aptomat hai cực.
C. Cầu chì.
D. Công tắc ba cực.
Câu 8: Mạng điện trong nhà thường có mấy loại bảng điện?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 9:Lắp đặt mạch bảng điện tiến hành theo mấy bước?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 10: Thợ điện là gì?
A. Là người thực hiện lắp đặt, kiểm tra, bảo trì và sửa chữa hệ thống dây điện, thiết bị điện.
B. Là người tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện.
C. Là người thực hiện nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu và thiết kế, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện.
D. Là người thiết kế và chuẩn bị kế hoạch chi tiết lắp đặt điện và mạch điện theo các thông số kĩ thuật đã cho.
Câu 11: Đáp án nào dưới đây là sản phẩm lao động nào dưới đây của ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà?
A. Bản thiết kế sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt mạng điện.
B. Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp.
C. Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.
D. Dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà.
Câu 12: Bước đầu tiên cần thực hiện khi tính toán chi phí lắp đặt mạng điện trong nhà là gì?
A. Lập bảng thống kê số lượng thiết bị.
B. Lập bảng thống kê số lượng vật liệu.
C. Nghiên cứu sơ đồ lắp đặt mạng điện.
D. Lập bảng tính toán chi phí.
Câu 13: “Xác định dây dẫn, thiết bị và dụng cụ điện” được thực hiện ở bước nào dưới đây?
A. Nghiên cứu sơ đồ lắp đặt mạng điện.
B. Lập bảng kê số lượng thiết bị.
C. Lập bảng kê số lượng vật liệu.
D. Lập bảng tính toán chi phí.
Câu 14: Kiểm tra bảng điện theo yêu cầu nào?
A. Lắp đặt thiết bị và đi dây theo đúng sơ đồ mạch điện
B. Các mối nối chắc chắn
C. Bố trí thiết bị gọn, đẹp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15: Khi lắp đặt mạch điện trong nhà, tại sao cần phải lắp dây pha qua công tắc thay vì dây trung tính?
A. Để bảo vệ thiết bị điện khỏi hỏng hóc.
B. Để giảm hao phí điện năng.
C. Để đảm bảo an toàn khi sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị.
D. Để thiết bị hoạt động ổn định hơn.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................