Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức Bài 2: Dụng cụ đo điện cơ bản

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Dụng cụ đo điện cơ bản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức

BÀI 2: DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN CƠ BẢN

(27 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Quan sát một số dụng cụ đo điện cơ bản trong các hình dưới đây để trả lời Câu 1 đến Câu 11:

Hình 1

 

Hình 2

Hình 3

Câu 1: Dụng cụ đo điện ở Hình 2 là gì?

  1. Công tơ điện 1 pha.
  2. Ampe kìm.
  3. Đồng hồ vạn năng.
  4. Cầu dao 1 pha.

Câu 2: Dụng cụ đo điện ở Hình 3 là gì?

  1. Đồng hồ vạn năng.
  2. Cầu dao 1 pha.
  3. Ampe kìm.
  4. Công tơ điện 1 pha.

Câu 3: Dụng cụ đo điện ở Hình 1 là gì?

  1. Cầu dao 1 pha.
  2. Công tơ điện 1 pha.
  3. Đồng hồ vạn năng.
  4. Ampe kìm.

Câu 4: Công tơ điện 1 pha có mấy bộ phận cơ bản?

  1. 4.
  2. 3.
  3. 8.
  4. 7.

Câu 5: Đồng hồ vạn năng có mấy bộ phận cơ bản?

  1. 8.
  2. 6.
  3. 3.
  4. 7.

Câu 6: Ampe kìm có mấy bộ phận cơ bản?

  1. 8.
  2. 3.
  3. 7.
  4. 5.

Câu 7: Bộ phận số 3 ở Hình 3 là gì?

  1. Hàm kẹp.
  2. Giắc cắm que đo.
  3. Lẫy mở hàm kẹp.
  4. Que đo.

Câu 8: Bộ phận số 7 ở Hình 3 là gì?

  1. Thang đo.
  2. Giắc cắm que đo.
  3. Màn hình hiển thị.
  4. Các cực nối điện.

Câu 9: Bộ phận số 3 ở Hình 2 là gì?

  1. Các cực nối điện.
  2. Các thang đo.
  3. Nút nguồn.
  4. Que đo.

Câu 10: Bộ phận số 7 ở Hình 3 là gì?

  1. Nút nguồn.
  2. Các thang đo.
  3. Các cực nối điện.
  4. Que đo.

Câu 11: Bộ phận số 4 ở Hình 1 là gì?

  1. Núm xoay chọn thang độ.
  2. Màn hình hiển thị.
  3. Các thang đo.
  4. Que đo.

Câu 12: Đồng hồ vạn năng là gì?

  1. Là thiết bị được dùng để đóng cắt điện cho toàn bộ hoặc một phần mạng điện trong nhà.
  2. Là dụng cụ để đo các thông số điện một chiều hoặc xoay chiều như đo cường độ dòng điện, đo hiệu điện thế, đo điện trở,…
  3. Là dụng cụ đo dòng điện xoay chiều.
  4. Là dụng cụ đo lượng điện năng tiêu thụ của một hộ gia đình hoặc doanh nghiệp.

Câu 13: Công tơ điện là gì?

  1. Là thiết bị được dùng để đóng cắt điện cho toàn bộ hoặc một phần mạng điện trong nhà.
  2. Là dụng cụ để đo các thông số điện một chiều hoặc xoay chiều như đo cường độ dòng điện, đo hiệu điện thế, đo điện trở,…
  3. Là dụng cụ đo dòng điện xoay chiều.
  4. Là dụng cụ đo lượng điện năng tiêu thụ của một hộ gia đình hoặc doanh nghiệp.

Câu 14: Công tơ điện được sử dụng đối với mạng điện trong nhà là

  1. loại công tơ điện 4 pha.
  2. loại công tơ điện 3 pha.
  3. loại công tơ điện 1 pha.
  4. loại công tơ điện 2 pha.

Câu 15: Dụng cụ nào đo dòng điện xoay chiều, có tích hợp tính năng giống như đồng hồ vạn năng?

  1. Đồng hồ vạn năng.
  2. Ampe kìm.
  3. Công tơ điện.
  4. Aptomat.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây sai về đồng hồ vạn năng?

  1. Đo các thông số điện một chiều.
  2. Đo điện bị quá tải để cắt mạch điện.
  3. Đo cường độ dòng điện.
  4. Đo hiệu điện thế.

Câu 2: Bộ phận nào dưới đây không phải là bộ phận cơ bản của ampe kìm?

  1. Hàm kẹp.
  2. Màn hình hiển thị.
  3. Các cực nối điện.
  4. Thang đo.

Câu 3: Bộ phận nào dưới đây không phải là bộ phận cơ bản của đồng hồ vạn năng?

  1. Nút nguồn.
  2. Vỏ.
  3. Que đo.
  4. Hàm kẹp.

Câu 4: Bước đầu tiên khi tiến hành sử dụng các dụng cụ đo điện như đồng hồ vạn năng hoặc ampe kìm là gì?

  1. Chọn đại lượng đo và thang đo.
  2. Đọc kết quả.
  3. Tiến hành đo.
  4. Ngắt điện trong mạch khi đo.

Câu 5: Khi tiến hành đo đồng hồ vạn năng, 2 đầu đo được đặt ở đâu?

  1. Điểm không cần đo.
  2. 2 điểm cần đo phù hợp.
  3. Bất kỳ điểm nào.
  4. Chỉ cần đặt một đầu đo.

Câu 6: Khi sử dụng đồng hồ vạn năng, que đo màu đen luôn được nối với cổng nào?

  1. Cổng COM.
  2. Cổng bất kỳ tùy thuộc thông số đo.
  3. Cổng màu đỏ.
  4. Cổng màu trắng.

Câu 7: Khi sử dụng đồng hồ vạn năng, nếu chưa biết giá trị đại lượng cần đo thì phải chọn thang đo như thế nào?

  1. Chọn thang đo thấp nhất.
  2. Chọn thang đo cao nhất.
  3. Chọn thang đo có giá trị trung bình.
  4. Không cần chọn thang đo.

Câu 8: Khi sử dụng ampe kìm để đo dòng điện, khi nào cần tắt nguồn?

  1. Trước khi điều chỉnh núm xoay để lựa chọn thang đo.
  2. Khi bấm lẫy mở hàm kẹp của ampe kìm.
  3. Khi đang tiến hành đo dòng điện.
  4. Khi không sử dụng ampe kìm nữa.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Khi sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện áp xoay chiều, cần phải để đồng hồ ở thang đo V  và cần chú ý điều gì khi chọn mức thang đo?

  1. Chọn thang đo ở mức thấp nhất để tiết kiệm thời gian.
  2. Chọn mức thang đo cao nhất để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  3. Chọn mức thang đo lớn hơn nhưng gần giá trị cần đo nhất.
  4. Chọn mức thang đo tùy thuộc vào người đo.

Câu 2: Khi sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở, tại sao không chạm tay vào đầu đo hoặc các phần tử đo?

  1. Để có kết quả đo chính xác.
  2. Để tiết kiệm thời gian.
  3. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  4. Để đồng hồ vạn năng hoạt động đúng cách.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

=> Giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối Bài 2: Dụng cụ đo điện cơ bản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay