Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều Bài 7: kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Trắc nghiệm Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
BÀI 7: KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (11 CÂU)
Câu 1: Các chất dinh dưỡng chủ yếu trong quả nhãn là
- A. vitamin A, vitamin C và đường.
- B. vitamin K, vitamin C và đường.
- C. vitamin B, vitamin E và đường.
- D. vitamin E, vitamin C và đường.
Câu 2: Bộ rễ của cây nhãn thuộc loại rễ nào?
- A. Rễ cọc.
- B. Rễ chùm.
- C. Rễ địa sinh
- D. Rễ khí sinh.
Câu 3: Nhãn là loại thực vật ___________
- A. thân leo.
- B. thân thảo.
- C. thân gỗ.
- D. thân bò.
Câu 4: Hoa nhãn có mấy loại?
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 5: Nhiệt độ thích hợp để nhãn sinh trưởng và phát triển là
- A. 18 – 25oC.
- B. 24 – 26oC.
- C. 25 – 35oC.
- D. 21 - 27oC.
Câu 6: Khối lượng của quả nhãn chín dao động khoảng
- A. 30 - 50g.
- B. 3g - 5g.
- C. 20 - 30g.
- D. 12 - 22g.
Câu 7: Lượng mưa thích hợp cho trồng nhãn là
- A. 1000 - 1200 mm/năm.
- B. 1200 - 1400 mm/năm.
- C. 1200 - 1500 mm/năm.
- D. 1200 - 1600 mm/năm.
Câu 8: Độ pH của đất trồng nhãn bao nhiêu để cây nhãn phát triển tốt?
- A. 4 - 5.
- B. 5 - 8.
- C. 7 - 11.
- D. 5,5 - 6,5.
Câu 9: Độ mặn của đất trồng nhãn bao nhiêu để cây nhãn phát triển tốt?
- A. ≥ 0,2%.
- B. ≤ 0,2%
- C. ≤ 0,1%
- D. ≥ 0,3%
Câu 10: Chọn câu SAI. Các yêu cầu ngoại cảnh đối với cây nhãn là gì?
- A. Nhiệt độ thích hợp từ 21°C - 27°C.
- B. Độ ẩm không khí 50 - 60%
- C. Cây cần đủ ánh sáng, nhưng không ưa ánh sáng mạnh và chịu được bóng râm.
- D. Thích hợp trồng ở đất phù sa là thích hợp nhất, độ pH = 6 - 6,5.
Câu 11: Trong thời kỳ thu hoạch quả lượng phân bón được chia thành bao nhiêu lần trong một năm?
- A. 3.
- B. 4.
- C. 5.
- D. 6.
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Quá trình sinh trưởng của cây nhãn cần nhiều nước khi nào?
- A. Phân hóa mầm hoa.
- B. Phát triển quả.
- C. Phân hóa mầm hoa và phát triển quả.
- D. Sau khi thu hoạch.
Câu 2: Nhãn thuộc nhóm
- A. quả hạch.
- B. quả có vỏ cứng.
- C. quả mọng.
- D. quả đỏ.
Câu 3: Nhiệt độ hoa nhãn có thể thụ phấn, thụ tinh là
- A. 20oC.
- B. 28oC.
- C. 50oC.
- D. 30oC.
Câu 4: Cây nhãn cần nhiều nước trong thời kỳ nào?
- A. Sinh trưởng.
- B. Phát triển cành.
- C. Ra hoa và phát triển của quả.
- D. Nảy mầm.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Loại sâu nào không gây nguy hại cho cây nhãn?
- A. Bọ xít.
- B. Sâu kèn.
- C. Sâu đục thân.
- D. Sâu đục quả.
Câu 2: “Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành nhỏ” là hoạt động nào trong chăm sóc cây nhãn?
- A. Bón phân thúc.
- B. Làm cỏ vun xới.
- C. Tạo hình, sửa cành.
- D. Phòng trừ sâu bệnh.
Câu 3: Thời gian thu hoạch nhãn vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
- A. Trong ngày tạnh ráo, vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
- B. Vào ngày mưa, vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
- C. Vào mùa mưa, buổi trưa, trời nóng.
- D. Vào mùa khô, buổi trưa, trời nóng.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Khi bảo quản nhãn sau khi hái, được đóng gói và đưa đến nơi tiêu thụ hoặc vào kho lạnh bảo quản ở nhiệt độ:
- A. 20 – 30 độ C.
- B. 5 – 10 độ C.
- C. 30 – 40 độ C.
- D. 0 – 5 độ C.
Câu 2: Nên bón thúc cho cây nhãn vào thời gian nào?
- A. Khi ra hoa.
- B. Sau khi thu hoạch quả.
- C. Khi ra hoa và sau khi thu hoạch quả.
=> Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn