Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Ôn tập Chủ đề 3: Các phương pháp gia công cơ khí (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 3: Các phương pháp gia công cơ khí (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3

Câu 1: Phương pháp gia công cắt gọt là gì?

  1. Phương pháp sử dụng lực cắt để tách một phần vật liệu ra khỏi khối lớn hơn.
  2. Phương pháp sử dụng mài mòn để tạo hình và hoàn thiện bề mặt của vật liệu.
  3. Phương pháp sử dụng áp suất cao để gia công vật liệu.
  4. Phương pháp sử dụng nhiệt độ cao để gia công vật liệu.

Câu 2: Phương pháp cắt gọt nào sau đây thường sử dụng dao cắt xoay để tạo ra các chi tiết tròn hoặc hình dạng đối xứng?

  1. Tiện
  2. Mài
  3. Phay
  4. Khoan

Câu 3: Phương pháp cắt gọt nào sau đây thường sử dụng lưỡi cắt có răng để tạo ra các rãnh và hình dạng phức tạp trên bề mặt vật liệu?

  1. Tiện
  2. Mài
  3. Phay
  4. Khoan

Câu 4: Phương pháp cắt gọt nào sau đây thường sử dụng đĩa cắt xoay để tạo ra các chi tiết phẳng và bề mặt thông qua việc cắt và tạo hình?

  1. Tiện
  2. Mài
  3. Phay
  4. Khoan

Câu 5: Phương pháp cắt gọt nào sau đây thường sử dụng mũi khoan xoay để tạo lỗ trên vật liệu?

  1. Tiện
  2. Mài
  3. Phay
  4. Khoan

Câu 6: Khi tiện có mấy loại chuyển động?

  1. 1                                                                     
  2. 2
  3. 3                                                                     
  4. 4

 

Câu 7: Khi tiện, phôi chuyển động như thế nào?

  1. Phôi tịnh tiến
  2. Phôi quay tròn
  3. Phôi tịnh tiến và quay tròn
  4. Đáp án khác

 

Câu 8: Có mấy loại chuyển động tiến dao?

  1. 1                                                                     
  2. 2
  3. 3                                                                     
  4. 4

Câu 9: Chuyển động tiến dao ngang được thực hiện nhờ

  1. Bàn dao ngang
  2. Bàn dao dọc
  3. Phối hợp 2 bàn bao ngang và dọc
  4. Đáp án khác

 

Câu 10: Chuyển động tiến dao dọc được thực hiện nhờ

  1. Bàn dao ngang
  2. Bàn dao dọc
  3. Phối hợp 2 bàn bao ngang và dọc
  4. Đáp án khác

Câu 11: Chuyển động tiến dao phối hợp được thực hiện nhờ

  1. Bàn dao ngang
  2. Bàn dao dọc
  3. Phối hợp 2 bàn bao ngang và dọc
  4. Đáp án khác

Câu 12: Để phoi thoát dễ dàng thì

  1. Góc α phải lớn
  2. Góc β phải nhỏ
  3. Góc γ phải lớn
  4. Góc α phải nhỏ

Câu 13: Góc hợp bởi mặt trước và mặt sau của dao là:

  1. Góc sau
  2. Góc trước
  3. Góc sắc
  4. Tất cả đều sai

Câu 14: Đâu là các bước cơ bản để lập quy trình công nghệ gia công một chi tiết đơn giản?

  1. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết – Lựa chọn phôi – Xác định thứ tự các nguyên công – Lựa chọn thiết bị dụng cụ gia công – Xác định chế độ cắt
  2. Lựa chọn phôi – Nghiên cứu bản vẽ chi tiết – Xác định thứ tự các nghuyên công – Lựa chọn thiết bị dụng cụ gia công – Xác định chế độ cắt
  3. Xác định thứ tự các nghuyên công –  Lựa chọn phôi – Nghiên cứu bản vẽ chi tiết – Lựa chọn thiết bị dụng cụ gia công – Xác định chế độ cắt
  4. Lựa chọn phôi – Xác định thứ tự các nghuyên công – Nghiên cứu bản vẽ chi tiết – Lựa chọn thiết bị dụng cụ gia công – Xác định chế độ cắt

Câu 15: Nghiên cứu bản vẽ chi tiết là gì?

  1. Xác định các đặc điểm cấu tạo, chức năng làm việc, yêu cầu kĩ thuật,...để làm cơ sở lựa chọn phôi và xác định thứ tự các nguyên công
  2. Lựa chọn vật liệu, kích thước và phương pháp chế tạo phôi phù hợp để đảm bảo yêu cầu kĩ thuật
  3. Lựa chọn thiết bị, đồ gả, dụng cụ gia công phù hợp để đảm bảo chất lượng và năng suất.
  4. Lựa chọn chế độ cắt phù hợp cho từng nguyên công để đảm bảo độ chính xác gia công theo vật liệu, phương pháp gia công, dụng cụ cắt,... Chế độ gia công bao gồm chiều sâu gia công, lượng tiến dao và vận tốc cắt

Câu 16: Khả năng gia công của máy phay là

  1. Phay mặt phẳng rãnh chữ nhật, rãnh bán nguyệt, rãnh chữ T
  2. Phay định hình, khoan, khoét, doa
  3. Phay ren, may mặt cong
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 17: Cách chọn mũi khoan

  1. Có đường kính bằng đường kính lỗ cần khoan
  2. Có đường kính lớn hơn đường kính lỗ cần khoan
  3. Có đường kính nhỏ hơn đường kính lỗ cần khoan
  4. Đáp án khác

 

Câu 18: Quy định nào sau đây sai khi nói về an toàn khoan?

  1. Không dùng mũi khoan cùn, không khoan khi mũi khoan và vật khoan chưa được kẹp chặt
  2. Không để vật khoan thẳng góc mũi khoan
  3. Không dùng găng tay khi khoan
  4. Không cúi gần mũi khoan

Câu 19: Nhận định nào sau đây là đúng về bước lựa chọn phôi?

  1. Xác định các đặc điểm cấu tạo, chức năng làm việc, yêu cầu kĩ thuật,...để làm cơ sở lựa chọn phôi và xác định thứ tự các nguyên công
  2. Lựa chọn vật liệu, kích thước và phương pháp chế tạo phôi phù hợp để đảm bảo yêu cầu kĩ thuật
  3. Lựa chọn thiết bị, đồ gả, dụng cụ gia công phù hợp để đảm bảo chất lượng và năng suất.
  4. Lựa chọn chế độ cắt phù hợp cho từng nguyên công để đảm bảo độ chính xác gia công theo vật liệu, phương pháp gia công, dụng cụ cắt,... Chế độ gia công bao gồm chiều sâu gia công, lượng tiến dao và vận tốc cắt

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Gia công kim loại bằng cắt gọt là lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu
  2. Gia công kim loại bằng cắt gọt là lấy đi một phần kim loại của phoi dưới dạng phôi để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu
  3. Gia công kim loại bằng cắt gọt là phương pháp gia công không có phoi
  4. Cả 3 đều đúng

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Để cắt vật liệu phôi phải chuyển động
  2. Để cắt vật liệu dao phải chuyển động
  3. Để cắt vật liệu phôi và dao phải chuyển động tương đối với nhau
  4. Để cắt vật liệu phôi hoặc dao phải chuyển động

Câu 22: Nhận định nào sau đây là đúng về phương pháp tiện?

  1. Phương pháp tiện là phương pháp gia công cắt gọt mà quá trình bóc tách vật liệu trên phôi được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay trogn của phôi với chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt
  2. Phương pháp tiện có hạn chế là quá trình mòn của dụng cụ cắt diễn ra nhanh, khả năng tiết kiệm vật liệu thấp, khả năng tạo hình bị hạn chế,...
  3. Một trong những phương pháp gia công cắt gọt có thời gian gia công ngắn, dễ thao tác và độ chính xác gia công cao
  4. Cả A, B, C

 

Câu 23: Nhận định nào sau đây là đúng về phương pháp phay?

  1. Là một trong hai phương pháp gia công cơ khí được sử dụng phổ biến nhất trong gia công cắt gọt
  2. Thông thường, phương pháp phay chiếm khoảng 20 – 30% trong tổng khối lượng gia công gọt.
  3. Quá trình bóc tách vật liệu trên phôi của phương pháp chay được thực hiện nhờ sự phối hợp giữ chuyển động quay tròn của dao phay với chuyển động tịnh tiến của phôi
  4. Cả A, B, C

Câu 24: Ý kiến nào sau đây không phải ưu điểm của phương pháp đúc?

  1. Đúc vật có khối lượng lớn
  2. Đúc vật có khối lượng nhỏ
  3. Tiết kiệm kim loại
  4. Đúc được tất cả kim loại và hợp kim

Câu 25: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn có ưu điểm là có cơ tính cao.
  2. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn có ưu điểm là tạo được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp.
  3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn có ưu điểm là dễ tự động hóa, cơ khí hóa.
  4. Cả A, B, C đều đúng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ cơ khí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay