Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 19: Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN II: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

CHỦ ĐỀ 6: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG  

BÀI 19: THÂN MÁY VÀ CÁC CƠ CẤU CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Cấu tạo của trục khuỷu gồm mấy bộ phận?

  1. 5 Bộ phận
  2. 6 Bộ phận
  3. 7 Bộ phận
  4. 8 Bộ phận

Câu 2: Trong pít tông có mấy loại xéc măng

  1. 2 loại
  2. 3 loại
  3. 4 loại
  4. 5 loại

Câu 3: Cánh tản nhiệt được bố trí ở vị trí nào?

  1. Thân xilanh của động cơ làm mát bằng nước
  2. Cacte của động cơ làm mát bằng nước
  3. Cacte của động cơ làm mát bằng không khí
  4. Nắp máy của động cơ làm mát bằng không khí

Câu 4: Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt có xupáp được lắp ở đâu?

  1. Nắp máy
  2. Thân máy
  3. Đuôi máy
  4. Bất kì vị trí

Câu 5: Động cơ 2 kì sử dụng cơ cấu phối khí nào dưới đây

  1. Cơ cấu phối khí dùng xu páp treo
  2. Cơ cấu phối khí dùng xu páp đặt
  3. Cơ cấu phối khí dùng van trượt
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Thanh truyền gồm

  1. Đầu nhỏ
  2. Đầu to
  3. Thân
  4. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 7: Thanh truyền là

  1. Chi tiết nối pít tông và xi lanh, thực hiện truyền lực giữa các chi tiết đó
  2. Chi tiết nối pít tông và trục khuỷu, thực hiện truyền lực giữa các chi tiết đó
  3. Chi tiết nối pít tông và thanh truyền, thực hiện truyền lực cho trục khuỷu
  4. Chi tiết nối trục khuỷu và thanh truyền, thực hiện truyền lực cho pít tông

 

Câu 8: Đỉnh pít tông thường có những dạng nào?

  1. Đỉnh bằng, đỉnh lồi, đỉnh lõm
  2. Đỉnh phẳng, đỉnh lồi, đỉnh lõm
  3. Đỉnh bằng, đỉnh nhọn, đỉnh tù
  4. Đỉnh phẳng, đỉnh cong

Câu 9: Nơi trực tiếp nhận lực đẩy của khí cháy là phần:

  1. Đỉnh pít tông
  2. Đầu pít tông
  3. Thân pít tông
  4. Đế pít tông

 

Câu 10: Pít tông gồm những phần chính nào?

  1. Gồm 3 phần chính: nắp, đầu và thân
  2. Gồm 3 phần chính: đỉnh, đầu và thân
  3. Gồm 3 phần chính: đầu, thân và đế
  4. Gồm 3 phần chính: đỉnh, thân và đế

 

Câu 11: Đây là bộ phận nào trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền?

  1. Pít tông
  2. Thanh truyền
  3. Trục khuỷu
  4. Bánh đá

Câu 12: Đây là bộ phận nào trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền?

  1. Pít tông
  2. Thanh truyền
  3. Trục khuỷu
  4. Bánh đá

Câu 13: Đây là bộ phận nào trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền?

  1. Pít tông
  2. Thanh truyền
  3. Trục khuỷu
  4. Bánh đá

Câu 14: Đây là bộ phận nào trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền?

  1. Pít tông
  2. Thanh truyền
  3. Trục khuỷu
  4. Bánh đá

Câu 15: Nguyên lí làm việc của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

  1. Khi động cơ làm việc, pít tông chuyển động tịnh tiến truyền lực cho thanh truyền và làm trục khuỷu quay
  2. Khi động cơ làm việc, trục khuỷu chuyển động tịnh tiến truyền lực cho thanh truyền làm pít tông quay
  3. Khi động cơ làm việc, trục khuỷu chuyển động lắc truyền lực cho thanh truyền làm pít tông chuyển động tịnh tiến
  4. Khi động cơ làm việc, pít tông chuyển động tịnh tiến truyền lực cho thanh truyền làm pít tông chuyển động lắc

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng

  1. Xilanh của động cơ luôn chế tạo rời thân xilanh
  2. Xilanh của động cơ luôn chế tạo liền thân xilanh
  3. Xilanh của động cơ có thể chế tạo rời hoặc đúc liền thân xilanh
  4. Xilanh của động cơ đặt ở cacte

Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai?

  1. Thân máy là chi tiết cố định
  2. Nắp máy là chi tiết cố định
  3. Thân máy và nắp máy là chi tiết cố định
  4. Thân máy là chi tiết cố định, nắp máy là chi tiết chuyển động

Câu 3: Chọn câu sai

  1. Trên nắp máy có lắp bu gi đối với động cơ xăng
  2. Trên nắp máy có lắp vòi phun nhiên liệu đối với động cơ Diesel
  3. Xi lanh ghép với thân máy, nắp máy cùng với pít tông tạp thành không gian làm việc của động cơ.
  4. Nắp máy dùng để đóng mở cửa nạp

Câu 4: “.... có các rãnh để lắp xéc măng khí (để bao khí) và xéc măng dầu (để ngăn dầu bôi trơn từ các te sục lên buồng cháy).

  1. Đỉnh pít tông
  2. Đầu pít tông
  3. Thân pít tông
  4. Đế pít tông

Câu 5: “.... có nhiệm vụ dẫn hướng cho pít tông chuyển động trong xi lanh”

  1. Đỉnh pít tông
  2. Đầu pít tông
  3. Thân pít tông
  4. Đế pít tông

Câu 6: Trên thân pít tông có ........... để lắp chốt pít tông

  1. Lỗ thoát dầu
  2. Lỗ ngang
  3. Lỗ dọc
  4. Lỗ vuông

Câu 7: Chọn câu sai khi nói về bánh đá

  1. Bánh đá giữ cho độ không đồng đều của động cơ nằm trong giới hạn cho phép
  2. Bánh đá là nơi lắp các chi tiết của cơ cấu khởi động như vành răng khởi động
  3. Bánh đá là nơi tiếp nhận lực đẩy cảu khí cháy
  4. Bánh đá thường có các kết cấu như dạng đĩa, dạng vành, dạng vành có nan hoa

Câu 8: Chọn phát biểu sai

  1. Cơ cấu phân phối khí xupap đặt, cửa nạp mở thì xupap đi lên
  2. Cơ cấu phân phối khí xupap treo, cửa nạp mở thì xupap đi xuống
  3. Bánh răng phân phối làm quay trục khuỷu
  4. Cửa nạp mở, lò xo bị nén lại

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng

  1. Cacte luôn chế tạo liền khối
  2. Cacte luôn chế tạo chia làm hai nửa
  3. Cacte có thể chế tạo liền khối hoặc chia làm hai nửa
  4. Nửa trên cacte luôn làm liền với xilanh

3. VẬN DỤNG (8 CÂU)

Câu 1: Thể tích công tác của một xi lanh khi biết thể tích công tác của động cơ 4 xi lanh là 2,4 lít

  1. 0,6 lít
  2. 6 lít
  3. 9,6 lít
  4. 6,4 lít

Câu 2: Cơ cấu phân phối khí xupap đặt khác cơ cấu phân phối khí xupap treo ở chỗ

  1. Không có đữa đẩy
  2. Không có trục cò mổ
  3. Không có cò mổ
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Trên nhãn hệu của các loại xe máy thường ghi 70, 100, 110 ,... Hãy giải thích các số liệu đó

  1. Thể tích toàn phần: 70, 100, 110 cm3
  2. Thể tích buồng cháy: 70, 100, 110 cm3
  3. Thể tích công tác: 70, 100, 110 cm3
  4. Khối lượng của xe máy: 70, 100, 110 cm3

Câu 4: Chi tiết nào sau đây giúp xupap đóng kín cửa nạp, thải?

  1. Cò mổ
  2. Lò xo
  3. Đũa đẩy
  4. Con đội

Câu 5: Chi tiết nào không được bố trí trên nắp máy?

  1. Bugi
  2. Áo nước
  3. Cánh tản nhiệt
  4. Trục khuỷu

Câu 6: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền trong động cơ đốt trong không gồm chi tiết nào sau đây

  1. pít tông
  2. Xi lanh
  3. Thanh truyền
  4. Trục khuỷu

 

Câu 7: Chi tiết nào dưới đây cùng với xilanh và đỉnh piston tạo thành buồng cháy của động cơ?

  1. Pít tông
  2. Thanh truyền
  3. Nắp máy
  4. Thân xilanh

Câu 8: Thân máy và nắp máy được gọi là gì của động cơ?

  1. Cacte
  2. Khung xương
  3. Cánh tản nhiệt.
  4. Không có đáp án đúng

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm...

“…(Nắp xilanh) cùng với…và …tạo thành buồng cháy của động cơ.”

  1. Thân máy, nắp máy, xilanh
  2. Thân máy, xilanh, đỉnh pit-tông
  3. Nắp máy, xilanh, pit-tông
  4. Nắp máy, xilanh, đỉnh pit-tông

Câu 2: Cơ cấu phân phối khí xupap treo có ưu điểm gì?

  1. Cấu tạo buồng cháy phức tạp
  2. Đảm bảo nạp đầy
  3. Thải không sạch
  4. Khó điều chỉnh khe hở xupap

Câu 3: Nguyên nhân hệ thống phối khí bị hư hỏng

  1. Khe hở xu páp quá lớn dẫn tới động cơ khí hoạt động có tiếng gõ lớn
  2. Trục cam bị bó kẹt gây mài mòn lớn
  3. Tiếng gõ lớn do sử dụng nhớt bôi trơn kém chất lượng
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 4: Tại sao cacte không có áo nước hoặc cánh tản nhiệt?

  1. Do cacte xa buồng cháy
  2. Do cacte chứa dầu bôi trơn
  3. Do cacte xa buồng cháy và chứa dầu bôi trơn
  4. Một đáp án khác

 

=> Giáo án Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Bài 19: Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ cơ khí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay