Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 cánh diều Ôn tập Chủ đề 5: Giới thiệu chung về cơ khí động lực (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 5: Giới thiệu chung về cơ khí động lực (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5

Câu 1: Cơ khí động lực là gì?

  1. Là ngành nghề chuyên về sửa chữa và bảo dưỡng máy móc.
  2. Là ngành kỹ thuật nghiên cứu và phát triển các hệ thống cơ khí.
  3. Là lĩnh vực liên quan đến thiết kế, chế tạo và vận hành các máy móc và hệ thống cơ khí.
  4. Là ngành nghề chuyên về lắp ráp và vận hành ô tô.

Câu 2: Cơ khí động lực bao gồm các phần tử chính sau:

  1. Động cơ, bộ truyền động, hệ thống điều khiển.
  2. Máy nén, bộ truyền động, hệ thống điều khiển.
  3. Động cơ, bộ truyền động, hệ thống làm lạnh.
  4. Máy phát điện, bộ truyền động, hệ thống điều khiển.

Câu 3: Mục đích chính của cơ khí động lực là gì?

  1. Tối ưu hóa hiệu suất và năng suất của hệ thống cơ khí.
  2. Giảm thiểu sự cố hỏng hóc và sửa chữa.
  3. Thiết kế các máy móc và hệ thống cơ khí tiết kiệm năng lượng.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 4: Cơ khí động lực có ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nào?

  1. Ô tô và xe máy.
  2. Công nghiệp sản xuất.
  3. Hàng không và vũ trụ.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 5: Ngành nghề nào chuyên về thiết kế, chế tạo và vận hành các hệ thống cơ khí động lực?

  1. Kỹ sư cơ khí động lực.
  2. Kỹ thuật viên ô tô.
  3. Kỹ sư điện tử.
  4. Kỹ thuật viên bảo trì và sửa chữa.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải vai trò của chẩn đoán trong bảo dưỡng và sửa chữa ô tô?

  1. Khoanh vùng hư hỏng một cách nhanh chóng
  2. Rút ngắn thời gian xe nằm chờ
  3. Tăng tính cạnh trạnh
  4. Tăng giá thành sửa chữa

Câu 7: Người làm nghề bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực phải trang bị những kiến thức gì?

  1. Phải có kiến thức chuyên môn và được đào tạo tay nghề về máy, thiết bị gia công cơ khí với những kiến thức, kĩ năng của ngành cơ khí làm nền tảng.
  2. Không những có kiến thức chuyên môn về cơ khí, máy động lực mà còn phải có kiến thức về các phần mềm máy tính như CAD, CAE,...để hỗ trợ cho công việc thiết kế
  3. Phải có kiến thức, kinh nghiệm cũng như năng lực vận hành về máy, thiết bị cơ khí động lực
  4. Phải có kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng vận hành cũng như khả năng phán đoán phát hiện các lỗi, hỏng hóc của máy, thiết bị và đưa ra được phương án khắc phục

Câu 8: Người làm nghề thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực phải trang bị những kiến thức gì?

  1. Phải có kiến thức chuyên môn và được đào tạo tay nghề về máy, thiết bị gia công cơ khí với những kiến thức, kĩ năng của ngành cơ khí làm nền tảng.
  2. Không những có kiến thức chuyên môn về cơ khí, máy động lực mà còn phải có kiến thức về các phần mềm máy tính như CAD, CAE,...để hỗ trợ cho công việc thiết kế
  3. Phải có kiến thức, kinh nghiệm cũng như năng lực vận hành về máy, thiết bị cơ khí động lực
  4. Phải có kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng vận hành cũng như khả năng phán đoán phát hiện các lỗi, hỏng hóc của máy, thiết bị và đưa ra được phương án khắc phục

Câu 9: Người làm bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực phải trang bị những kiến thức gì?

  1. Phải có kiến thức chuyên môn và được đào tạo tay nghề về máy, thiết bị gia công cơ khí với những kiến thức, kĩ năng của ngành cơ khí làm nền tảng.
  2. Không những có kiến thức chuyên môn về cơ khí, máy động lực mà còn phải có kiến thức về các phần mềm máy tính như CAD, CAE,...để hỗ trợ cho công việc thiết kế
  3. Phải có kiến thức, kinh nghiệm cũng như năng lực vận hành về máy, thiết bị cơ khí động lực
  4. Phải có kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng vận hành cũng như khả năng phán đoán phát hiện các lỗi, hỏng hóc của máy, thiết bị và đưa ra được phương án khắc phục

Câu 10: Xe nào sau đây không thuộc lại xe chuyên dụng thường gặp?

  1. Xe lâm nghiệp
  2. Xe nông nghiệp
  3. Ô tô
  4. Xe công trình

Câu 11: Máy cơ khí động lực điển hình không được phân biệt thành loại phương tiện nào?

  1. ô tô và xe chuyên dụng
  2. Tàu thủy
  3. Máy bay
  4. Khinh khí cầu

Câu 12: Máy sau thuộc nhóm các máy cơ khí động lực nào?

  1. Ô tô
  2. Xe chuyên dụng
  3. Tàu thủy
  4. Máy bay

Câu 13: Xe quân sự, xe công trình thuộc nhóm các loại máy cơ khí động lực nào?

  1. ô tô
  2. Xe chuyên dụng
  3. Tàu thủy
  4. Máy bay

Câu 14: Người làm công việc sản xuất lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực làm việc tại đâu?

  1. Trung tâm nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí động lực
  2. Nhà máy sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực
  3. Các cơ sở dịch vụ kĩ thuật và các phân xưởng sửa chữa máy cơ khí động lực thuộc các doanh nghiệp lớn.
  4. Trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa các máy cơ khí động lực

Câu 15: Người làm công việc nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm cơ khí động lực làm việc tại đâu?

  1. Trung tâm nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí động lực
  2. Nhà máy sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực
  3. Các cơ sở dịch vụ kĩ thuật và các phân xưởng sửa chữa máy cơ khí động lực thuộc các doanh nghiệp lớn.
  4. Trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa các máy cơ khí động lực

Câu 16: Nghề nào sau đây thuộc ngành cơ khí?

  1. Sửa chữa
  2. Cơ khí chế tạo
  3. Chế tạo khuôn mẫu
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 17: Người lao động thuộc ngành cơ khí là người trưc tiếp tham gia vào

  1. Thiết kế
  2. Vận hành
  3. Bảo dưỡng
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 18: Ngoài máy móc cơ khí động lực còn bao gồm

  1. Tàu hỏa
  2. Trạm nguồn
  3. Hệ thống thủy lực
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 19: Hệ thống cơ khí động lực hoạt động trong không trung là

  1. Tàu vũ trụ
  2. Tàu thủy
  3. Ô tô
  4. Máy công nghiệp

Câu 20: Đặc điểm của máy bay là

  1. Chuyển động nhanh
  2. Đòi hỏi hạ tầng phức tạp
  3. Phù hợp với những vùng ít dân cư
  4. Phù hợp khi di chuyển ở khoảng cách xa trong thời gian hạn chế

Câu 21: Đặc điểm nào sau đây không có ở tàu thủy

  1. Có sức chuyên chở rất lớn
  2. Thường sử dụng trong vận tải hàng hóa quốc tế
  3. Tốc độ chuyển động rất nhanh
  4. Cần đến hạ tầng cụm cảng lớn

Câu 22: Đâu là đặc điểm của máy phát điện?

  1. sử dụng động cơ đốt trong thường trang bị cho các trạm phát điện dự phòng tại doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,...
  2. được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực cấp thoát nước, tưới tiêu cây trồng, phòng cháy chữa cháy,...
  3. làm chặt đất
  4. được sử dụng phổ biến trên các công trường khai thác khoáng sản, các công trình xây dựng.

Câu 23: Thiết kế kĩ thuật cơ khi động lực là nghề gì?

  1. Nghề nghiệp của những người thực hiện công việc xây dựng các bản vẽ, tính toán, mô phỏng,... các sản phẩm máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực
  2. Người làm nghề này cần phải có kiến thức chuyên môn và được đào tạo tay nghề về máy, thiết bị gia công cơ khí với những kiến thức, kĩ năng của ngành cơ khí làm nền tảng.
  3. Thực hiện lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết để tạo thành cụm lắp ráp hoặc máy hoàn chỉnh
  4. Thực hiện các công việc kiểm tra, chẩn đoán, sữa chữa, thay thế, điều chỉnh,... các bộ phần của máy, thiết bị cơ khí động lực

Câu 24: Nghề chế tạo máy, thiết bị cơ khí động lực thực hiện những công việc gì?

  1. Nghề nghiệp của những người thực hiện công việc xây dựng các bản vẽ, tính toán, mô phỏng,... các sản phẩm máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực
  2. Thực hiện các công việc gia công, chế tạo,...các máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực
  3. Thực hiện lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết để tạo thành cụm lắp ráp hoặc máy hoàn chỉnh
  4. Thực hiện các công việc kiểm tra, chẩn đoán, sữa chữa, thay thế, điều chỉnh,... các bộ phần của máy, thiết bị cơ khí động lực

Câu 25: Nghề lắp rắp máy, thiết bị cơ khí động thực hiện những công việc gì?

  1. Nghề nghiệp của những người thực hiện công việc xây dựng các bản vẽ, tính toán, mô phỏng,... các sản phẩm máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực
  2. Thực hiện các công việc gia công, chế tạo,...các máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực
  3. Thực hiện lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết để tạo thành cụm lắp ráp hoặc máy hoàn chỉnh
  4. Thực hiện các công việc kiểm tra, chẩn đoán, sữa chữa, thay thế, điều chỉnh,... các bộ phần của máy, thiết bị cơ khí động lực

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ cơ khí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay