Phiếu trắc nghiệm đạo đức 4 Chân trời bài 11: Quyền trẻ em
Bộ câu hỏi trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Quyền trẻ em. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án đạo đức 4 chân trời sáng tạo
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Quyền trẻ em là gì?
- Là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.
- Là những quy định bắt buộc trẻ em phải tuân theo, không được làm trái.
- Là những mong muốn của trẻ em về các nhu cầu cơ bản.
- Là những việc trẻ em phải thực hiện để phát triển đầy đủ.
Câu 2: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em?
- Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
- Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.
- Quyền được bảo vệ để không bị đánh đập.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Gia đình, nhà trường và xã hội đều khuyến khích trẻ em học tập tốt là quyền nào của trẻ em?
- Quyền được bảo vệ.
- Quyền được chăm sóc.
- Quyền được phát triển.
- Quyền được vui chơi, giải trí.
Câu 4: Ý kiến nào dưới đây không đúng về quyền của trẻ em?
- Là cơ sở để tự bảo vệ mình.
- Cho phép trẻ em làm những gì mình thích.
- Giúp cho trẻ được sống an toàn, hạnh phúc.
- Tạo điều kiện để trẻ em được phát triển toàn diện.
Câu 5: Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền của trẻ em?
- Không bắt trẻ em làm việc quá sức.
- Các em được nói và viết lên những suy nghĩ của mình.
- Các em được hỗ trợ sách vở đến trường.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 6: Việc làm nào sau đây vi phạm quyền trẻ em?
- Trẻ em được tự do vui chơi, giải trí.
- Người lớn có quyền đánh đập, bạo hành khi trẻ em hư.
- Trẻ em được nghỉ hè, đi tham quan, nghỉ mát.
- Trẻ em được hỗ trợ sách vở đến trường.
Câu 7: Trẻ em có quyền đi học hay không?
- Có
- Không
Câu 8: Trẻ em là để yêu thương đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 9: Trong nhà trường, trẻ em có những quyền gì?
- Học tập.
- Vui chơi.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về?
- Đời sống riêng tư.
- Bí mật cá nhân.
- Bí mật gia đình.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Trẻ em được hưởng những quyền lợi nào?
- Quyền được đăng ký giấy khai sinh.
- Quyền được khám và chữa bệnh.
- Quyền được vui chơi, giải trí.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Đâu không phải là quyền của trẻ em?
- Được học tập và giáo dục.
- Được phát triển tài năng, năng khiếu.
- Đánh đập người khác.
- Vui chơi, giải trí.
Câu 3: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
- Trẻ em không có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khoẻ.
- Trẻ em có thể nghỉ học để làm việc kiếm tiền.
- Trẻ em có thể tự do vui chơi, giải trí.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 4: Em đồng tình với hành vi nào dưới đây?
- Đánh đập, hành hạ trẻ em.
- Nhắc nhở khi trẻ em lười học.
- Yêu cầu trẻ em làm những công việc nặng nhọc.
- Không cho trẻ em đi học.
Câu 5: Ý kiến nào dưới đây là đúng?
- Trẻ em có quyền vui chơi không cần làm việc gì.
- Cho con đi học hay không là quyền của cha mẹ.
- Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân.
- Trẻ em chỉ cần học, không cần tham gia các hoạt động khác.
Câu 6: Ý kiến nào dưới đây là sai?
- Trẻ em không cần làm những công việc nặng nhọc.
- Trẻ em chỉ cần học, không cần tham gia các hoạt động khác.
- Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em đều bị trừng phạt nghiêm khắc.
- Trẻ em được bày tỏ nguyện vọng, ước mơ của mình.
Câu 7: Phải thực hiện quyền trẻ em vì đó là những quyền cơ bản của con người đúng hay sai?
- Đúng.
Câu 8: Trẻ em có quyền quyên góp, ủng hộ quần áo, sách vở cho các bạn ở vùng bị lũ lụt hay không?
- Có
- Không
Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Trẻ em có quyền …, tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi”?
- Giáo dục, học tập.
- Vui chơi, giải trí.
- Sống.
- Chăm sóc sức khoẻ.
Câu 10: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
- Trẻ em không cần phải làm gì vì còn nhỏ.
- Trẻ em có quyền được bảo vệ.
- Trẻ em có quyền được chăm sóc, giáo dục để trở thành một người tốt.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
III. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Em phát hiện có một bạn trong lớp bị các bạn xa lánh, không chơi cùng. Em sẽ thực hiện quyền của trẻ em như thế nào trong tình huống này?
- Em sẽ chơi cùng bạn vì trẻ em có quyền vui chơi, giải trí hoạt động.
- Em sẽ chơi cùng bạn vì trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng.
- Em sẽ chơi cùng bạn vì trẻ em có quyền được bảo vệ.
- Em sẽ chơi cùng bạn vì trẻ em có quyền được chăm sóc.
-----------Còn tiếp --------
=> Giáo án đạo đức 4 chân trời bài 11: Quyền trẻ em