Phiếu trắc nghiệm HĐTN 4 kết nối chủ đề 6: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 21

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 6: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 21. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 6: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

Tuần 21

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Hành vi xâm hại trẻ em là gì?

  1. Hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác
  2. Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý
  3. Là hành vi gây bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán
  4. Là các hành vi gây thương tổn

Câu 2: Hành vi nào trong các hành vi dưới đây làm tổn thương trẻ em?

(1): Đánh đập trẻ em

(2): Lạm dụng sức lao động trẻ em

(3): Chăm sóc, yêu thương trẻ em

(4): Lăng mạ, xúc phạm

(5): Nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tốt

  1. 1 – 2 – 3
  2. 1 – 2 – 4
  3. 2 – 3 – 4
  4. 3 – 4 – 5

Câu 3: Có bao nhiêu hình thức xâm hại trẻ em??

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 4: Đâu là hình thức xâm hại trẻ em?

  1. Xâm hại thân thể
  2. Xâm hại tinh thần
  3. Xâm hại tinh dục
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Đâu là hành vi xâm hại trẻ em?

  1. Đụng chạm cơ thể.
  2. Nhốt vào phòng tiêng
  3. Ép đi xin tiền, bỏ đói
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Bạo lực trẻ em có được xem là hành vi xâm hại trẻ em không?

  1. Không
  2. Có vì đó là hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần như đánh đập, xâm hại tình dục, lợi dụng hay bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ

Câu 7: Vậy hành nào dưới đây được coi là bạo lực trẻ em?

  1. Đánh, đấm, tát, giật tóc, đẩy ngã, lao động quá sức.
  2. Đổ lỗi, mắng, đòi hỏi quá khả năng của trẻ, đối xử không công bằng, đe dọa trẻ em, hạ thấp nhân phẩm
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 8: Hậu quả của các hành vi xâm phạm đối với trẻ em là gì?

  1. Ảnh hưởng về sức khỏe, thể xác của trẻ
  2. Hình thành các suy nghĩ và hành động tiêu cực
  3. Có thể giảm thành tích học tập, thiếu tự tin không muốn tham gia vào các hoạt động chung
  4. Tất cả đáp án trên

Câu 9: Đâu là nguyên nhân khiến trẻ em có nguy cơ bị xâm hại?

  1. Trẻ em cón thiếu hiểu biết cũng như các kỹ năng bảo vệ mình
  2. Gia đình, cha mẹ chưa đủ quan tâm đến con cái cũng như còn thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm chia sẻ vấn đề giới tính với trẻ em.
  3. Công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn chưa hiệu quả.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 10: Khi phát hiện hành vi xâm hại trẻ em, em nên làm gì?

  1. Không quan tâm vì đó không phải là việc của mình
  2. Tìm kiếm ngay sự giúp đỡ từ người lớn để ngăn chặn hành vi đó
  3. A sai, B đúng
  4. A đúng, B sai
  1. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là hành vi xâm hại trẻ em?

  1. Chăm sóc, yêu thương trẻ em
  2. Nhốt vào phòng riêng và đánh đập
  3. Ép đi xin tiền, bỏ đói
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 2: Chọn đáp án sai?

  1. Các hành vi xâm hại trẻ em có thể ảnh hưởng về sức khỏe, thể xác của trẻ
  2. Các hành vi xâm hại trẻ em có thể hình thành các suy nghĩ và hành động tiêu cực
  3. Các hành vi xâm hại trẻ em không có ảnh hưởng gì đến trẻ em
  4. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 3: Đâu là cách bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm hại?

  1. Thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành

mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em.

  1. Không có cách nào cả, để trẻ em tự giải quyết
  2. A đúng, B sai
  3. A sai, B đúng

Câu 4: Quan sát tranh dưới đây và cho biết đây là hành vi gì đối với trẻ em?

  1. Hành vi đánh đập trẻ em
  2. Hành vi quát mắng, lăng mạ và xúc phạm trẻ em
  3. Hành vi lạm dụng sức lao động ở trẻ em
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Chọn đáp án đúng?

  1. Nạn nhân bị xâm hại không chỉ là trẻ em gái mà mà còn có thể là trẻ em trai
  2. Xâm hại tình dục, bạo hành trẻ em không chỉ gây tổn thương nặng nề đến thể chất, tinh thần và hành vi của trẻ, mà thậm chí còn làm trẻ bị tử vong hoặc khiến trẻ bị trầm cảm, tự tử, hoặc tự gây tổn thương cho bản thân
  3. Tuyên truyền, giáo dục giới tính cho trẻ là một việc làm rất cần thiết để hạn chế nguy cơ trẻ em bị xâm hại tình dục
  4. Cả ba phương án trên
  1. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Khi phát hiện hành vi bạo lực trẻ em, em sẽ làm gì?

  1. Khuyên giải, nếu không được thì thôi
  2. Can ngăn nếu không được thì tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn
  3. Không quan tâm vì đó không phải là việc của mình
  4. Tất cả các phương án trên đều sai

Câu 2: Em đang ở nhà một mình, có một anh thanh niên đến nhà nói là ngiời quen của bố mẹ em, muốn vào nhà đợi bố mẹ em về để gặp và nói chuyện. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

  1. Không cho anh ấy vào nhà, gọi điện báo cho bố mẹ
  2. Mở cửa cho anh ấy vào nhà đợi bố mẹ
  3. Mở cửa cho anh ấy vào nhà, gọi điện báo cho bố mẹ
  4. Mở cửa chạy ra bên ngoài để tìm bố mẹ

Câu 3: Khi có người lạ ôm sát người và kéo tay em, em sẽ làm gì?

  1. Hô to, đẩy người đó ra
  2. Chạy nhanh đến chỗ đông người
  3. Chỉ biết khóc
  4. A và B đúng
  1. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: “Vùng đồ bơi” là cụm từ để chỉ điều gì?

  1. Phần vùng kín được che chắn khi mặc đồ bơi
  2. Nơi chuyên bán quần áo, dụng cụ bơi

--------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án HĐTN 4 kết nối Chủ đề 6: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 21

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay