Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời Ôn tập Chương 1: Cấu tạo nguyên tử (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Cấu tạo nguyên tử (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

(PHẦN 2 – 25 CÂU)

Câu 1: Nguyên tố hóa học là

  1. tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
  2. tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số nơtron trong hạt nhân.
  3. tập hợp những nguyên tử khác loại, có cùng số nơtron trong hạt nhân.
  4. tập hợp những nguyên tử khác loại, có số proton luôn nhiều hơn số nơtron trong hạt nhân.

Câu 2: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng

  1. Các electron có năng lượng bằng nhau được xếp và cùng một phân lớp
  2. Các electron có năng lượng bằng nhau được xếp và cùng một lớp
  3. Các electron có năng lượng gần bằng nhau được xếp và cùng một phân lớp
  4. Các electron có năng lượng khác nhau được xếp và cùng một lớp

Câu 3: Một nguyên tử có 12 proton và 12 nơtron trong hạt nhân. Điện tích của ion tạo thành khi nguyên tử này bị mất 2 electron là

  1. 2+
  2. 12+
  3. 24+
  4. 10+.

Câu 4:  Khẳng định đúng là

  1. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số electron (E)
  2. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) + số electron (E)
  3. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số neutron (N)
  4. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số neutron (N) = số electron (E)

Câu 5: Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây?

  1. Ca
  2. Fe
  3. Na
  4. K

Câu 6: Về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là sai ?

  1. Các (e) ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau
  2. Các (e) ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất
  3. Các (e) ở lớp K có mức năng lượng cao nhất
  4. Các (e) ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất

Câu 7: Một nguyên tử (X) có 13 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:

  1. 78,26.1023gam
  2. 21,71.10-24gam.
  3. 27 đvC
  4. 27 gam

Câu 8: Một nguyên tử (X) có 13 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:

  1. 78,26.1023gam
  2. 21,71.10-24gam.
  3. 27 đvC
  4. 27 gam

Câu 9: Cho nguyên tử khối của Bari là 137. Tính khối lượng thực nguyên tố trên.

  1. mBa=2,234.10-24g
  2. mBa=2,27.10-22g
  3. mBa=1,345.10-23kg
  4. mBa=2,7298.10-21g

Câu 10: Sự phân bố electron trong một orbital dựa vào nguyên lí hay quy tắc nào sau đây?

  1. Nguyên lí vững bền
  2. Nguyên lí Pauli
  3. Quy tắc Pauli
  4. Quy tắc Hund

Câu 11: Biết công thức thể tích hình cầu là : V= πr3 ( r là bán kính hình cầu). Hạt nhân nguyên tử hidro có bán kính gần đúng bằng 10−15m. Xác định thể tích của hạt nhân nguyên tử hidro?

  1. 4,190.10-45m3
  2. 2,905.10-45m3
  3. 6,285.10-45m3
  4. 2,514.10-45m3

Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố magnesium (Mg) có 12 proton và 12 neutron. Nguyên tử khối của Mg là

  1. 12 amu
  2. 24 amu
  3. 36 amu
  4. 6 amu

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố X có nguyên tử khối gấp 7 lần của nguyên tử nguyên tố hidro, đó là nguyên tử nguyên tố nào. Cho biết số p và số e

  1. Liti, số p=số e=3
  2. Be, số p=số e= 4
  3. Liti, số p=số e=7
  4. Natri, số p=số e=11

Câu 14: Cấu hình electron nào sau đây viết sai?

  1. 1s22s22p5.
  2. 1s22s22p63s23p64s1
  3. 1s22s22p63s23p63d34s2
  4. 1s22s22p63s23p64s24p5

Câu 15: Kim loại crom có cấu trúc tinh thể, với phần rỗng chiếm 32%. Khối lượng riêng của crom là d = 7,19 g/cm3. Bán kính nguyên tử của crom là: (cho biết Cr: 52g/mol).

  1. 1,52 A0
  2. 1,52 nm
  3. 1,25nm 
  4. 1,25A0

Câu 16: Khẳng định sai là

  1. Các phân lớp s2, p6, d10, f14chứa đủ số electron tối đa gọi là phân lớp bão hòa.
  2. Các phân lớp s1, p3, d5, f7chứa một nửa số electron tối đa gọi là phân lớp nửa bão hòa.
  3. Các phân lớp chưa đủ số electron tối đa gọi là phân lớp chưa bão hòa.
  4. Trong cùng một phân lớp chưa bão hòa, các electron sẽ phân bố vào các orbital sao cho số electron độc thân là tối thiểu.

Câu 17: Hợp chất XY2 phổ biến trong sử dụng để làm cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ. Mỗi phân tử XYcó tổng các hạt proton, neutron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hóa học của X, Y.

  1. X là đồng (Cu); Y là lưu huỳnh (sulfur, S).
  2. X là lưu huỳnh (s); Y là sắt (Fe).
  3. X là sắt (iron, Fe); Y là lưu huỳnh (sulfur, S).
  4. X là sắt (iron, Fe); Y là Oxi (oxi, O).

Câu 18: X được dùng để làm vỏ phủ vệ tinh nhân tạo hay khí cầu nhằm tăng nhiệt độ nhờ có tính hấp thụ bức xạ điện từ mặt trời khá tốt. Y là một trong những thành phần để điều chế nước Javen tẩy trắng quần áo, vải sợi. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Tìm các nguyên tố X và Y.

  1. X là Cl, Y là Al
  2. X là Al, Y là Cl
  3. X là Fe, Y là Cl
  4. X là Cl, Y là Fe

Câu 19: Nguyên tử kẽm (Zn) có nguyên tử khối bằng 65u. Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, với bán kính r = 2×10-15 m. Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm là bao nhiêu tấn trên một centimet khối (tấn/cm3)?

  1. 3,55.109(tấn/ cm3)
  2. 2,44.109(tấn/ cm3)
  3. 1,22.109(tấn/ cm3)
  4. 3,22.109(tấn/ cm3)

Câu 20: Cho nguyên tử Fe có Z = 26. Cấu hình electron của nguyên tử Fe là

  1. 1s22s22p6 3s2 3p6 3d8
  2. 1s22s22p6 3s2 3p6 4d8
  3. 1s22s22p6 3s2 3p6 4s2 3d6
  4. 1s22s22p6 3s2 3p6 3d6 4s2

Câu 21: Boron là nguyên tố có nhiều tác dụng đối với cơ thể người như: làm lành vết thương, điều hòa nội tiết sinh dục, chống viêm khớp, ... Do ngọn lửa cháy có màu lục đặc biệt nên boron vô định hình được dùng làm pháo hoa. Boron có hai đồng vị là 10B và 11B, nguyên tử khối trung bình là 10,81. Tính phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị của boron.

  1. 10B là 19% và 11B là 81%
  2. 10Blà 81% và 11B là 19%
  3. 10Blà 91% và 11B là 9%
  4. 10Blà 9% và 11B là 91%

Câu 22: Cho các cấu hình electron của một số nguyên tử nguyên tố như sau:

(1) 1s22s22p6

(2) 1s22s22p63s2

(3) 1s22s22p63s23p63d64s2

(4) 1s22s22p63s23p63d14s2

(5) 1s22s22p63s23p4

(6) 1s22s22p63s23p5

Số lượng các nguyên tố kim loại trong số các nguyên tố ở trên là

  1. 2
  2. 1
  3. 4
  4. 3

Câu 23: Một loại khí clo có chứa 2 đồng vị ;   . Cho Cl2 tác dụng với H2 rồi lấy sản phẩm hoà tan vào nước thu được dung dịch X. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau :

Phần thứ nhất cho tác dụng vừa đủ với 125 ml dung dịch Ba(OH)2 0,88M.

Phần thứ hai cho tác dụng với AgNO3 vừa đủ ta thu được 31,57 gam kết tủa.

Thành phần % số nguyên tử của đồng vị  ;  lần lượt là:

  1. 75% và 25%
  2. 25% và 75%
  3. 30% và 70%
  4. 70% và 30%

Câu 24: Đồng vị phóng xạ cobalt (Co – 60) phát ra tia γ có khả năng đâm xuyên mạnh, dùng điều trị các khối u ở sâu trong cơ thể. Cobalt có ba đồng vị:  (chiếm 98%),  và  ; nguyên tử khối trung bình là 58,982. Xác định hàm lượng % của đồng vị phóng xạ Co – 60.

  1. 0,05%
  2. 0,1%
  3. 0,12%
  4. 0,2%

Câu 25: Tổng số proton, notron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố X và M lần lượt là 52 và 82. M và X tạo hợp chất MXa, trong phân tử của hợp chất đó tổng số proton của các nguyên tử là 77. Xác định công thức của MXa. Biết trong X có tỉ lệ notron: proton ≤ 1,22.

  1. FeCl3
  2. AlCl3
  3. FeBr3
  4. AlBr3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoá học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay