Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời Ôn tập Chương 3: Liên kết hoá học (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Liên kết hoá học (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Liên kết ion được hình thành bởi

  1. lực hút tĩnh điện giữa hai ion âm.
  2. lực hút tĩnh điện giữa hai ion dương.
  3. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
  4. lực đẩy giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Câu 2: Liên kết giữa hai nguyên tử được hình thành bởi một cặp electron chung được gọi là

  1. liên kết ba
  2. liên kết đôi
  3. liên kết bội
  4. liên kết đơn

Câu 3: Trong phân tử, khi các electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các

  1. một ion âm
  2. lưỡng cực vĩnh viễn
  3. lưỡng cực cảm ứng
  4. lưỡng cực tạm thời

Câu 4: Nguyên tử sodium có Z = 11. Xu hướng cơ bản của nguyên tử sodium khi hình thành liên kết hóa học là

  1. nhường 1 electron.
  2. nhường 2 electron.
  3. nhận 2 electron.
  4. nhận 1 electron.

Câu 5: Liên kết ion thường được hình thành khi

  1. kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình
  2. 2 phi kim điển hình tác dụng với nhau
  3. kim loại điển hình tác dụng với khí hiếm
  4. phi kim điển hình tác dụng với khí hiếm

Câu 6: Ở điều kiện thường, hợp chất ion thường tồn tại ở dạng

  1. rắn hoặc khí.
  2. tinh thể rắn.
  3. lỏng
  4. khí

Câu 7: Các AO xen phủ tạo liên kết đơn trong phân tử Cl2 là

  1. 1 AO s và 1 AO p xen phủ trục tạo liên kết đơn
  2. 2 AO ps xen phủ bên tạo liên kết đơn
  3. 2 AO p xen phủ trục tạo liên kết đơn
  4. 2 AO s xen phủ trục tạo liên kết đơn

Câu 8: Liên kết hydrogen là

  1. liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
  2. liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử.
  3. liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng.
  4. liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử.

Câu 9: Khi nguyên tử oxygen nhận thêm 2 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?

  1. Argon (Ar)
  2. Neon (Ne)
  3. Krypton (Kr)
  4. Helium (He)

Câu 10: Liên kết ion trong hợp chất KCl tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa

  1. cation K2+ và anion Cl2−
  2. cation Kvà anion Cl
  3. cation Clvà anion K
  4. cation Cl2+ và anion K2−

Câu 11: Tính chất nào không phải của các hợp chất ion?

  1. Khó bay hơi ở nhiệt độ thường
  2. Khó nóng chảy
  3. Chất lỏng
  4. Khá giòn

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng về liên kết cộng hóa trị?

  1. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
  2. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai phần tử mang điện trái dấu.
  3. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai ion.
  4. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai nguyên tử cộng chung mỗi nguyên tử một đôi electron.

Câu 13: HF có nhiệt độ sôi cao hơn HBr là vì

  1. Khối lượng phân tử của HF nhỏ hơn HBr
  2. Năng lượng liên kết H – F lớn hơn H – Br
  3. Giữa các phân tử HF có liên kết hydrogen còn HBr thì không
  4. Cả A, B và C đều sai

Câu 14: Theo quy tắc octet, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử nào?

  1. Kim loại nhóm IA
  2. Kim loại nhóm IIA
  3. Nhóm halogen
  4. Khí hiếm

Câu 15: Hợp chất nào dưới đây là hợp chất ion?

  1. NaCl
  2. N2
  3. H2O
  4. CO2

Câu 16: Hợp chất ion nào sau đây được tạo nên bởi các ion đa nguyên tử?

  1. CuSO4.
  2. Na2CO3.
  3. NH4NO3.
  4. NaCl.

Câu 17: Liên kết trong phân tử nào dưới đây là liên kết đôi?

  1. O2
  2. NH3
  3. HCl
  4. N2

Câu 18: Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại số loại liên kết hydrogen là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 19: Nguyên tử Al (Z = 13) có xu hướng

  1. nhường 3 electron.
  2. nhận 5 electron.
  3. nhường 5 electron.
  4. nhận 3 electron.

Câu 20: Ở điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở dạng

  1. chất lỏng
  2. chất khí
  3. tinh thể rắn
  4. rắn, lỏng hoặc khí

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng?

Hợp chất tạo nên bởi ion Fe3+ và O2- là hợp chất

(a) cộng hóa trị

(b) ion

(c) có công thức Fe2O3

(d) có công thức Fe3O2

  1. (a) và (b).
  2. (b) và (c).
  3. (c) và (d).
  4. (b) và (d).

Câu 22: Dựa vào độ âm điện, liên kết trong phân tử nào dưới đây là liên kết cộng hóa trị không cực?

  1. H2O
  2. NaCl
  3. CH4
  4. HCl

Câu 23: Trong dãy HX, các acid HCl, HBr, HI là axit mạnh nhưng HF là axit yếu. Đó là do

  1. khối lượng phân tử HF nhỏ hơn nhiều so với các acid khác
  2. trong phân tử HF có tương tác van der Waals.
  3. trong phân tử HF có liên kết hydrogen.
  4. năng lượng liên kết của H-F lớn hơn nhiều các liên kết H-X khác.

Câu 24: Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +12. Khi hình thành liên kết hóa học X có xu hướng

  1. Nhận 2 electron
  2. Nhường 2 electron
  3. Nhận 6 electron
  4. Nhận 8 electron

Câu 25: Liên kết ion là loại liên kết phổ biến trong

  1. các hợp chất được tạo nên từ kim loại điển hình và phi kim điển hình
  2. các hợp chất được tạo nên từ 2 phi kim điển hình
  3. các hợp chất được tạo nên từ 2 kim loại điển hình
  4. các đơn chất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoá học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay